Thai Quá Ngày Dự Sinh Là Như Thế Nào, Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
1. Thai quá ngày dự sinh là gì?
Trước khi tìm hiểu xem thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm gì không, nếu bạn chưa biết tình trạng này là gì thì hãy tham khảo những nội dung sau.
Thai quá ngày dự sinh hay còn được gọi theo cách dân gian là “chửa trâu” là hiện tượng mang thai mà khi đã quá ngày dự tính sinh mà em bé vẫn chưa được sinh ra. Theo y học, những trường hợp thai quá ngày dự sinh là khi thai kỳ đã kéo dài quá 42 tuần tính từ ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Trên tổng số ca mang thai có 12% trong số các sản phụ được chẩn đoán là thai quá ngày dự sinh. Tuy nhiên chỉ có 4% trong số đó là thai quá ngày dự sinh thật sự còn lại là do những nhầm lẫn trong việc tính vòng kinh.
Thai quá ngày dự sinh là tình trạng thai đã đủ ngày tháng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ
2. Những dấu hiệu của thai quá ngày sinh
Khi đến ngày dự sinh, thai phụ sẽ có các dấu hiệu chuyển dạ như: bụng tụt, đau bụng dưới, ra dịch nhầy lẫn máu, các cơ khớp ở vùng chậu lỏng lẻo hơn, cơ thể mệt mỏi, vỡ ối,... Tuy nhiên, nếu đã đến ngày dự sinh mẹ không có các biểu hiện như trên thì cho thấy thai đang quá ngày dự sinh. Cụ thể:
Thai không tuột xuống dưới xương chậu: đây là dấu hiệu cho biết sản phụ sắp sinh, mẹ bầu có thể cảm nhận được bụng bầu tụt thấp xuống, không còn cảm thấy khó thở do thai chèn lên phổi nữa. Nếu đã qua 42 tuần mà không thấy những hiện tượng trên thì rất có thể bé đã quá ngày.
Sản phụ lần đầu sinh con: hiện tượng thai quá ngày dự sinh thường rất phổ biến ở các bà mẹ sinh con lần đầu. Vì thế, cần theo dõi thai nhi qua việc siêu âm như: nhịp tim, tình trạng nước ối, cũng như đo monitoring sản khoa để chắc chắn bé vẫn khỏe mạnh. Thai nhi nếu để quá 42 tuần cần thực hiện các biện pháp giục sinh vì có thể nguy hiểm đến bé và cả mẹ.
Lần mang thai trước cũng quá ngày dự sinh: dựa vào lần mang thai trước các chị em có thể phán đoán được tình trạng của thai nhi. Nếu lần mang thai trước quá ngày thì khả năng cao lần mang thai này cũng sẽ bị như thế.
Thai nhi ít chuyển động: nếu thai nhi trong bụng không cử động nhiều như bình thường thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thực hiện những xét nghiệm sức khỏe thai nhi.
3. Thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm không
Thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Khi bắt đầu bước sang tuần thứ 41, nước ối bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Lúc này, các chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng của nhau thai và dây rốn cũng bắt đầu suy giảm.
Đối với thai nhi:
-
Tăng nguy cơ đẻ mổ do thai quá ngày dự sinh thường có trọng lượng thai lớn hơn thai đúng ngày dự sinh.
-
Gần đến ngày dự sinh nước ối sẽ cạn dần, lúc này nếu chưa chuyển dạ sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp tim của bé, dây rốn bị chèn ép có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, nguy hiểm đến tính mạng trẻ, thậm chí là suy thai.
-
Bé có thể nuốt phải phân su lẫn trong nước ối, từ đó gây ra các vấn đề về hô hấp sau khi sinh.
-
Bé bị suy dinh dưỡng, da nhăn nheo, sức đề kháng kém, thậm chí thai có thể chết lưu nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Nếu thai nhi quá lớn cần thực hiện mổ để lấy em bé ra
Đối với người mẹ:
-
Mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn thai phụ sinh đúng ngày.
-
Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
-
Khó sinh do thai to và làm tăng nguy cơ sinh mổ.
Thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe của thai nhi
4. Cách xử lý khi thai quá ngày dự sinh
Khi gặp trường hợp thai quá ngày dự sinh bạn sẽ nhận được khuyến cáo của bác sĩ là nên nhập viện và làm các xét nghiệm để xác định tình trạng của thai nhi. Các bác sĩ sẽ tiến hành một xét nghiệm bắt buộc là xét nghiệm máu bên cạnh đó là các loại siêu âm và thực hiện các cuộc thí nghiệm để xác định tình hình của thai nhi.
