Free-float Là Gì? Cách Tính Tỷ Lệ Free-Float - DNSE

Như chúng ta đã biết, cổ phiếu là đại diện cho giá trị của mỗi doanh nghiệp trên sàn giao dịch. Mỗi mã cổ phiếu sẽ có tỷ lệ free-float khác nhau, tỷ lệ này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Để hiểu hơn free-float là gì, hãy cùng DNSE tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Free-float là gì?
Free-float là gì?
Mục lục hiện 1 Tìm hiểu về Free-Float 1.1 Free-Float là gì? 1.2 Cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng khi nào? 2 Công thức tính tỷ lệ Free-float 3 Ý nghĩa của Free-float 3.1 Phản ánh đúng số giá trị vốn hóa thị trường 3.2 Giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu 4 Kết luận

Tìm hiểu về Free-Float

Free-Float là gì?

Free-float là gì? Free-float được hiểu là số lượng cổ phiếu được tự do chuyển nhượng. Trên thị trường chứng khoán luôn có một lượng lớn cổ phiếu được lưu hành. Vậy nhưng không phải tất cả chúng đều có thể được tự do giao dịch. Có những trường hợp đặc thù cổ phiếu sẽ không được chuyển nhượng tùy ý. Do vậy, nó cũng không tạo ra tác động gì tới thị trường chung.

Tuy nhiên, phần lớn các chỉ số đều không tách biệt nhóm này mà vẫn sử dụng nó để tính toán và phản ánh thị trường. Điều này đôi khi có thể gây ra nhiều sai số. Do đó, free-float được sử dụng để tính toán số lượng cổ phiếu tự do lưu hành.

Trên thị trường hiện nay, có những doanh nghiệp sở hữu số lượng cổ phiếu lớn nhưng khối lượng giao dịch hằng ngày lại không nhiều như SAB. Lý do là bởi phần lớn cổ phiếu của công ty đều nằm trong danh mục hạn chế, không được tự do chuyển nhượng.

Tỷ lệ free-float là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Đây là một thông số quan trọng để nhà đầu tư đánh giá một cổ phiếu. Một mã cổ phiếu có tỷ lệ free-float thấp đồng nghĩa rằng nó có khả năng biến động lớn. Chỉ một thay đổi trong hoạt động mua hoặc bán cũng có thể khiến giá cổ phiếu tăng/giảm tương ứng.

Cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng khi nào?

Cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng khi nào?
Cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng khi nào?

Cổ phiếu đa phần đều có thể chuyển nhượng tự do. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cụ thể không được giao dịch tùy ý. Dưới đây là những trường hợp cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng:

  • Cổ phiếu đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật: phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ công nhân viên, cổ đông sáng lập; cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của doanh nghiệp FDI khi chuyển sang công ty cổ phần, phát hành riêng lẻ dưới 100 nhà đầu tư.
  • Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông nội bộ công ty và người có liên quan
  • Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông chiến lược
  • Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông nhà nước
  • Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu chéo giữa các công ty thuộc chỉ số
  • Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của các cổ đông lớn, ngoại trừ các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, các doanh nghiệp đầu tư mang chất tự doanh. Khi cổ đông lớn nắm giữ tỷ lệ dưới 4% mới không bị hạn chế chuyển nhượng

Dựa vào những trường hợp trên, nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình trạng của các loại cổ phiếu để đưa ra các phương án đầu tư hợp lý và hiệu quả nhất.

Công thức tính tỷ lệ Free-float

Free-float (số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng) = Lượng cổ phiếu đang lưu hành – Lượng cổ phiếu bị hạn chế

Tỷ lệ free-float (F) = số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng / tổng lượng cổ phiếu lưu hành

Công thức tính tỷ lệ free-float
Công thức tính tỷ lệ free-float

Ví dụ, công ty A có 8 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Trong đó, 2 triệu cổ phiếu thuộc về các cổ đông chiến lược nên bị hạn chế giao dịch. Do đó, theo công thức trên, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng của công ty là 6 triệu cổ.

Tỷ lệ Free-float = 6/8 = 75%

Có một số lưu ý khi làm tròn tỷ lệ free-float. Vào năm 2019 quy tắc về làm tròn tỷ lệ Free-Float đã được áp dụng quy định mới:

  • Nếu tỷ lệ Free-Float <15%, làm tròn theo bước 1%

Ví dụ: Cổ phiếu A có tỷ lệ Free-Float là 14,55% sẽ được làm tròn lên thành 15%.

  • Nếu tỷ lệ Free-Float lớn >15%, làm tròn theo bước 5%

Ví dụ: Công ty B có tỷ lệ Free-Float là 16,55% sẽ được làm tròn lên thành 20%

Ý nghĩa của Free-float

Phản ánh đúng số giá trị vốn hóa thị trường

Free-float thường được sử dụng để đánh giá vốn hóa thị trường. Do nó chỉ bao gồm những mã cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán nên có thể phản ánh tình hình thực tế chính xác hơn so với giá trị vốn hóa gốc.

Giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu

Như đã đề cập, free-float là lượng cổ phiếu thực tế nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trên thị trường. Số lượng này quá ít là một tín hiệu tiêu cực. Những mã cổ phiếu có tỷ lệ free-float thấp thường đi kèm rủi ro đầu tư lớn vì dễ bị thao túng hơn. Đội lái chỉ cần tác động một chút là có thể khiến giá cổ phiếu của nhóm này thay đổi như ý muốn. Ngoài ra, những mã có tỷ lệ free-float thấp thường không được nhà đầu tư yêu thích. Do đó, nếu lựa chọn những mã này bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn.

Kết luận

Tỷ lệ Free-Float là một trong những thông số quan trọng để bạn lựa chọn cổ phiếu đầu tư phù hợp. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Free-Float là gì và cách thức tính tỷ lệ chỉ số này. Để có thêm kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có thể tải ngay app Entrade X để trải nghiệm hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa » Chỉ Số Free Float Là Gì