Gấm Vóc Lụa Là... - PN-Hiệp
Có thể bạn quan tâm
Trang
- Trang chủ
- Trang Multiply
- Guest Book
- Photo
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015
Gấm vóc lụa là...
Áo dài gấm (trong ảnh có ghi chú bên dưới "Gia đình một ông quan"). Ảnh Internet. Tết có dịp ngồi cà phê với mấy người bạn cũ, toàn bạn già đã về hưu. Bình thường thi thoảng có việc gì gặp thì bạn cũng như mình, về hưu già cả rồi ăn mặc tuềnh toàng, tết ai cũng trông bảnh hơn thường ngày. Có câu nói "Chiếc áo không làm nên thày tu", nhưng cũng có câu khác "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân". Có bạn đùa nói trông cả bọn cứ như đi hỏi vợ cho con vậy, rồi lan man về các loại vải vóc ngày xưa như gấm, vóc, lụa, the, lĩnh... hóa ra ngày xưa các cụ cũng đâu kém gì ngày nay trong việc ăn mặc, đủ loại vải lụa hết, không biết phân biệt ý nghĩa ra sao, chỉ biết rằng quần áo thời xưa mà may bằng gấm, vóc, lụa... thì dành cho quan lại, người giàu có, còn các loại khác như the, lĩnh, nhiễu... thì dành cho người bình dân hơn, như vậy thì chắc gấm, lụa đắt tiền và đẹp hơn the, lĩnh... Bạn hỏi tôi có rành về tên gọi các loại vải ngày xưa không? Hì hì, nghe bạn nói tôi cũng... ú ớ luôn. Tôi nói với bạn tôi cũng chỉ biết về lụa, gấm... như các bạn vậy. Đa số là qua sách vở (thơ văn), như cô gái trong bài thơ Chùa Hương của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp: Khăn nhỏ đuôi gà cao, Em đeo dải yếm đào, Quần lĩnh, áo the mới, Tay cầm nón quai thao. Hay bài thơ Chân quê của thi sĩ Nguyễn Bính: Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Một câu thơ khác của nhà thơ Nguyên Sa: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Không chỉ ngày xưa mới có nhiều thứ vải, ngày nay cũng thế, ta có thể nghe nói vải kaki, vải jean, vải cô tông (cotton), vải tê tơ rông (tetron), vải pô ly ét te (polyester), vải ka tê (Kate), vải ốc pho (Oxford), vải pô pơ lin (popeline), vài mút sơ lin (mousseline), vải tuyn (twill)...v.v... tùy loại vải mà độ bền, độ dày mỏng có khác nhau, có loại chỉ chuyên dùng cho nữ để may váy, áo dài, có loại vải chuyên để may quần tây, đồ vét (veston)... Nhưng trước khi nói đến các loại vải thời xưa, thì dân tộc ta biết dệt vải và sử dụng vải để may quần áo che thân từ bao giờ? Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh-Kiều Phú biên soạn ở thế kỷ 15, trong truyện Hồng Bàng Thị có chép: "Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy phủ, lấy con gái vua Động Đình là Long Vương, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy làm ruộng trồng dâu, đặt ra thứ bậc vua tôi tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng". Bởi vì: "Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy nước cốt gạo làm rượu...". Như vậy sách cho ta biết, thời hoang sơ trước Lạc Long Quân dân ta chưa biết đến áo quần bằng tơ lụa, mà phải lấy vỏ cây làm áo, chỉ đến thời Lạc Long Quân mới dạy dân cày cấy làm ruộng trồng dâu (trồng dâu để nuôi tằm, dệt lụa). Nhưng trước khi biết dệt vải thì dân ta đã