FTA Là Gì? Việt Nam Hiện đã Tham Gia Những Loại FTA Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. FTA là gì?
- 2 2. FTA viết tắt của từ gì?
- 3 3. Đặc trưng của FTA:
- 4 4. Phân loại các FTA:
- 4.1 4.1. Theo tiêu chí số lượng và khu vực địa lý của các nền kinh tế thành viên:
- 4.2 4.2. Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết:
- 5 5. Việt Nam hiện đã tham gia những loại FTA nào?
- 5.1 5.1. Các FTA Việt Nam tham gia tính đến nay:
- 5.2 5.2. Nhóm FTA truyền thống của Việt Nam:
- 5.3 5.3. Nhóm FTA thế hệ mới của Việt Nam:
1. FTA là gì?
FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Các hiệp định được thỏa thuận và ký kết giữa các chủ thể của Luật quốc tế.
Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Các hiệu quả tăng cường, thúc đẩy thương mại được phát triển. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Cũng như mở ra tiềm năng lớn trong nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa một cách đơn giản. Chi phí trên hàng hóa giảm đáng kể.
Một FTA thông thường có những nội dung chính sau:
– Quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ đó loại bỏ thuế cản trở đến nhu cầu xuất, nhập khẩu một cách đáng kể;
– Quy định về danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Là các mặt hàng cụ thể, trong định hướng tiêu dùng của quốc gia thành viên;
– Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế quan. Để đảm bảo thực hiện lộ trình ổn định, điều chỉnh phù hợp hiệu quả hoạt động kinh tế;
– Quy tắc xuất xứ của hàng hoá,… Mang đến hiệu quả thực hiện hiệp định, phân biệt với hàng hóa của các quốc gia không là thành viên của FTA.
2. FTA viết tắt của từ gì?
FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do.
3. Đặc trưng của FTA:
Một số đặc trưng của một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thường thấy như sau:
– Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ.
– Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, hướng đến thúc đẩy kinh tế phát triển.
– Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên. Khi lựa chọn danh mục hàng hóa có tiềm năng, trong nhu cầu phát triển.
– Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành. Ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,… Qua đó xác định quyền, nghĩa vụ cũng như cách thức để FTA được thực hiện hiệu quả.
– Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác. Bởi hiệp định phải mang đến lợi ích mà các bên mong muốn đạt được.
– Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên. Đặc biệt là tăng cường, thúc đẩy thương mại, hoạt động xuất, nhập khẩu.
4. Phân loại các FTA:
4.1. Theo tiêu chí số lượng và khu vực địa lý của các nền kinh tế thành viên:
Có các loại FTA sau:
Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có khoảng 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Từ đó có thể thấy ý nghĩa, giá trị của FTA đối với các quốc gia thành viên. Các FTA được chia thành bốn nhóm chính.
– FTA khu vực:
Hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực. Ví dụ như AFTA của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN.
– FTA song phương:
Đây là bản ký kết giữa hai quốc gia. Có thể kể đến như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA),…
– FTA đa phương:
Hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ như TPP là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương giữa bốn Quốc gia Brunei, Chile, New Zealand, Singapore.
– FTA được ký giữa một tổ chức với một nước:
Có thể hiểu đây là bản giao kết giữa một tổ chức với một quốc gia. Một số ví dụ điển hình như:
+ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA),
+ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu ÂU (EVFTA),…
Trong một số trường hợp, việc phân nhóm này không thật rõ ràng. Ví dụ, FTA giữa Liên minh Châu Âu (EU, bao gồm 27 nước thành viên) hoặc FTA giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU, bao gồm 05 nước thành viên) với Việt Nam có thể được coi là FTA khu vực, cũng có thể được xem là FTA song phương. Tùy thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận EU hay EAEU là một khối thống nhất hay tập hợp nhiều nền kinh tế).
4.2. Theo tiêu chí về phạm vi và nội dung cam kết:
Có các loại FTA sau:
– FTA truyền thống:
Là các FTA được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu. Các FTA này thường có phạm vi hẹp, mức độ tự do hóa hạn chế.
– FTA thế hệ mới:
Là các FTA được đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây. Các FTA này có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh hơn. Mang đến nhiều cơ hội cũng như tiềm năng hơn trong thúc đẩy thương mại.
5. Việt Nam hiện đã tham gia những loại FTA nào?
5.1. Các FTA Việt Nam tham gia tính đến nay:
(1). Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) 1993
(2). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) 2003
(3). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) 2007
(4). Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) 2008
(5). Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) 2009
(6). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA) 2010
(7). Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (AANZFTA) 2010
(8). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (VCFTA) 2014
(9). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) 2015
(10). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA) 2016
(11). Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 2018
(12). Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA) 2019
(13). Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) 2020
(14). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) 2021
(15). Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Một số nhận xét:
Như vậy, FTA là các Hiệp định thương mại tự do được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia, khu vực với nhau để phát triển việc buôn bán, trao đổi hàng hoá. Các mục đích trong tự do hóa thương mại, tăng cường xuất nhập khẩu được mở rộng. Qua đó các nhu cầu được đáp ứng và khai thác tốt hơn trong điều kiện thị trường mới.
