Những Thực Phẩm đại Kỵ Với Cua đồng, Nếu Cố Tình ăn Dễ Gây Ngộ độc

Trong những ngày nắng nóng, canh cua đồng là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Cua đồng giúp giải nhiệt, có thể nấu thành những món canh như canh cua mồng tơi, canh cua nấu hoa thiên lý... ăn cùng với cà muối khiến mọi người ăn uống ngon miệng hơn hẳn.

Không chỉ là món ngon, cua đồng thực sự là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng tốt với sức khỏe. Thậm chí ăn cua còn tốt không kém ăn thịt gà về dưỡng chất. Theo các nhà khoa học ở Viện Công nghệ sinh học, thịt cua có nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, selen hơn thịt gà. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040 mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% sắt; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg%; vitamin B2; 2,1mg%; vitamin PP; 0,12mg%; vitamin B6; 125mg% cholesterol.

Cua đồng giàu dinh dưỡng không kém thịt gà.

Cua đồng giàu dinh dưỡng không kém thịt gà.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn cua có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như suy giảm trí nhớ, tim mạch, thậm chí cả ung thư. Mặc dù ngon lành và bổ dưỡng nhưng có một số thực phẩm tốt nhất không nên ăn cùng với cua đồng kẻo có thể gây ngộ độc mà không biết.

Những thực phẩm kỵ với cua đồng, không nên ăn cùng nhau

1. Mật ong

Khi nấu các món có cua đồng, tuyệt đối không nên cho mật ong vào nấu chung hay ăn cùng với mật ong hoặc nấu với thực phẩm chứa mật ong. Nếu dùng chung rất dễ gây tiêu chảy và có thể dẫn đến ngộ độc phải nhập viện cấp cứu.

Bất kể món nào có cua đồng cũng không nên nấu hay ăn cùng mật ong. (Ảnh minh hoạ)

Bất kể món nào có cua đồng cũng không nên nấu hay ăn cùng mật ong. (Ảnh minh hoạ)

2. Khoai tây, khoai lang

Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cũng cho biết không nên nấu hay ăn khoai lang, khoai tây cùng với cua đồng vì các chất có trong cua nếu kết hợp với các chất trong 2 thực phẩm trên sẽ có nguy cơ kết sỏi, gây sỏi thận. Do đó, tốt nhất nên tránh ăn hay nấu cùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Hoa quả giàu vitamin C

Nhiều người sau khi ăn thường thích tráng miệng với hoa quả. Tuy nhiên, ngay sau khi ăn cua đồng, bạn nên tránh các loại trái cây giàu vitamin C như lê, cam, hồng... vì những loại quả này chứa hàm lượng axít tannic nếu ăn chung với cua đồng sẽ dẫn đến kết tủa, gây tình trạng khó tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

4. Uống trà

Những thực phẩm đại kỵ với cua đồng, nếu cố tình ăn dễ gây ngộ độc - 3

Uống trà sau khi ăn cua đồng cũng nên tránh vì cua rất giàu protein còn trà lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua tạo hiện tượng kết tủa, gây ra các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy... Hơn nữa, khi trà vào cơ thể sẽ khiến có một số thành phần của cua đông đặc lại, không tốt cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.

Vì vậy, trong và sau khi ăn canh cua khoảng một tiếng, bạn không nên uống nước trà.

Chú ý: Không dùng loại cua đồng mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận”. Cua đồng có tính hàn, người mới ốm dậy, cảm lạnh, tiêu chảy, bị hen, dị ứng nên hạn chế ăn.

Thèm canh cua đồng đến mấy cũng phải nhớ 10 điều này trước khi nấu, kẻo ngộ độc Thèm canh cua đồng đến mấy cũng phải nhớ 10 điều này trước khi nấu, kẻo ngộ độc Canh cua đồng có nhiều canxi, rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bấm xem >>

An toàn thực phẩm

Từ khóa » Trứng Cua đồng Có ăn được Không