biết lấy nước cốt gạo làm ra rượu để... nhậu rồi (đúng là truyền thống!). Theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con gái của vua Hùng Vương thứ 6 là người tìm ra con tằm và phát minh ra nghề dệt lụa ở nước ta. Truyền thuyết kể rằng công chúa là người tài sắc vẹn toàn nhưng không lấy chồng, có tài nói chuyện với chim, bướm. Một ngày kia vào rừng, công chúa gặp hội bướm đủ màu sắc rực rỡ, riêng con bướm nâu chỉ đậu một chỗ ngắm bạn bè. Công chúa hỏi thì bướm nâu nói: "Em không quen múa hát, em khác với các bạn kia". Công chúa hỏi: "Khác thế nào?". Bướm nâu đáp: "Em không biết ăn lá ngô, lá lúa, chỉ ăn lá dâu để đẻ ra trứng, trứng nở ra sâu, sâu nhả ra sợi tơ vàng óng mượt". Bướm nâu dẫn công chúa ra bãi dâu ở ven sông, nơi đó có hàng ngàn con sâu đang làm kén, những cái kén được đan bằng những sợi tơ óng mượt. Công chúa mang những cái kén về, nghĩ ra cách dệt những sợi tơ thành tấm vải mỏng để may áo rất đẹp. Công chúa đặt tên cho bướm nâu là ngài, sâu nhả ra tơ là tằm, và loại vải dệt ra gọi là lụa. Lụa tơ tằm. Ảnh Internet. Truyền thuyết cũng có chép sau này trong dân gian vào đời vua Lê Thánh Tông, có vợ chồng kia người chồng tên là Trần Vĩ làm quan ở Thăng Long, về hưu mở trường dạy học ở Nghi Tàm, đã già chưa có con, luôn cầu khẩn Trời, Phật. Một hôm ông nằm mộng được Ngọc Hoàng cho biết công chúa Liễu Hạnh đã xuống trần rồi, còn một công chúa nữa cho đầu thai vào nhà Trần Vĩ. Sau đó vợ ông đã ngoài 50 tuổi hạ sinh được một người con gái đặt tên là Quỳnh Hoa. Lớn lên Quỳnh Hoa được gả cho con một người bạn, người chồng tên là Liễu Nghị đỗ tiến sĩ làm tri phủ ở Thanh Hóa. Vợ chồng Liễu Nghị có công đánh giặc Chiêm Thành, Liễu Nghị được phong làm Đô đài ngự sử. Quỳnh Hoa được phong làm Quận phu nhân, lưu ở cung dạy nghề nuôi tằm dệt vải cho cung nữ. Khi chồng mất Quỳnh Hoa xin về Nghi Tàm (nay thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ - Hà Nội), bà giúp dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi mất bà được người dân nhớ ơn tôn là Bà chúa tằm, dựng đền thờ làm Thành Hoàng ở Nghi Tàm, và các vùng lân cận. Sách vở cũng chép trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sau khi đi sứ ở Trung Quốc, học được nghề dệt lượt, về truyền lại cho dân. Người dân làng Bùng tôn ông là Tổ nghề dệt lượt. Ông cũng đã mang được giống lúa Ngô (cây ngô, bắp) của người Tàu về dạy cho dân gieo trồng. Kén tằm. Ảnh Internet. Nghề tằm tơ, dệt lụa ở nước ta đã có từ lâu đời như thế, sản phẩm làm ra không những chỉ đáp ứng cho cái mặc của người dân trong nước, mà từ xưa thương nhân của nước ngoài đã đến nước ta mua sản phẩm tơ lụa mang về nước. Trong tập du ký của tác giả phương Tây Jean-Baptiste Tavernier, được in lần đầu bằng tiếng Pháp từ năm 1681, về chuyến du ký Đàng Ngoài vào thời vua Lê, chúa Trịnh. Trong du ký viết: ""Ở Vương quốc Đàng Ngoài có rất nhiều tơ lụa, bởi vậy mọi người trong xứ, giàu cũng như nghèo, đều mặc áo tơ lụa". Các tàu buôn người Hà Lan, người Nhật Bản, Trung Quốc đến