Gặm Nhấm Nỗi đau - Tự Hiểu Mình's Blog

Tự hiểu mình's Blog

Sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh

  • Home
  • Giới Thiệu
  • Tải Sách
  • Đọc Sách
  • Phật Giáo
  • Triết Học
  • Liên Kết
  • Lượm Lặt
Gặm nhấm nỗi đau “Những kẻ ngu ngốc đi qua đời mình như thể là kẻ thù của chính họ, thực hiện những hành vi tội lỗi là những thứ đưa đến những hậu quả cay đắng” – (Đức Phật trong Dhammpada 66). Quả đúng là như thế khi ta nhìn vào cuộc sống này, một cuộc sống mà Đức Phật đã phải thốt lên là “bể khổ”. Cái “bể khổ” này, rất hiếm người chịu nhìn đó là do chính sự ngu dốt và ngây dại của mình tạo nên mà Đức Phật hay gọi là sự vô minh, nhưng ta thường hay đổ lỗi cho những thứ bên ngoài bản thân để rồi cứ liên tục chịu lấy nỗi đau mà không sao hiểu được lý do và căn nguyên. Ta hãy quan sát và sẽ thấy một thực tại đáng buồn, nếu không muốn nói là bi thảm của phận người, đó là ngày càng có quá nhiều người để cho sự đau khổ có căn nguyên từ sự ngu dốt của mình thống trị đến mức hào mòn và diệt vong sự sống nơi họ. Họ mở miệng ra là than và trách hoàn cảnh và những ai mà họ cho là căn nguyên gây nên câu chuyện bi thương đời họ, nhưng chưa một lần biết nhận lấy trách nhiệm về phía mình. Và họ được Đức Phật liệt vào hạng ngu ngốc. Swami Nirmalananda khi diễn giải lời nói trên của Đức Phật, ông đã nói thế này: “Tôi thường hay đề cập đến hình ảnh con lạc đà hay gặm lấy sừng của mình để rồi phải rách miệng và chảy máu, nhưng nó vẫn cứ thích làm như thế liên tục. Con người cũng y chang thế. Ta thích lặp đi lặp lại điều mà khiến ta phải chịu đựng quá nhiều, và thường thì ta hay quyết là sẽ chẳng để nó lặp lại nữa, nhưng thật ra vẫn chỉ là sự tái lặp nỗi đau trong sự ngớ ngẩn của bản thân. Nhiều người đã tự hoại đời mình mà không hề có một ý niệm nào là họ đang tự hại đời mình. Họ quá ngu dại như chính vấn đề họ đang phải đối diện, và lại tiếp tục chọn lấy nỗi đau cũ.” Còn cá nhân tôi hay dùng cảm nghiệm riêng mình để nói: “Đa phần chúng ta hạ quyết tâm làm một việc gì đó chỉ để bị quyết tâm hạ gục trong sự ngu dại của bản thân”. Cứ khiêm tốn nhìn lại cuộc sống của mình, ta sẽ kinh nghiệm rõ nét điều mà Swami Nirmalananda đã nói ở trên. Ta thường chính là thủ phạm gây nên mọi mất mát, đau đớn, căng thẳng, bất hạnh, đổ vỡ…cho chính cuộc đời mình, song ta lại chả chịu nhận ra mà thay vào đó là cứ tái đi tái lại những điều mình thường làm tổn thương chính mình trong sự cay nghiệt oán trách và đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh. Hễ có dịp và hoàn cảnh thuận lợi là ta ngồi ôn lại chuyện xưa chỉ để đào bới lên cái mồ vốn dành để chôn những xác chết, rồi ta hít lấy hít để mùi hôi thối bốc ra từ nấm mồ ấy và khoái chí trong sự hối tiếc, hối hận, căm phẫn, oán trách, và hận thù của mình về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Ta tự tội nghiệp mình bằng những kỉ niệm đau thương ấy, thứ kỉ niệm do mình tạo ra trong sự vô trách nhiệm và vô minh của chính mình, nhưng lại đổ sang cho người khác. Nói theo ngôn từ mặc khải của Kinh Thánh thì ta là kẻ thích tìm người sống ở nơi dành cho những kẻ chết (x. Lc 