Gam (âm Giai) Là Gì? Cấu Tạo Gam Trưởng, Thứ | .vn
Có thể bạn quan tâm
Tiếp xúc với âm nhạc chắc hẳn không ít lần bạn nghe những câu nói như “bài này chơi ở giọng la thứ hoặc gam đô trưởng”, vậy thì khái nhiệm giọng hay gam là gì?
Mục lục
- 1 Gam là gì?
- 2 Gam trưởng
- 3 Gam thứ
- 4 Vì sao nên học chạy gam?
Gam là gì?
Gam hay âm giai hoặc giọng (tên gọi tiếng anh là scale) là một dãy các nốt nhạc được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.
Có 5 loại âm giai cơ bản:
- Diatonic scale: Âm giai có 7 nốt trong đó có chứa âm giai trưởng và thứ.
- Chromatic scale: Âm giai gồm các nốt cách nhau nửa cung (chromatic)
- Major scale:Âm giai trưởng có 7 nốt
- Minor scale: Âm giai thứ có 7 nốt
- Pentatonic scale: Âm giai ngũ cung chỉ có 5 nốt
Tuy nhiên, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là âm giai trưởng và âm giai thứ hay còn gọi là gam trưởng và gam thứ. Bài viết này sẽ dùng tên gọi là gam thay cho âm giai để trình bày được nhanh chóng hơn.
Mỗi gam sẽ có 7 bậc, được đánh số thứ tự la mã từ 1 đến 7, bắt đầu từ chủ âm: I – II – III – IV – V – VI – VII.
Gam trưởng
Công thức cấu tạo gam trưởng: I (1 cung) II (1 cung) III (1/2 cung) IV (1 cung) V (1 cung) VI (1 cung) VII.
Ví dụ gam Đô trưởng:
Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm Đô: C D E F G A B
Từ C đến D đúng bằng 1 cung => Bậc II là D.
Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc II là E.
Từ E đến F đúng bằng 1/2 cung => Bậc II là F.
Từ F đến G đúng bằng 1 cung => Bậc II là G.
Từ G đến A đúng bằng 1 cung => Bậc II là A.
Từ A đến B đúng bằng 1 cung => Bậc II là B.
Khoảng cách giữa các bậc đúng bằng với công thức => Như vậy, ta tìm được gam Đô trưởng bao gồm các nốt không có dấu hóa thăng (#) hoặc giáng (b), gồm: C D E F G A B.
Áp dụng công thức tương tự với gam La trưởng, chúng ta sẽ thấy các dấu hóa xuất hiện.
Ví dụ gam La trưởng:
Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm La: A B C D E F G
Từ A đến B đúng bằng 1 cung => Bậc II là B.
Từ B đến C chỉ bằng 1/2 cung => Cần tăng lên 1/2 cung theo công thức => Bậc III là C#.
Từ C# đến D đúng bằng 1/2 cung => Bậc IV là D.
Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc V là E.
Từ E đến F chỉ bằng 1/2 cung => Cần tăng lên 1/2 cung theo công thức => Bậc VI là F#.
Từ F# đến G chỉ bằng 1/2 cung => Cần tăng lên 1/2 cung theo công thức => Bậc VII là G#.
Như vậy, ta tìm được dãy các bậc của gam La trưởng gồm: A B C# D E F# G#.
Gam thứ
Công thức cấu tạo gam trưởng: I (1 cung) II (1/2 cung) III (1 cung) IV (1 cung) V (1/2 cung) VI (1 cung) VII.
Ví dụ gam La thứ:
Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm La: A B C D E F G
Từ A đến B đúng bằng 1 cung => Bậc II là B.
Từ B đến C đúng bằng 1/2 cung => Bậc III là C.
Từ C đến D đúng bằng 1 cung => Bậc IV là D.
Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc V là E.
Từ E đến F đúng bằng 1/2 cung => Bậc VI là F.
Từ F đến G đúng bằng 1 cung => Bậc VII là G.
Khoảng cách giữa các bậc đúng bằng với công thức => Như vậy, ta tìm được gam La thứ bao gồm các nốt không có dấu hóa thăng (#) hoặc giáng (b), gồm: C D E F G A B – tương đương với gam Đô trưởng.
Ví dụ gam Rê thứ:
Đầu tiên, chúng ta liệt kê danh sách các nốt nhạc bắt đầu từ chủ âm Rê: D E F G A B C
Từ D đến E đúng bằng 1 cung => Bậc II là E.
Từ E đến F đúng bằng 1/2 cung => Bậc III là F.
Từ F đến G đúng bằng 1 cung => Bậc IV là G.
Từ G đến A đúng bằng 1 cung => Bậc V là A.
Từ A đến B bằng 1 cung => Cần giảm 1/2 cung theo công thức => Bậc VI là Bb.
Từ Bb đến C đúng bằng 1 cung => Bậc VII là C.
Như vậy, ta tìm được dãy các bậc của gam Rê thứ gồm: D E F G A Bb C.
Vì sao nên học chạy gam?
Chạy gam là một trong những phương pháp luyện ngón rất hiệu quả, đặc biệt đối với những bạn muốn học piano theo hướng đệm hát hoặc cover bài hát tự do.
Khi thuộc nằm lòng các gam, bạn có thể dễ dàng cover một tác phẩm theo phong cách cá nhân và hạn chế tối đa sai sót về hòa âm, tốc độ và sự chính xác của các ngón tay cũng được cải thiện.
Hiểu biết về gam cũng góp phần giúp người chơi am hiểu hơn về cấu tạo bản nhạc, từ đó có những cảm nhận sâu sắc và cách chơi phù hợp để giúp tác phẩm thêm hoàn thiện.
Trước khi bắt đầu mỗi buổi tập, bạn nên dành ít phút cho các bài chạy gam để giúp đôi tay mềm dẻo và linh hoạt, hỗ trợ buổi tập diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Từ khóa » Gam Trưởng
-
Gam Trưởng Là Gì? Giọng Trưởng Là Gì? So Sánh Gam Trưởng ... - Hoc24
-
Bài 11: Gam Trưởng Và Giọng Trưởng - Học Organ - Piano
-
CHO MÌNH HỎI GAM TRƯỞNG LÀ GÌ ? MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ GAM ...
-
Gam (âm Giai) Là Gì? Cấu Tạo Gam Trưởng, Thứ
-
Nhạc Lý Cơ Bản Về Gam. | Guitar Is My Life
-
Gam Trưởng - Giọng Trưởng Và Gam Thứ - Giọng Thứ - YouTube
-
Tiết 29. NL: Gam Trưởng-Giọng Trưởng. ANTT: Nhạc Sĩ Huy Du Và ...
-
Viết Công Thức Của Gam Trưởng? - Giải Bài Tập Âm Nhạc Lớp 7
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT GAM CƠ BẢN - ĐÀN PIANO
-
Giáo án Lớp 7 Môn Âm Nhạc: - GIỌNG TRƯỞNG Pps - Tài Liệu Text
-
Điệu Thức Trưởng, Gam Trưởng Tự Nhiên - Hát Rong
-
ĐIỆU THỨC LÀ GÌ? ĐIỆU THỨC TRƯỞNG, GAM TRƯỞNG