Gần đến Ngày Dự Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ Có Sao Không?

Gần đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến cho mẹ bầu thấy lo lắng bất an. Nếu thấy chỉ còn 2 – 5 ngày nữa là tới ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì cho thấy em bé sắp ra đời thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay nhé.

Mục lục bài viết

Toggle
  • Ngày dự sinh là gì ngày gì?
  • Dấu hiệu chuyển dạ khi gần đến ngày dự sinh
  • Tại sao gần đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ?
    • Nhớ sai ngày kinh
    • Khám thai muộn
    • Thai già tháng
  • Gần đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ có sao không?
    • Đối với thai nhi
    • Đối với thai phụ
  • Cần làm gì khi gần đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Ngày dự sinh là gì ngày gì?

Ngày dự sinh là ngày chẩn đoán trước thời điểm em bé sẽ có thể chào đời. Thông thường, quá trình mang thai sẽ kéo dài trong 40 tuần. Và ngày dự sinh sẽ giúp các mẹ bầu chuẩn bị trước tâm lý cũng như những đồ dùng cần thiết trước khi lâm bồn.

Ngày dự sinh

Tới gần ngày dự sinh, thi phụ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ

Ngày dự sinh sẽ được tính dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trước khi có thai. Bác sĩ sẽ dựa vào ngày này để tính ngày dự sinh.

Không phải em bé nào cũng sẽ ra đời vào đúng ngày dự sinh, có thể sinh trước hoặc sau ngày dự sinh 2 – 5 ngày. Nhưng nếu thai phụ mang thai đủ ngày đủ tháng thì gần đến ngày dự sinh sẽ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ.

Dấu hiệu chuyển dạ khi gần đến ngày dự sinh

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu luôn cần tuân theo lịch trình khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ. Dựa vào đó sẽ biết được khi nào có thể chuyển dạ. Ngoài ra, càng gần đến ngày dự sinh, các dấu hiệu chuyển dạ sẽ càng rõ ràng hơn như:

– Bụng tụt xuống thấp vì lúc này em bé xoay đầu và sẵn sàng để ra đời.

– Xuất hiện những cơn đau ở bụng dưới. Ban đầu các cơn đau chỉ thoáng qua nhưng càng gần đến thời điểm sinh sẽ càng trở nên dữ dội hơn. Những cơn gò sẽ kéo dài trong 10 giây và cách nhau 5 – 10 phút/lần.

– Ra dịch nhầy có lẫn 2 -3 giọt máu hay còn gọi là máu cá.

– Các cơ khớp ở vùng chậu trở nên lỏng lẻo hơn vì đang giãn ra chuẩn bị cho em bé ra đời. Vì vậy là các mẹ bầu hay có hiện tượng bị chuột rút hoặc đau lưng khi chuyển dạ.

– Cơ thể trở nên mệt mỏi hơn bình thường. Nhiều mẹ bầu khi gần đến ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ sẽ có tâm lý lo lắng, mất ngủ.

– Vỡ ối là triệu chứng hay gặp trong quá trình chuyển dạ khi đến gần ngày dự sinh.

Tại sao gần đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ?

Gần đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ không phải là trường hợp hiếm gặp. Rất nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng họ cảm thấy lo lắng và không biết vì sao đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Điều này được các bác sĩ chuyên sản khoa giải thích rằng:

Nhớ sai ngày kinh

Để tính ngày dự sinh, bác sĩ sẽ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Đáng tiếc rằng rất nhiều chị em không để ý tới ngày này. Nhiều người còn không biết mình mang thai vào thời điểm nào.

Việc xác định sai chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng tới ngày dự sinh. Vì vậy mà có thể gần đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ vì tính sai ngày dự sinh.

Gần tới ngày dự sinh chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ do tính sai ngày dự sinh

Khám thai muộn

Phát hiện và siêu âm thai sớm sẽ giúp tính ngày dự sinh chính xác hơn. Thai càng lớn thì ngày dự sinh sẽ càng bị lệch và không còn chính xác.

Vì vậy, nếu mẹ bầu khám thai lần đầu tiên vào tháng thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ, ngày dự sinh có thể không đúng. Từ đó dẫn tới việc gần đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ.

Thai già tháng

Một số trường hợp quá trình mang thai có thể kéo dài 41 – 42 tuần. Đây được gọi là thai già tháng, thai quá ngày dự sinh và được xác định khi đến ngày sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ.

Lúc này, thai phụ cần theo dõi và kiểm tra thai 1 – 2 ngày/lần. Nếu thai phát triển bình thường có thể chờ đến khi chuyển dạ hoặc bác sĩ chỉ định mổ lấy thai khi cần thiết.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác mà gần đến ngày dự sinh chưa chuyển dạ như mẹ sinh con so, mang thai bé trai, thai phụ bị béo phì…

Gần đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ có sao không?

Gần đến ngày dự sinh hoặc đến ngày sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ có sao không? Khi bắt đầu bước sang tuần thứ 41, nước ối sẽ bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Lúc này, các chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng của nhau thai và dây rốn cũng bắt đầu suy giảm.

Thai càng quá ngày dự sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ sẽ càng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đối với thai nhi

– Những em bé đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thường có cân nặng nhiều hơn những trẻ sơ sinh bình thường. Điều này có thể khiến trẻ không được sinh bằng phương pháp sinh thường hoặc bị chứng lệch vai do bị kẹt sau xương chậu của mẹ khi sinh.

– Nước ối cạn dần khi gần đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, dây tốn bị chèn ép khiến trẻ bị thiếu oxy và dẫn tới suy thai.

– Em bé có thể nuốt phải phân su có trong nước ối khi đến ngày sinh mà chưa chuyển dạ. Phân su có trong phổi của bé sẽ dẫn đến các vấn đề về hô hấp.

– Nhiều trường hợp thai chết lưu, em bé ngưng thở trước khi sinh do đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Theo dõi thai

Gần đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên

Đối với thai phụ

– Mang thai quá ngày sinh mà chưa chuyển dạ có thể khiến thai phụ bị rách âm đạo khi sinh do kích thước thai lớn.

– Có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn thai phụ sinh đúng ngày.

– Băng huyết sau sinh.

– Khó sinh do thai to và có thể phải can thiệp bằng phương pháp mổ lấy thai nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Cần làm gì khi gần đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Nếu các mẹ bầu thấy gần đến ngày dự sinh hoặc đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên sản khoa để theo dõi.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra tim thai, nước ối, nhau thai… để phát hiện dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời.

Trong trường hợp sức khỏe của thai phụ và em bé bình thường vẫn cần phải nằm viện để theo dõi.

BS Điệp

Theo dõi thai tại phòng khám bác sĩ Điệp khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ có thể sẽ thử những phương pháp tạo ra những dấu hiệu chuyển dạ nhân tạo. Bằng cách sử dụng thuốc Oxytocin, các cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện và bác sĩ theo dõi phản ứng của thai. Nếu em bé chịu được những cơn chuyển dạ này thì có thể kích thích cho mẹ bầu sinh thật ngay cả khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Ngược lại, nếu em bé không thể chịu được chuyển dạ nhân tạo, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật mổ lấy thai để hạn chế trường hợp suy thai.

Để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra, khi thấy đến gần ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm tra thai thường xuyên. Ngoài những lần siêu âm thai định kỳ, bắt đầu từ tuần thứ 40, nếu đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì các mẹ bầu nên khám thai 2 ngày/lần.

Qua bài chia sẻ về việc gần ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ trên đây, nếu mẹ bầu đang gặp phải vấn đề này, hãy tới phòng khám bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp. Đây là phòng khám chuyên sản khoa được nhiều chị em lựa chọn là địa chỉ theo dõi thai uy tín tại TPHCM. Với kinh nghiệm gần 30 năm công tác tại Bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ Điệp sẽ tư vấn cụ thể biện pháp can thiệp khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Từ khóa » Gần Ngày Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Gì