mua tơ lụa mang về nước. Xứ Đàng Ngoài thời đó xuất khẩu chủ yếu là tơ lụa, xạ hương, trầm hương, và cả lúa gạo, trầm hương ở xứ ta có chất lượng cao, được người nước ngoài rất ưa thích. Về hàng dệt xưa ở nước ta có 2 loại, loại hàng dệt bằng tơ tằm, và loại hàng dệt bằng bông (cây bông). Ở bài này xin nói về loại hàng dệt bằng tơ tằm (như sách vở truyền thuyết đã dẫn có từ rất xa xưa). Tôi thử kể tên (theo thứ tự a, b, c): Địa, đoạn, đũi, gấm, là, lĩnh (lãnh), lụa, lượt, nái, nhiễu, nhung, sồi, thao, the, xuyến, vân, vóc... (có lẽ chưa đủ, bạn nào biết xin bổ sung). Tôi thử tra ý nghĩa của các loại hàng dệt trên theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội năm 1931). Đa số mặt hàng dệt là tiếng Việt, không phải là từ Hán Việt. - Địa: nền the, nền sa: tấm sa, tấm địa. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của ghi: Địa bắc thảo: thứ hàng mỏng dệt có bông hoa ở đất Bắc-thần. - Đoạn (緞): một thứ hàng tơ, mặt nhám. - Đũi: thứ hàng dệt bằng tơ gốc. Trong quyển Sổ tay Địa danh Việt Nam của tác giả Đinh Xuân Vịnh (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2002), trong mục từ Chợ Đuổi giải thích: - Chợ Đuổi: chợ ở góc phố Thái Phiên và Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Nổi tiếng về ẩm thực lòng lợn, tiết canh. - Chợ Đuổi: ở làng Tân Chiêm, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay thuộc khu Bàn Cờ, ở góc đường Võ Văn Tần và Cách mạng tháng 8, TP. Hồ Chí Minh. Tôi không rành về Chợ Đuổi ở Hà Nội, nhưng về Chợ Đuổi nay thuộc khu Bàn Cờ, nơi góc đường Võ Văn Tần - Cách mạng tháng 8, quận 3, TP. HCM, ( trước năm 1975 đường Võ Văn Tần là Trần Quý Cáp, Cách mạng tháng 8 là Lê Văn Duyệt), thì sách đã ghi sai tên. Chợ này tên gọi là Chợ Đũi (nay không còn, nhà thờ Huyện Sỹ thuộc họ đạo Chợ Đũi), trước năm 1975 là chợ chuyên bán Đũi, là loại vải dệt bằng tơ như giải thích trong Việt Nam Tự Điển ghi trên. - Gấm: thứ hàng dệt, có hoa, nhiều sắc. - Là: hàng tơ dệt thưa và mỏng. - Lĩnh (lãnh): thứ hàng tơ, mặt bóng. - Lụa: hàng dệt bằng tơ. - Lượt: hàng tơ dệt thưa, thường dùng làm khăn. - Nái: hàng dệt bằng tơ gốc. - Nhiễu: thứ hàng tơ, mặt nổi cát. - Nhung (茸): thứ hàng tơ dệt có tuyết mượt. - Sồi: hàng dệt bằng tơ gốc, mặt sù sì. - Thao: tua kết bằng chỉ: nón thúng quai thao. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của ghi: Thao: thứ hàng dệt chỉ sốn (sống?) - The (sa): thứ hàng dệt bằng tơ, không bóng, cũng gọi là "lương". - Vân: thứ hàng tơ, mình có vân. - Vóc: thứ hàng tơ, nền bóng. - Xuyến: thứ hàng dệt bằng tơ dệt mau sợi, thưa giãn. Tham khảo: - Những sách đã dẫn ghi trong bài viết. - Các vị Tổ ngành nghề Việt Nam, Lê Minh Quốc, NXB Trẻ - 1999. - Các Thành Hoàng & Tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc - Nguyễn Duy Hinh, NXB Lao Động - 2009. - Tập Du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài, Jean-Baptiste Tavernier, người dịch Lê Tư Lành, hiệu đính Nguyễn Thừa Hỷ, NXB Thế Giới - 2011.Bài cùng chủ đề:
14 nhận xét :
- Unknown22:08:00 11 thg 3, 2015
Nghe biết tên thế thôi, chứ có thấy cũng khó phân biệt anh nhỉ. Em biết áo lụa, gấm, the, chồi... Chắc thế thôi.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown22:25:00 11 thg 3, 2015
Đúng thế Toro, ngay cả cái giải thích của từ điển cũng không rõ ràng, gấm (hay may áo dài), nhung (các cụ bà ngày xưa vấn tóc bằng khăn nhung), lãnh (lĩnh) hay may quần (quần lãnh), còn phân biệt được, còn các loại khác có lẽ chỉ người trong nghề dệt mới phân biệt được thôi.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown22:25:00 11 thg 3, 2015
- Nang Tuyet22:53:00 11 thg 3, 2015
Bài viết thật hay và đầy ý nghĩa ! Cảm ơn anh Hiệp nhiều nè . Em thấy áo dài mà được may bằng lụa tơ tằm thì quả thật đẹp vì nó sẽ góp phần làm cho người phụ nữ có vóc dáng tha thướt , uyển chuyển hơn nhiều ...
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown22:55:00 11 thg 3, 2015
Hì hì, chừng nào về VN may ngay môt cái áo dài lụa tơ tằm đi NangTuyet, tôi thấy rất hợp với NangTuyet đó.
XóaTrả lời- Trả lời
- Nang Tuyet03:25:00 12 thg 3, 2015
Hihi ...em cũng muốn tìm lại cảm giác với chiếc áo dài truyền thống trở lại giống như lúc em còn ở Việt Nam , nhưng bây giờ sợ mặc vào ....coi hổng được vì khổ người quá cỡ rồi ....sợ hỏng được thướt tha mà đâm ra thượt thà khó nhìn đó anh Hiệp ơi ...híc ...
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown07:11:00 12 thg 3, 2015
Không biết "tình hình thực tế" ra sao? chứ tôi thấy mấy tấm hình NangTuyet đi du lịch bên Tây chụp đưa lên bên trang nhà, đâu có "thượt thà". Hôm nào về VN NangTuyet cứ thử may một cái áo dài gấm mặc coi sao. :-)
XóaTrả lời- Trả lời
- Nang Tuyet20:16:00 12 thg 3, 2015
Em cảm ơn anh Hiệp nữa nè ! Đọc xong lời com của anh mà em tức cười quá đi thôi ...mà thôi hỏng sao để khi về VN , em sẽ gặp các anh chị và các bạn , lúc đó tùy theo nhận xét của anh ...em có " thướt tha " hay " thượt thà " ..thì em sẽ may một cái đem qua đây mặc cho dân Tây nghía chơi ...mà trước tiên là có người đăng ký rồi đó bởi lẽ anh ấy vẫn luôn thích chiếc áo dài VN và nếu em sở hữu một cái thì anh ấy càng khoái chí ...hihi ...
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown21:03:00 12 thg 3, 2015
Nếu vậy khi nào về VN NangTuyet càng phải may một cái áo dài gấm mang qua bên Tây cho... anh Tây nghía đã luôn :-)))
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown23:02:00 12 thg 3, 2015
Áo dài gấm sẽ làm người mặc trông đầy đặn thêm . Nang Tuyet về VN , bây giờ có nhiều loại vải may áo dài trông thướt tha lắm , chẳng hạn như lụa tơ tằm bác H có nói ở trên . Hihi , NT tha hồ chọn , bảo đảm anh ấy của NT sẽ rất thích (-:
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknown07:21:00 13 thg 3, 2015
Lâu mới thấy bạn Marg. :-)Đúng là phụ nữ, rất rành về gấm vóc, đặc tính của các loại tơ lụa. Vậy là áo dài may bằng gấm sẽ làm cho "tình hình thực tế" thêm... thực tế. Nếu có về VN thì NangTuyet nên may một bộ áo dài lụa tơ tằm thướt tha, chắc chắn anh Tây sẽ chết mệt, hì hì!
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown22:55:00 11 thg 3, 2015
- Bulukhin13:15:00 12 thg 3, 2015
Bu tui ăn mặc xuyềnh xoàng không mấy quan tâm đến gấm lụa, mà lại bị ám ảnh bời cái cúc bấm "áo cài khuy bấm em làm khổ tôi". Sao anh chàng kia lại khổ bởi cái cúc bấm chứ. Có lẽ vì em đổi mới nhanh quá. Mới hôm qua áo em đơm cúc thường mà hôm nay đi tỉnh về đã là cúc bấm rồi. Dân làng và bố mẹ sẽ dị nghị em đua đòi, rồi can gián đôi ta. Với lại cởi cái cúc bấm ấy ra như thế nào anh quê mùa đâu có biết. Hóa ra em làm khó anh. Câu thơ 8 chữ mà lột ta được mâu thuấn mới cũ nơi vùng thôn quê, nói được cái bảo thủ trì trệ của anh nhà quê khó tiếp thu những gì tân thời mới mẽ....
Trả lờiXóaTrả lời- Unknown17:18:00 12 thg 3, 2015
Bài thơ của Nguyễn Bính rất hay, chỉ trong mấy câu thơ mà diễn tả được cách ăn mặc một thời của một cô gái Việt Nam, và những loại vải lụa thời ấy. Kể cả cái cúc bấm cũng là sản phẩm nơi áo của phụ nữ một thời, chỉ hiện diện sau khi người Pháp có mât. Nhìn lại hình ảnh áo sống của người phụ nữ ngày trước, như chiếc áo dài tứ thân hình như không có cái cúc nào (kể cả loại cúc thắt bằng dây vải như nơi áo của người Hoa). Bên trong họ mặc chiếc yếm, bên ngoài là áo tứ thân được cột bởi dây lưng lụa sồi như trong bài thơ, dưới mặc váy.Chiếc áo dài Cát Tường (Le Mur) ngày nay là kết hợp bởi áo tứ thân, xường xám của người Hoa, và áo dài của phụ nữ Chăm
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknown17:18:00 12 thg 3, 2015
- Unknown14:22:00 23 thg 5, 2018
Bên mình cung cấp chất liệu lụa tơ tằm Hà Đông phù hợp với kiểu dáng trang phục: vải lụa áo dài, lụa tơ tằm, váy lụa, quần áo lụaLụa Hà Đôngváy lụaVải lụa Hà ĐôngÁo dài lụa Hà Đông
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Lụa Tơ Tằm Vạn Phúc11:13:00 19 thg 3, 2021
Chúng tôi chuyên cung cấp: Vải Lụa Hà Đông, Lụa Tiến Vua, Lụa Nhập in 3D, Đũi, Đũi linen… HÀNG THIẾT KẾ CAO CẤP: Quần áo, Váy đầm thời trang, Áo dài cách tân, Áo dài truyền thống... Phụ kiện: Khăn lụa, Nón lá bọc lụa, Vòng lụa hạt gỗ, Cavat… Lụa Hà ĐôngVáy LụaÁo dàiBộ đồ lụa
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Chủ đề
- Thủ công
- Tản mạn tôn giáo
- Du lịch
- Hoa trái
- Suy gẫm
- Tản mạn
Hàng xóm
- VŨ NHO NINH BÌNH NHIẾP TƠ KỂ CHUYỆN - *Nhiếp tơ kể chuyện* * NGUYỄN KIM RẪN* Ò Ó… O… O… Tiếng bác Trống làm tôi giật mình. Thế có tiếc không...
