Gạch Cua Là Gì? Có Tốt Cho Sức Khỏe Hay Không?

Gạch cua là gì?

Gạch là từ ngữ thông dụng trong đời sống (đặc biệt là trong ẩm thực) dùng để chỉ chất thải của 2 loài giáp xác là tôm và cua. Ngoài ra, nó còn chỉ chất kết tủa màu nâu nhạt được sinh ra khi đun nước cua giã để nấu canh.

Theo tên gọi thì gạch có hai loại. Với cua đồng nước ngọt phần lớn gạch là khối gan và tụy dưới mai, trong khi ở vùng biển thì gạch dùng để chỉ phần trứng non của cua biển.

Nếu nói chính xác về mặt khoa học thì gạch cua chính là nơi chứa các tế bào sinh dục của loài giáp xác này. Đối với cua đực đó là hệ thống các tế bào sinh tinh còn ở cua cái đó là buồng trứng của nó.

Cua biển có gạch đa số là những con cái, thường không có nhiều thịt nhưng đổi lại phần gạch rất nhiều, chiếm gần 2/3 yếm. Cách dễ dàng nhất để nhận biết gạch cua là khi mua cua biển về, bạn bóc phần mai ra và nhìn vào lưng cua, sẽ thấy một “phần màu vàng” mềm mềm – đó chính là phần gạch cua quý giá.

Sau khi đã trả lời được câu hỏi Gạch cua là gì? Chúng ta sẽ cùng đi đến thắc mắc tiếp theo của các bạn, đó là Gạch cua có tốt cho sức khỏe không? Nếu muốn biết câu trả lời bạn hãy tiếp tục xem tiếp phần tiếp theo của bài viết dưới đây nhé!

Gạch cua không những ăn được mà còn là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng

Trong gạch cua chứa một nguồn protein cực lớn giúp tái tạo lại các tế bào, hỗ trợ chuyển hóa chất trong cơ thể dễ dàng hơn. Chưa kể đến gạch cua còn giúp nam giới bổ khí, sinh tinh và trợ dương rất tốt.

Nhờ hàm luọng giá trị dinh dưỡng cao nên gạch cua thường xuyên được chọn để đưa vào nhiều món ăn khác nhau.

Nếu ăn gạch cua ngay đầu bữa ăn, nó sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, gạch cua biển còn chứa nhiều axit béo omega-3 giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh về tim mạch và bệnh trầm cảm. Hầu như các dưỡng chất dinh dưỡng trong gạch cua đều cao hơn hẳn một vài loại thịt, cá khác.

Tuy gạch cua có chứa cholesterol nhưng nó ở mức độ rất thấp và tốt cho sức khỏe. Trong thực tế, ăn cholesterol vừa phải rất tốt cho những bệnh nhân cao huyết áp hay các bệnh tim mạch khác.

Có thể bạn quan tâm: https://canghaisan.com/lac-troi-voi-nhung-mon-ngon-tu-sua-bien/

Gạch cua nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt

Cái gì quá nhiều cũng không tốt, ăn nhiều gạch cua cũng vậy. Mới đây, Bộ Y tế Mỹ đã phân loại gạch cua biển thuộc vào nhóm không an toàn cho sức khỏe con người.

Họ khuyến cáo rằng người dân không nên ăn quá nhiều phần “mềm” màu vàng của cua biển hay tôm hùm vì tất cả cadmium, biphenyls polychlorin (PCB) cùng những chất ô nhiễm khác đều tập trung ở đó.

Đối với người cơ địa có tiền sử bị dị ứng, chỉ ăn một lượng nhỏ cua thôi cũng sẽ gây nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, mắc ói, đau đầu, chóng mặt hoặc thậm chí là hôn mê sâu nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh gan, hoặc bệnh thận cũng không nên ăn quá nhiều gạch cua vì lượng natri của chúng sẽ làm bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, cua còn là loài có tính hàn rất mạnh nên nếu ăn nhiều gạch cua sẽ gây lạnh bụng, đau bụng hay nặng hơn là tiêu chảy cấp.

Mách bạn cách ăn gạch cua an toàn và hiệu quả

  • Ăn cua phải có chừng mực, tránh tiêu thụ gạch cua quá mức.
  • Nấu chín kỹ cua, bởi trong cơ thể cua chứa nhiều vi khuẩn và bùn đất nên nếu ăn không chín kỹ sẽ dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Sơ chế cua thật sạch bằng cách dùng bàn chải để chà sạch bùn trên vỏ, chân và càng cua.
  • Tuyệt đối không được uống trà và ăn quả hồng trong hoặc sau khi ăn cua bởi chúng sẽ gây kết tủa và lên men trong ruột và làm cơ thể buồn nôn, đau bụng và đi ngoài.
  • Nên mua cua tươi sống, bởi cua chết thường sẽ có rất nhiều vi khuẩn sinh sôi nảy nở rồi xâm nhập vào phần thịt cua. Nếu ăn không hết, hãy bảo quản ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn cần phải hâm nóng lại.
  • Những người bị cảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật… đều cần hạn chế ăn cua để tránh cho bệnh trầm trọng thêm.

Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS) đã chứng minh rằng ăn gạch cua ở mức độ vừa phải sẽ hoàn toàn không gây hại gì mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tốt nhất mỗi lần ăn cua bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 con là đủ.

Nhưng bạn cũng cần hiểu rõ là chỉ có cua lông và gạch của chúng mới bị nhiễm độc dioxin, còn lại hầu như các loại cua khác vẫn an toàn. Khi mua cần lựa chọn những nguồn cung cấp uy tín để đảm bảo cua được bắt ở môi trường không bị ô nhiễm.

Ngoài ra SFA cũng lên tiếng cảnh báo rằng, dù thèm ăn thế nào thì cũng nên hạn chế ăn cua lông vì chúng chứa nhiều chất dioxin trong cơ thể.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề Gạch cua là gì? và những thông tin liên quan đến sức khỏe từ gạch cua sẽ giúp ích cho sức khỏe gia đình bạn.

Xem thêm: https://canghaisan.com/che-bien-ca-bop-dung-cach-mot-so-mon-an-tuyet-cu-meo-tu-ca-bop/

Từ khóa » Trứng Cua đồng Có ăn được Không