Thực trạng tham gia FTA của Việt Nam Dinh Nguyễn2021-08-20T15:23:38+07:002021-08-20T15:23:38+07:00https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/thong-tin-doi-ngoai/thuc-trang-tham-gia-fta-cua-viet-nam-556.html/themes/binhphuoc/images/no_image.gifBình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.pngThứ sáu - 20/08/2021 15:23 Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới có hơn 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Chi Lê hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. Số lượng các hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận được 124 thư thông báo. Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp định thương mại đã được ban hành. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa các quốc gia châu Á đã tăng từ 3 hiệp định năm 2000 lên 56 hiệp định vào cuối tháng 8 năm 2009. Mười chín trong tổng số 56 hiệp định thương mại tự do đó được ký giữa 16 nền kinh tế châu Á, một xu hướng có thể giúp cho khu vực này trở thành khối mậu dịch hùng mạnh. Việc hình thành các Hiệp định FTA hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện. Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam đã có 13 FTA có hiệu lực và hiện đang đàm phán 03 FTA. Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
STT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
Năm có hiệu lực
1
AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
1993
2
ACFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc
2003
3
AKFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc
2007
4
AJCEP
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản
2008
5
VJEPA
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
2009
6
AIFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ
2010
7
AANZFTA
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand
2010
8
VCFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê
2014
9
VKFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc
2015
10
VN-EAEU FTA
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu
2016
11
CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
2018
12
AHKFTA
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc)
2019
13
EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu
2020
14
VN-EFTA FTA
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA
Đang đàm phán
15
RCEP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
16
VIFTA
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel
* Các FTA đã tham gia của Việt Nam bao gồm:- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. AFTA được ký năm 1992 tại Singapore. Ban đầu có 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN.- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA): ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010). Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.- Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA): ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ có hiệu lực từ tháng 5/2009, Hiệp định về Đầu tư có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.- Hiệp định Đối tác kinh tế toàn iện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP): ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Tính đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế. Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam (chủ yếu nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…)- Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA cùng có hiệu lực, doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA): được ký kết ngày 08/10/2003. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa (có hiệu lực 01/01/20), Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực 01/7/2015) và Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực 01/7/2015) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ.- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia và New Zealand (AANZFTA): ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là thỏa thuận thương mại tương đối toàn diện, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế…- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA): được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư… Đây là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia châu Mỹ.- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): được ký kết ngày 05/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều thời gian ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hang hóa, dịch vụ và đầu tư. VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA): hiện tại bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) ký kết ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây là FTA đầu tiên của EAEU nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu vào đây.- Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): có tiền than là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên TPP (không bao gồm Mỹ). CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019.- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA): được ký kết ngày 12/11/2017, AHKFTA chính thức có hiệu lực với Hồng Kông (Trung Quốc) và 5 nước thành viên ASEAN (bao gồm Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) kể từ ngày 11/6/2019.- Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA): là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Bắt đầu đàm phán từ tháng 6/2012; kết thúc đàm phán tháng 12/2015; đến tháng 6/2018, EVFTA được tách làm hai; Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua tháng 6/2020.* Các FTA Việt Nam đang đàm phán bao gồm:- Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN-EFTA FTA) (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012. Hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – còn được gọi là ASEAN+6), được ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 09/5/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán.- Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel (VIFTA): được bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 02/12/2015, hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.Nhìn lại các Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác cho thấy, Việt Nam luôn chủ động, tích cực, tham gia đàm phán. Cụ thể là:- Hiệp định FTA Việt Nam - EU được khởi động từ tháng 6/2012 tại Brussels (Bỉ), đã trải qua 10 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Manuel Barroso đã có buổi thảo luận về kết thúc đàm phán FTA này. Hai bên tập trung giải quyết một số vấn đề then chốt để hướng tới việc thực hiện các cam kết đạt yêu cầu chất lượng cao và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực đàm phán mở cửa thị trường (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm công) cũng như các quy định và quy tắc quản lý (đặc biệt là sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý của hai bên; doanh nghiệp nhà nước và bảo vệ đầu tư…).- Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được khởi động từ tháng 8/2012, sau 8 phiên đàm phán chính thức và 8 phiên họp giữa kỳ, hai bên đã đi đến thống nhất Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích. Nhân dịp Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc, ngày 10/12/2014 tại Busan (Hàn Quốc), hai nước đã ký Biên bản thỏa thuận về Kết thúc đàm phán Hiệp định FTA - Hàn Quốc. Trong Hiệp định này, phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông nghiệp, thủy hải sản chủ lực, công nghiệp dệt may, sản phẩm cơ khí và tạo cơ hội cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực. Phía Việt Nam cũng dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp, nguyên phụ liệu dệt, may, nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, sắt thép, dây cáp điện, góp phần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một vài nước.- Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazacstan (VCYFTA), được khởi động vào tháng 3/2013. Sau 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở cấp kỹ thuật, hai bên đã thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngày 15/12/2014, hai bên đã ký kết Tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định. Theo đó, phía Liên minh Hải quan đã dành cho Việt Nam ưu đãi về các mặt hàng như: nông sản, bao gồm tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giầy, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến. Đồng thời Việt Nam cũng mở cửa thị trường theo lộ trình cho Liên minh Hải quan đối với một số sản phẩm chăn nuôi, hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Thực trạng tham gia FTA của Việt Nam Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu 5Click để đánh giá bài viết Tweet
Những tin mới hơn
Thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại (FTA)
(20/08/2021)
Hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
(24/08/2021)
Nông, Lâm nghiệp Bình Phước - hướng đi mới để vươn xa
(25/08/2021)
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bước đi đầu tiên trong kêu gọi đầu tư vào Bình Phước
(25/08/2021)
Tài nguyên đất và khoáng sản Bình Phước
(25/08/2021)
Chương trình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ tỉnh Bình Phước đúng hướng góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
(25/08/2021)
Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tỉnh Bình Phước
(25/08/2021)
Hệ thống ngân hàng, tài chính, hải quan tỉnh Bình Phước
(25/08/2021)
Bình Phước đẩy mạnh thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
(25/08/2021)
UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2021 - 2025
(15/11/2021)
Những tin cũ hơn
Công tác tuyên truyền và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới
(20/08/2021)
Đề án xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các mục tiêu của cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025
(20/08/2021)
Phát động giải thưởng CNTT-TT khu vực ASEAN năm 2021
(18/08/2021)
Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ
(16/08/2021)
Bình Phước - địa điểm đầu tư tin cậy của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước
(16/08/2021)
Bình Phước - Các tuyến du lịch hấp dẫn
(16/08/2021)
Hoạt động văn hóa, du lịch và phương hướng những tháng cuối năm 2021
(15/08/2021)
Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
(15/08/2021)
Vai trò, quan điểm công tác thông tin đối ngoại
(15/08/2021)
Tăng cường cơ sở vật chất cơ sở phục vụ công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại
(15/08/2021)
Chính quyền
Thông tin đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số
Đại hội Đảng các cấp
Phòng chống tham nhũng, lãng phí
Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND
Chuyển đổi số IPv6
Thống kê kinh tế - xã hội
Xây dựng nông thôn mới
Phổ biến pháp luật
An toàn giao thông
Phòng chống dịch bệnh
Khen thưởng - Xử phạt
Thủ tục hành chính
Triển khai kiến trúc ICT phát triển địa phương thông minh
Danh sách người phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí
Công bố kế hoạch sử dụng đất
Công khai ngân sách nhà nước
Chương trình, đề tài khoa học
Thông tin cần biết
Dịch vụ công Quốc gia
Dịch vụ công Bình Phước
Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 Bình Phước
Pháp điển điện tử
Văn phòng thừa phát lại tại Bình Phước
Tra cứu thông tin mộ liệt sĩ
Dịch vụ điện lực Bình Phước
Các ngân hàng trên địa bàn Bình Phước
An toàn an ninh thông tin
Hướng dẫn về PC-Covid, quét mã QR
Hệ thống văn bản
Công báo Bình Phước
Hệ thống QLVB và HSCV
Hệ thống thư công vụ Bình Phước
Họp không giấy eCabinet
Hệ thống văn bản trực tuyến Chính phủ
Doanh nghiệp
Chính sách ưu đãi đầu tư
Dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư
Công bố cấp phép
Đấu thầu, đấu giá, mua sắm công
Danh sách doanh nghiệp Bình Phước
Thống kê truy cập
Đang truy cập2,996
Hôm nay259,822
Tháng hiện tại3,951,690
Tổng lượt truy cập463,844,377
ỨNG DỤNG Huyện - Thị - Thành phố
Thành phố Đồng Xoài
Thị xã Bình Long
Thị xã Phước Long
Huyện Bù Đăng
Huyện Bù Đốp
Huyện Bù Gia Mập
Thị xã Chơn Thành
Huyện Đồng Phú
Huyện Lộc Ninh
Huyện Hớn Quản
Huyện Phú Riềng
Sở - Ban - Ngành
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Giao thông vận tải
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Sở Nội vụ
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài chính
Sở Xây dựng
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Y tế
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở - Ban - Ngành
Thanh tra tỉnh
Sở Ngoại vụ
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Tư pháp
Sở Công Thương
Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Du lịch
Ban Dân tộc
Cục Hải quan
Cục Thống kê
Cục Thuế
Cục Quản lý thị trường
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Đơn vị khác
Công an tỉnh
Ban Quản lý khu kinh tế
Liên minh Hợp tác xã
Cổng thông tin phổ biến, GDPL tỉnh Bình Phước
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ban Dân vận Tỉnh ủy
Ban Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư
Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh
Trang thông tin thời tiết và thiên tai tỉnh Bình Phước
Bệnh viện tỉnh
Tra cứu giấy phép lái xe trực tuyến
Công ty CP cấp thoát nước Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây ×