Full Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Chi Tiết Dễ Học Bản Mới - OECC

Bảng chữ cái tiếng Trung là gì? Cách học bảng chữ cái tiếng Trung ra sao?… là những câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi mới bắt đầu học tiếng Trung, tự học hoặc học tại các trung tâm dạy học tiếng trung quốc. Hãy Cùng OECC VIET NAM tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Trung và cách sử dụng thông qua bài viết bên dưới nhé!

BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG TRUNG QUỐC CHUẨN OECC

Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Trung

Khái quát về bảng chữ cái tiếng Trung

Theo tiếng Trung Bắc Giang Bảng chữ cái của ngôn ngữ này không giống như các thứ tiếng khác. Tiếng Trung được viết bằng một chuỗi các hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm.

Qua thời gian, bảng chữ cái tiếng Trung đã tiến hóa thành nhiều phiên bảng khác nhau. Ngày nay, chúng ta có thể thấy những biến thể của tiếng Trung như tiếng Quảng Đông, Hán tự, Hán Nôm,… Đây đều được xem là ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán.

Chữ Hán vẫn tiếp tục được phát triển cho đến giữa thế kỷ thứ 20 khi chữ Hán giản thể ra đời. Chữ Hán giản thể được tạo ra nhằm giảm tỉ lệ mù chữ. Ngày nay, chữ Hán giản thể cũng được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc. Trong khi đó, chữ Hán phồn thể lại được sử dụng ở Đài Loan và Hồng Kông.

Khi mới bắt đầu học tiếng Trung nên học bảng chữ cái gì?

Thực tế thì Bảng chữ cái tiếng Trung Quốc chính là bảng pinyin – bảng chữ cái Latinh dành riêng cho việc học phát âm trong tiếng Trung. Những ai học tiếng Trung kể cả giản thể hay phòn thể, chỉ cần học phát âm thông qua bảng chữ cái pinyin thì đều có thể tập đọc hay phát âm được.

Khi mới bắt đầu học tiếng Trung Quốc nên học 2 bảng chữ cái chính là Bảng phiên âm và Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán.

Bảng chữ cái tiếng Trung phiên âm (Bính âm – Pinyin)

Bảng vận mẫu (nguyên âm) trong bảng chữ cái tiếng Trung

Hệ thống ngữ âm chữ Hán có 36 nguyên âm gồm:

Xem thêm Cách gọi tên các loại QUẢ | TRÁI CÂY bằng tiếng Trung

Sáu nguyên âm đơn

a Phát âm như a của tiếng Việt
o Phát âm như ô của tiếng Việt
e Phát âm như ưa của tiếng Việt
i Phát âm nư i hoặc ư của tiếng Việt
u Phát âm như u của tiếng Việt
ü Là nguyên âm hai môi trơn, phát âm gần giống uy

Mười ba nguyên âm kép

ai đọc gần như ai của tiếng Việt
ei đọc gần như ey của tiếng Việt
ao đọc gần như ao của tiếng Việt
ou đọc gần như âu của tiếng Việt
ia đọc gần như i+a của tiếng Việt
ie đọc gần như i+ê của tiếng Việt
ua đọc gần như oa của tiếng Việt
uo đọc gần như ua của tiếng Việt
iao đọc gần như i+a của tiếng Việt
iou đọc gần như i+âu của tiếng Việt
uai đọc gần như o+ai của tiếng Việt
uei đọc gần như uây của tiếng Việt
üe đọc gần như uy+ê của tiếng Việt

Mười sáu nguyên âm mũi

an đọc gần như an của tiếng Việt
ang đọc gần như ang của tiếng Việt
en đọc gần như ân của tiếng Việt
eng đọc gần như âng của tiếng Việt
in đọc gần như in của tiếng Việt
ian đọc gần như i+an của tiếng Việt
iang đọc gần như i+ang của tiếng Việt
iong đọc gần như i+ung của tiếng Việt
ing đọc gần như i+ing của tiếng Việt
ong đọc gần như ung của tiếng Việt
uan đọc gần như oan của tiếng Việt
uang đọc gần như oang của tiếng Việt
uen đọc gần như u+ân của tiếng Việt
ueng đọc gần như u+âng của tiếng Việt
ün đọc gần như uyn của tiếng Việt
üan đọc gần như uy+an của tiếng Việt

Một nguyên âm cuốn lưỡi

Xem thêm:  Top 10 Trung Tâm Dạy Tiếng Trung – Tiếng Hoa uy tín tại TpHCM
er chỉ duy nhất có một nguyên âm 儿 (er) ( đây là kiểu phát âm phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh)

Thanh mẫu trong bảng chữ cái tiếng Trung

Trong tiếng Trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu). Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu.