- VƯƠNG-TRÍ-NHÀN Đi tìm dịch giả Trần Dần -- bài của Mai An Nguyễn Anh Tuấn - Có một lời đề từ trong một cuốn sách dịch cứ đóng xích trong tâm tư tôi suốt mấy chục năm ròng, không chỉ vì nội dung độc đáo mà còn vì thân phận đặc ...
- văn việt Một trăm câu chuyện – Hà Nội kể (6) - *Ngô Nhật Đăng* CHUYỆN HÀ LỒI Cao Sơn, Tử Vi có cách “Nhạn quá cao sơn” – con nhạn không lượng sức mình bay qua đỉnh núi cao, rơi xuống đầm lầy sống cùn...
- Giao Blog Có một lớp văn chương như vậy - năm 1989 và ý tưởng của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn - Chúng tôi là nhóm *Búp Trên Cành* (1976-1990s), đọc các thông tin để tham khảo một cách thú vị. Trước thì có lớp mới mở gần đây ở Thái Nguyên (đọc lại ở ...
- VanPham Thongdong Vẻ đẹp phụ nữ Nhật qua các thời kỳ lịch sử - Vẻ đẹp phụ nữ Nhật qua các thời kỳ lịch sử Andante *Như thế nào là một người đẹp? Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có những tiêu chuẩn riêng để định ngh...
- TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN Câu phức trong phiếu điều tra - Trích luận án của Vương Tấn Việt (aka Thích Chân Quang) năm 2021, trang 189: Câu 1. Điều 15 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Công dân có trách nhiệm thực thi Ng...
- Bố susu NHỮNG LÝ DO NÊN MUA VÀ KHÔNG NÊN MUA MÁY CHẠY BỘ - Bình thường Minh tui vẫn chạy bộ vào buổi sáng ngoài bờ kè kênh Nhiêu Lộc gần nhà mình. Dạo gần đây, ở nhà có đứa cháu nó béo tốt lên từng ngày và mất dần ...
- Minht 8/7/24. Những vần thờ..ơ cóc. Chào đầu tuần. - Chào đầu tuần, ấm áp với mùa Đông Đầu tuần cóc chúc bạn mùa Đông Cạnh nhà tươi rói những cánh hồng Thiên nhiên vui nhỉ, cho dù lạnh Vẫn cứ xanh tươi nh...
- Tuấn Công Thư Phòng “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ? - Gánh nước thuê Ảnh: ST HOÀNG TUẤN CÔNG Độc giả Lê Thanh Hải hỏi: “*Tôi đọc cuốn “Thành ngữ bằng tranh” của Nhà xuất bản Kim Đồng th...
- TỄU - BLOG Huy Đức: VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG - *VIỆT PHỦ KHÔNG CÒN CỦA RIÊNG THÀNH CHƯƠNG * * Bài: Huy Đức * * Đôi khi, sự… thiếu hiểu biết lại mang đến những cảm giác thật tươi mới. Tôi nhận thấy đi...
Lưu trữ Blog
Lưu trữ Blog tháng 3 ( 1 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 1 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 10 ( 3 ) tháng 9 ( 2 ) tháng 8 ( 3 ) tháng 7 ( 1 ) tháng 5 ( 2 ) tháng 4 ( 2 ) tháng 3 ( 3 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 3 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 11 ( 5 ) tháng 10 ( 4 ) tháng 9 ( 4 ) tháng 8 ( 5 ) tháng 7 ( 6 ) tháng 6 ( 11 ) tháng 5 ( 8 ) tháng 4 ( 9 ) tháng 3 ( 7 ) tháng 2 ( 8 ) tháng 1 ( 9 ) tháng 12 ( 13 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 13 ) tháng 9 ( 8 ) tháng 8 ( 18 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 9 ) tháng 5 ( 9 ) tháng 4 ( 5 ) tháng 3 ( 13 ) tháng 2 ( 18 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 14 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 7 ) tháng 9 ( 7 ) tháng 8 ( 10 ) tháng 7 ( 13 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 12 ) tháng 4 ( 12 ) tháng 3 ( 11 ) tháng 2 ( 13 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 11 ) tháng 11 ( 10 ) tháng 10 ( 12 ) tháng 9 ( 10 ) tháng 8 ( 13 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 15 ) tháng 4 ( 17 ) tháng 3 ( 14 ) tháng 12 ( 1 ) tháng 11 ( 1 )Khách ghé thăm
Phạm Ngọc Hiệp
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiXem nhiều
- Một số từ ngữ vay mượn từ tiếng Pháp trong tiếng Việt. Xe lô (xe trắc xông) xưa ở Saigon (xe màu đen phía bên tay phải xe xích lô). Ảnh Internet. Trong entry trước tôi có nói chuyện phiếm v...