+ Các FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia là FTA khu vực, với các đối tác trong khu vực ASEAN hoặc với các đối tác chung của ASEAN trong khu vực châu Á. Có thể nhận thấy các lợi ích, tác động hiệu quả đối với phát triển kinh tế trong khu vực. Đặc biệt là FTA giữa Việt nam với ASEAN có nhiều rào cản được xóa bỏ hoàn toàn.
Về nội dung, tất cả các FTA này đều là các FTA truyền thống, chủ yếu tập trung vào việc mở cửa thị trường hàng hóa. Đây là nhu cầu tất yếu trong giai đoạn ban đầu của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Những FTA Việt Nam tham gia sau này phần lớn là các FTA song phương hoặc đa phương, với các đối tác xa hơn về địa lý (châu Âu, châu Mỹ). Qua đó thấy được các tham vọng, mục đích phát triển sâu rộng hơn trong nền kinh tế.
Về nội dung, đa số các FTA này là FTA thế hệ mới, bao trùm nhiều lĩnh vực, vấn đề cả thương mại và phi thương mại. Từ đó hướng đến triển khai, tiếp cận tiến bộ trên thế giới.
5.2. Nhóm FTA truyền thống của Việt Nam:
FTA truyền thống thường chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Trong đó, quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 70-80% số dòng thuế. Cũng như tiếp cận các nhu cầu để mở cửa thị trường và tìm kieesmc các nhu cầu mới.
Một số ít có thêm các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ (mở cửa thêm các dịch vụ so với mức mở cửa trong WTO) và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh… Tuy nhiên, những cam kết về các vấn đề này thường là chung chung, ít ràng buộc cụ thể ở mức cao.
Tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước năm 2014 (bao gồm 06 FTA trong khuôn khổ ASEAN và 02 FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA) và với Chile (VCFTA) đều là các FTA truyền thống, với nội dung chủ yếu là loại bỏ thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các Thành viên.
5.3. Nhóm FTA thế hệ mới của Việt Nam:
Các FTA thế hệ mới bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong nhiều lĩnh vực. Bao chùm các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường,… Qua đó tiếp cận, khai thác triệt để các lợi thế trong hoạt động thương mại.
Trong đó mức độ cam kết mở cửa mạnh. Ví dụ thường là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 95-100% số dòng thuế, mở cửa mạnh nhiều lĩnh vực dịch vụ, mở cửa mua sắm công. Hoạt động và nhu cầu xuất nhập khẩu được đặt ra lợi thế cao hơn, mang đến dễ dàng hơn cho các nhu cầu tiếp cận hàng nhập khẩu. Đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc.
Việt Nam hiện đang thực thi 02 FTA thế hệ mới, bao gồm FTA song phương với Hàn Quốc (VKFTA) và FTA với khối Liên minh Á-Âu (EAEU). Đây là các quốc gia và khu vực có nhu cầu, tiềm năng lớn trong hợp tác mở rộng thị trường. Mặc dù vậy, lĩnh vực “thế hệ mới” của các FTA chỉ được đề cập khá hạn chế, chủ yếu là các cam kết mang tính tuyên bố định hướng, không có các nội dung ràng buộc cụ thể. Cho nên cần các thỏa thuận để tiếp cận sâu rộng hơn trong quyền lợi của các thành viên.
Các FTA thế hệ mới thực sự mà Việt Nam đã từng đàm phán là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (TPP-CPTPP) và FTA với EU (EVFTA), hai FTA sắp có hiệu lực.
Từ khóa » Thành Viên Của Fta
-
Sổ Tay FTA - Bộ Công Thương
-
Tổng Hợp Các FTA Của Việt Nam Tính đến Tháng 01/2022
-
Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực - Wikipedia
-
Thực Trạng Tham Gia FTA Của Việt Nam - UBND Tỉnh Bình Phước
-
Tổng Hợp Các FTA Của Việt Nam Tính đến Tháng 1/2022
-
FTA Là Gì? - LuatVietnam
-
Thông Tin Một Số Hiệp định Thương Mại Việt Vam đã Ký Kết.
-
FTA Là Gì ? Có Những Loại FTA Nào ? Việt Nam đã Tham Gia Bao ...
-
FTA Là Gì? - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
Đánh Giá Tác động Của Hiệp định Thương Mại Tự Do ASEAN
-
Cơ Hội Và Thách Thức Khi Thực Thi Các Hiệp định Thương Mại Tự Do Thế ...
-
Các Cam Kết Về Thương Mại Hàng Hóa Trong Các FTA Việt Nam đã Ký ...
-
[PDF] NHỮNG TÁC ĐỘNG NỔI BẬT CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐỐI VỚI ...
-
Đo Lợi ích Và Thách Thức Từ RCEP - Detail