24,5). ĐGH Francis đã nói: “Những vấn đề, những bận tâm túi bụi hàng ngày có xu hướng làm chúng ta thu mình lại, trong sự cay đắng, sự buồn bã… và ngay cả trong cái chết.” Căn nguyên ở chỗ là ta tự thu mình lại và ta tự đi tìm lấy cái chết mà tưởng là sự sống. Ta đi tìm một thực tại ảo mà tưởng đó là thật. Ta đi tìm một sự giả dối và gian trá mà tưởng đó là chân lý và sự thật. Ta đi tìm sự bất công mà tưởng đó là công lý. Ta đi tìm chiến tranh và hận thù mà tưởng đó là bình an và tình yêu. Tất cả đều xuất phát từ sự ngu dại của bản thân ta, và ta phải chịu trách nhiệm về sự ngu dại này, không ai khác. Vậy phải làm sao đây? Rất đơn giản là ta hãy chỉ cần bình lặng lòng mình lại, nhận thức vấn đề của bản thân, và từ đó chấp nhận mình là căn nguyên của mọi điều bất hạnh đang diễn ra với mình từ trong quá khứ đến hiện tại. Và ngay tại thời điểm ta nhìn thấy sự thật ấy nơi bản thân mình, thì “sự thật ấy sẽ giải phóng ta” như lời xác quyết từ Thầy Giêsu: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” – (Ga 8,32). Còn chừng nào ta chưa chịu đón nhận sự thật ấy thì ta hãy biết rằng ta đang sống trong sự lừa phỉnh của chính mình. Ta tự lừa và ru ngủ mình trong những nỗi đau cuộc đời. Ta thích sống trong một thế giới lừa đảo và ảo tưởng của những tưởng tượng và tư duy ngu ngốc của mình. Ta thích ở lại trong nghĩa trang đìu hiu, ta thích tìm gặp mình nơi những nấm mồ chôn kẻ chết, ta thích giao du với những người giống như ta về mọi mặt, ta thích đi tìm sự giải thoát trong những chất gây kích thích, trong những câu chuyện phiếm, chuyện độc hại, và nơi những đám đông ồn ào đầy tiếng kêu than của những kẻ ngốc giống như ta. Mọi điều ta thích trong sự ngu dại của bản thân mình sẽ chẳng dẫn ta đi đến đâu ngoài những khổ đau, mất mát, tổn thương, và cái chết. Để được sống vui, sống khoẻ, và sống tự do, ta hãy biết nhìn vào thực tại của bản thân bằng một con tim khiêm tốn và chân thành, và bằng một sự khôn ngoan đến từ Trời Cao. Ta hãy chấp nhận một sự thật về bản thân là ta chính là căn nguyên của mọi câu chuyện buồn đời mình. Ta chính là nguyên nhân của mọi sự đổ vỡ và vấn đề của đời mình. Và khi ta đón nhận sự thật ấy, ta sẽ thấy một lối thoát rộng mở ở phía trước, lối ấy sẽ đưa ta đến miền đất của người sống, của niềm vui, bình an, và hạnh phúc thật. Joseph C. Pham
    Share Me
  • Tweet
  • Share
  • Share
  • Share
  • Share
Previous Post Next Post

Welcome to MyBlog

(Loading...)

Bài đọc nhiều

  • Sách của Friedrich Nietzsche Sách của Friedrich Nietzsche
  • Sách của Eckhart Tolle Sách của Eckhart Tolle
  • Tự do đầu tiên và cuối cùng - J. Krishnamurti Tự do đầu tiên và cuối cùng - J. Krishnamurti
  • Sách của Krishnamurti Sách của Krishnamurti
  • Sách của Osho Sách của Osho
  • Bút ký dưới hầm -  Dostoievski Bút ký dưới hầm - Dostoievski
  • Các học thuyết tâm lý nhân cách Các học thuyết tâm lý nhân cách
  • Nhật ký cuối cùng - Krishnamurti Nhật ký cuối cùng - Krishnamurti
  • Sách của Dostoievski Sách của Dostoievski
  • Sách của Thầy Thích Thông Lạc Sách của Thầy Thích Thông Lạc

Bài đọc khác

Từ khóa » Gặm Nhắm Nỗi đau