Xem thêm Sến là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ Sến trên facebook

Nhóm âm hai môi và răng môi

b Phát âm gần giống như pua của tiếng Việt
p Phát âm gần giống như pua, nhưng khác ở chỗ bật hơi mạnh ra ngoài
f Phát âm gần giống như phua của tiếng Việt
m Phát âm gần giống như mua của tiếng Việt

Nhóm âm đầu lưỡi

d Phát âm gần giống như tưa của tiếng Việt
t Phát âm gần giống như thưa của tiếng Việt
n Phát âm gần giống như nưa của tiếng Việt
l Phát âm gần giống như lưa của tiếng Việt

Nhóm âm đầu lưỡi trước

z Phát âm gần giống như chư của tiếng Việt, âm sát tắc không bật hơi
c Phát âm gần giống như z nhưng khác ở chỗ có bật hơi
s Phát âm gần giống như xư của tiếng Việt, nhưng âm phát ra sát và tắc
r Phát âm gần giống như rư của tiếng Việt, nhưng không rung lưỡi

Nhóm âm đầu lưỡi sau

( Khi phát âm lưu ý đầu lưỡi cuốn lên phía hàm trên)

zh Phát âm gần giống như trư của tiếng Việt
ch Phát âm gần giống tr của tiếng Việt nhưng có bật hơi
sh Phát âm gần giống như sư của tiếng Việt

Nhóm âm mặt lưỡi

j Phát âm tương tự chi của tiếng Việt
q Phát âm tương tự như j nhưng bật mạnh hơi ra ngoài
x Phát âm tương tự như xi của tiếng Việt

Nhóm âm cuống lưỡi

g Phát âm gần như âm cưa của tiếng Việt
k Phát âm gần như âm khưa nhưng bật hơi mạnh ra ngoài
h Phát âm gần như âm h hoặc khưa của tiếng Việt

Nguyên âm đầu lưỡi

Nguyên âm i chỉ xuất hiện sau nhóm phụ âm đầu lưỡi: z, c, s, zh, ch, r. Lúc này i  sẽ đọc như ư của tiếng Việt.

Xem thêm Tiếng Trung giản thể là gì?

Ví d: zi, si, zhi…

Xem thêm:  Danh mục hồ sơ xin VISA du học tại Úc

Thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng Trung

Thanh điệu giúp cho ngôn ngữ nói có sự trầm bổng, tạo sự thích thú cho người nghe vào câu chuyện bạn đang nói.

Nếu không có thanh điệu và các dấu thì ngôn ngữ sẽ thật nhàm chán, khó biểu lộ được cảm xúc.

Thanh điệu Cách đọc
bā: Đọc đều, bình thường, giống thanh không của tiếng Việt. Là thanh cao, rất đều.
՛ bá: Đọc như dấu sắc của tiếng Việt. Là thanh cao từ thấp lên cao.
ˇ bǎ: Đọc như dấu hỏi của tiếng Việt. Là thanh thấp, xuống thấp lại lên cao
` bà: Đọc từ cao xuống thấp

* Cách đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.

Ghi chú: Trong tiếng phổ thông Trung Quốc, có môt số chữ không được đọc theo thanh điệu vốn có, mà phải đọc vừa nhẹ vừa ngắn, đó là thanh nhẹ. Thanh nhẹ xuất hiện trong các trường hợp sau:

*Trong một số từ láy âm, âm tiết thứ hai đọc nhẹ

Ví dụ: māma, yéye

*Một số từ 2 âm tiết, âm tiết thứ hai đọc nhẹ

Ví du: yàoshi

*Khi hai thanh ba đi liền nhau thì thanh 3 của từ thứ nhất đọc thành thanh 2, thanh 3 của từ thứ hai vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: nĭ hăo →ní hăo

Biến điệu của yī và bù

*Nếu yī và bù ghép với từ mang thanh 4 thì yī  đọc thành yí và bù đọc thành bú.