- Banh chành. Sáng nay gặp người quen hỏi: "Banh chành là gì?". Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi này, bởi cái từ "Banh chành" này lâu...
- Cồng và Chiêng có khác nhau không? Phụ nữ Mường đánh Chiêng. Ảnh Internet. Trong entry "Tiếng cồng chiêng" mới đây, ông bạn dungNobita (tôi hay gọi là cụ Nô)...
- Tên xưa của một số quốc gia. Ảnh Internet. Đọc bên nhà bác Hồng Ngọc thấy có nói về những cái tên cũ của một số nước mà bây giờ ít thấy ai nói hay viết, Chẳng hạn...
- Nhặt nhạnh chữ nghĩa. Tôi đọc lại một quyển sách của một tác giả khá nổi tiếng hay viết về những vấn đề có liên quan đến chữ nghĩa (sách mới xuất bản năm 201...
- Nói chuyện ma. Cây đa đầu làng. Ảnh Internet. Có người hỏi ma le là con ma gì? Câu hỏi bất ngờ thật không dễ trả lời. Tôi chỉ có thể nói theo "...
- Thần cửa (Môn Thần - 門神). Trong dân gian có những vị Thần hay thấy được thờ trong gia đình như Thần tài, Táo quân, hay Thổ địa, nhưng có một vị Thần hiếm thấy được th...
- Ký ức Pleiku. Ảnh 1. Con dốc đi lên đi xuống ngày nay. Ảnh Marguerite. Ảnh 2. Con dốc đi lên đi xuống ngày xưa. Ảnh Internet. Ảnh 3. Phố xá...
- Chữ "Tôi" có nghĩa là gì? Hì hì! Có vẻ như đây là một câu hỏi ngớ ngẩn, vì "Tôi" là một từ mà tất cả mọi người thường dùng hằng ngày để xưng hô. "Tô...
Nhận xét mới
Theo nhau
Từ khóa » Câu Thơ Về Lụa
-
Tìm Bài Thơ "Áo Lụa" (kiếm được 200 Bài) - TKaraoke
-
Tìm Bài Thơ Với Lời "áo Lụa Hà đông" (kiếm được 16 Bài)
-
Tục Ngữ Về "lụa Là" - Ca Dao Mẹ
-
"Áo Lụa Trăng Mềm Bay Xuống Thơ" - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Thơ Trần Văn Tâm * Vàng Em Áo Lụa | Văn Học Nguồn Cội
-
Thơ Về Làng Lụa Vạn Phúc
-
Thơ Ca Về Nghề Tằm | Dongcadao
-
Vạn Phúc - Vẹn Nguyên Bài Thơ Tình Lụa Trắng: Bài 1 - Dệt “chiếc áo ...
-
Những Bài Thơ Bất Tử 5 - Áo Lụa Hà Đông
-
Bài Thơ "Áo Lụa Hà Đông" Của Nhà Thơ Nguyên Sa
-
Áo Lụa Hà Đông - Nguyên Sa - Thư Viện Thơ Hay
-
Bài Thơ: Về Làng Lụa Hà Đông (Nguyễn Đình Xuân) - Thi Viện