Siêu âm để biết được kích thước của thai nhi và đo lượng nước ối. Có thể thực hiện chọc dò dịch ối dựa theo kết quả siêu âm.
Một thử nghiệm được gọi là “nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin” sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đầu tiên nữ hộ sinh sẽ thực hiện truyền vào tĩnh mạch của sản phụ dung dịch Glucose 5% pha với 5 đơn vị Oxytocin mục đích nhằm tạo ra 3 cơn gò tử cách nhau 10 phút . Để theo dõi những đáp ứng của tim thai sản phụ sẽ được gắn máy monitor, sau đó ghi lại những phản ứng của tim thai. Đây được gọi là “cuộc chuyển dạ nhân tạo”, nếu em bé chịu được cuộc chuyển dạ này thì cũng có thể chịu được tác động của lần sinh thật.
Các sản phụ cần khám thai định kỳ để kịp thời có những biện pháp đưa thai quá ngày ra ngoài
Các bác sĩ cũng có thể tạo một thử nghiệm để theo dõi các đáp ứng của tim thai qua mỗi cử động của thai nhi. Các sản phụ được yêu cần để ý đến những cử động của em bé ví dụ như một cái đạp, cử động này sẽ được ghi lại trên bản đồ tim thai. Sau khoảng 20 - 45 phút làm thử nghiệm thì các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về sức khỏe của bé. Ngoài ra, hàng ngày các bác sĩ cũng yêu cầu bạn để ý cử động của thai nhi để đảm bảo rằng em bé chưa có hiện tại.
Khi đã chắc chắn rằng thai nhi đã đủ cứng cáp để chịu đựng các tác động của cuộc chuyển dạ các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp giục sinh để sinh em bé ra. Đừng lo lắng về việc sinh thai quá thời gian dự sinh có nguy hiểm không vì các bác sĩ sẽ cân nhắc kĩ để đưa ra cho bạn lựa chọn tốt và an toàn nhất. Bằng cách truyền dung dịch Oxytocin và đường tĩnh mạch hoặc đặt túi nước vào buồng tử cung để tạo cơn gò tử cung.
Có những trường hợp không thể thực hiện một cuộc sinh thường do thai quá yếu hoặc em quá lớn các bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc phẫu thuật sinh mổ để giúp sản phụ lấy em bé ra.
Qua bài viết này có lẽ chị em đã tìm ra câu trả lời cho việc thai quá ngày dự sinh có nguy hiểm không rồi. Mang thai và làm mẹ là một thiên chức của người phụ nữ, hãy để ý những điểm khác lạ của cơ thể khi mang thai để có những biện pháp xử lý kịp thời. Chúc chị em luôn vui vẻ xinh đẹp và hạnh phúc cùng gia đình của mình.
Từ khóa » Gần Ngày Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Gì
-
Đến Ngày Dự Sinh Mà Chưa Sinh, Phải Làm Thế Nào? | Vinmec
-
Làm Gì Khi Thai Quá Ngày Dự Sinh Mà Vẫn Chưa Chuyển Dạ? | Vinmec
-
8 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón Con Yêu
-
Thai Quá Ngày Dự Kiến Sinh - Mẹ Bầu Cần Xử Trí Như Nào?
-
Quá Ngày Dự Sinh 2 Ngày Có Sao Không? - Hello Bacsi
-
Đến Ngày Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Có đáng Lo?
-
Gần đến Ngày Dự Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ Có Sao Không?
-
Đến Ngày Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ Nguy Hiểm Không?
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Làm Gì Khi Thai Quá Ngày Dự Sinh Mà Vẫn Chưa Chuyển Dạ?
-
9 Dấu Hiệu Sắp Sinh Trước 2 Ngày Mẹ Bầu Nên Nắm Rõ | TCI Hospital
-
Liệu Có Nguy Hiểm Khi đến Ngày Sinh Mà Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển ...
-
10+ Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Của Mẹ Bầu Trước 2 Ngày - 1 Tuần
-
Bà Bầu Nên Làm Gì Khi đã Quá Ngày Dự Sinh Mà Chưa Chuyển Dạ?