Ví dụ: yī + gè → yí gè

Khi sau yī là âm mang thanh 1 ( hoặc thanh 2, thanh 3) thì đọc thành yì.

Ví dụ: Yī tiān → yì tiān

Video Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Trung

Video Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Trung chi tiết cho người mới bắt đầu

https://www.youtube.com/watch?v=lXSHqzSGANM

Tải Full bảng chữ cái tiếng trung PDF tại đây

Bảng các nét cơ bản trong viết chữ Hán

Một điều khá quan trọng không phải ai cũng biết chính là luyện viết các nét trong tiếng Trung. Muốn viết được một chữ trước tiên cần biết chữ đó được cấu tạo từ những nét gì, quy tắc viết thế nào thì mới viết chính xác được. Chỉ cần luyện viết các nét này thật đẹp thì chữ viết của bạn sẽ đẹp; quan trọng nhất là sẽ viết đúng chữ.

Sau khi học xong các nét cơ bản, chúng ta có thể học thêm 214 bộ thủ để bổ trợ cho việc ghi nhớ và hiểu rõ chữ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm học tiếng Trung, bạn nên học bộ thủ theo các từ mới bạn được học.

Ví dụ: chữ 好 sau khi phân tách ra thì được ghép bởi chữ nữ 女 và chữ tử 子. Với ngụ ý người phụ nữ sinh được cả con trai và con gái thì là chuyện tốt. Ngoài ra có thể biết được rằng các chữ có bộ nữ đều sẽ liên quan đến phụ nữ. Ví dụ: 妈妈 mẹ, 姐姐 chị gái,妹妹 em gái,… Điều này sẽ giúp bạn tư duy nghĩa của từ mới khi chưa được học.

Cách học bảng chữ cái tiếng Trung nhanh nhớ dai nhất?

  • Câu trả lời cho câu hỏi này đó là bạn sẽ học từ đầu tất cả chữ Hán. Khi bạn đã học được từ 10 – 20 chữ cái đầu tiên thì bạn sẽ bắt đầu nhận ra sự xuất hiện thường xuyên của các chữ này trong nhiều từ tiếng Trung khác. Một vài từ tiếng Hán còn có cách đọc y hệt nhau.
  • Các chữ Hán có thể kế hợp với nhau để tạo thành từ khác không giống như cách dùng bảng chữ cái của những ngôn ngữ khác. Nhưng bạn vẫn có thể học được tiếng Trung vì sự kết hợp các từ vẫn tuân theo một logic nhất định.
  • Dần dần, khi đạt được đến một trình độ nhất định, bạn sẽ có thể nhìn được từ và đoán nghĩa của nó mặc dù chưa biết chính xác nghĩa của từ là gì.

Cần học bao nhiêu từ tiếng Trung?

  • Có thể thấy, bạn không thể học bảng chữ cái tiếng Trung theo một cách thông thường. Vậy làm thế nào để biết bạn cần học bao nhiêu từ tiếng Trung thì có thể giao tiếp hay sử dụng ngôn ngữ này một cách thông thạo.
  • Để sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp hằng ngày, bạn cần biết khoảng 500 – 750 chữ.
  • Để đọc báo, xem tin tức,… bạn cần có vốn từ vựng khoảng 2.000 chữ Hán.
  • Để vượt qua kỳ thi HSK cấp 6, bạn cần biết khoảng 2.700 chữ Hán.
  • Để có thể sử dụng tiếng Trung thông thạo như người bản địa, bạn cần biết khoảng 8.000 chữ Hán.
  • Tuy nhiên, đừng để những con số này làm bạn nản chí khi bắt đầu học tiếng Trung. Bởi để sử dụng tiếng Trung trong cuộc sống thường ngày, bạn chỉ cần biết khoảng vài trăm đến 1.000 chữ Hán là đã khá ổn thỏa rồi. Nếu đạt được ngưỡng này, số lượng từ vựng của bạn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng kể từ đó.

Như vậy OECC VIET NAM đã giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Trung và cách làm quen với bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai đang học tiếng Trung.

Từ khóa » Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Cho Người Mới Học