Font Chữ Hán Nôm Dành Cho In Sớ

iScan cung cấp cho bạn bộ font chữ Hán Nôm đầy đủ nhất. Đây là món quà dành cho người yêu thích Hán Nôm, viết Thư pháp hoặc Viết sớ Hán Nôm bằng các phần mềm viết sớ.

Chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字). Chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật, có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn. Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể (正體字) và chữ Giản thể (簡體字).

Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau: Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư. 

☼ Tải về: Font chữ Hán Nôm

Thảo thư

Thảo thư (草書, cǎoshū, sousho)

Hay chữ thảo là một kiểu viết chữ Hán của thư pháp Trung Hoa. Thảo thư có bút pháp phóng khoáng và tốc độ viết chữ nhanh hơn. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại.

Mức độ đơn giản hóa của chữ thảo là lớn nhất trong số các kiểu chữ Hán có những chữ Hán. Theo lối khải thư thì viết nhiều nét, nhưng theo lối thảo thư thì chỉ cần một nét. Vì vậy thảo thư thường dùng để tốc ký, thực hành nghệ thuật thư pháp, viết thư hay viết nháp một bản thảo. Tuy nhiên, thảo thư rất khó đọc. Những người chỉ quen dùng khải thư có thể không đọc được các văn bản viết bằng thảo thư.

Triện thư

Triện thư (tiếng Trung: giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書, bính âm: zhuànshū)

Hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc.

Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần. Chữ Triện tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.

Triện thư chia làm hai loại:

  • Đại triện (大篆): Là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, không thống nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau
  • Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆): Là lối chữ phát triển từ Đại triện, ra đời từ khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc. Do đó, khi nhắc đến triện thư thường là đề cập đến tiểu triện nhiều hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

Chữ triện chủ yếu được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.

Lệ thư

Lệ thư (tiếng Trung: giản thể: 隶书; phồn thể: 隸書, bính âm: lì shū)

Hay chữ lệ, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc. Đây là loại chữ giản lược từ triện thư, gần với chữ viết Trung Quốc hiện đại.

Lệ thư xuất hiện từ thời Chiến quốc. Do lựa chọn của Tần Thuỷ Hoàng, triện thư đã được sử dụng chính thức trong thời gian dài trước khi bị lệ thư thay thế vì tính đơn giản hữu ích của nó. Lệ thư có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống kí tự sau này của Trung Quốc. Là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán, đánh dấu giai đoạn chữ viết dần thoát khỏi tính tượng hình ban đầu. Lệ thư là nền tảng phát triển thành khải thư, chữ viết phổ biến của Trung Quốc ngày nay. Đặc điểm của lệ thư là có hình chữ nhật, nét ngang hơi dài và nét thẳng hơi ngắn nên chữ có chiều ngang rộng hơn cao.

Giai đoạn phát triển lệ thư có thể chia làm 2 thời kì:

  • Tần Lệ: Chịu nhiều ảnh hưởng từ triện thư.
  • Hán Lệ: Dần vứt bỏ được những ảnh hưởng đó để phát triển thành loại chữ mới.

Thời Tây Hán ban đầu vẫn tiếp tục sử dụng loại chữ tiểu triện của nhà Tần. Đến giai đoạn nhà Tân bắt đầu nảy sinh nhiều biến hoá lớn, chữ viết nảy sinh nhiều nét thay đổi. Đến thời Đông Hán, lệ thư đã hình thành nhiều phong cách.

Khải thư

Khải thư (Trung văn phồn thể: 楷書; Trung văn giản thể: 楷书; bính âm: kǎishū)

Hay còn gọi là chân thư (真書), chính khải (正楷), khải thể (楷體) và chính thư (正書). Là phong cách viết chữ Hán ra đời muộn nhất. Khải thư xuất hiện khoảng giữa thời Đông Hán và Tào Ngụy và phát triển thành phong cách riêng vào thế kỷ 7 CN. Do đó đặc biệt phổ biến trong việc viết tay và xuất bản hiện đại (chỉ sau các kiểu chữ Minh thể và gothic sử dụng riêng trong in ấn).

Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy. Khải thư rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay được dùng ở Nhật, Đài Loan, Hồng Kông.

Hành thư (行書)

Là một phong cách viết chữ Hán bắt nguồn từ thảo thư. Hầu hết những người đọc được khải thư đều có thể đọc được hành thư. Một trong những nhà thư pháp nổi tiếng nhất viết theo lối hành thư là Vương Hi Chi thời Đông Tấn.

☼ Tham khảo: Font chữ tiếng Việt, font Thư pháp, font chữ viết tay

iScan cung cấp dịch vụ Cho thuê máy in A3, máy in laser màu khổ A3, in SỚ dài 1.2m.

☼ Hotline: 024 7303 1068 – 0986 794 786

4.9/5 - (8 bình chọn) Views: 5.655

Từ khóa » Chữ Kiểu Tiếng Hán