Gắn Kết Nhân Viên đem Lại Lợi ích Gì Cho Tổ Chức? | GapoWork
Có thể bạn quan tâm
Gắn kết nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Một khi tập thể kết nối mạnh mẽ và tin tưởng lẫn nhau thì tổ chức sẽ có nền móng vững chắc để thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy lợi ích của việc gắn kết nhân viên đối với tổ chức là gì? Cùng GapoWork khám phá thêm những giá trị của sự gắn kết nhân sự trong tổ chức ở bài viết này nhé!
Theo một báo cáo của Gallup cho biết: 50% nhân viên bị mất động lực trong khi làm việc và luôn sẵn sàng rời bỏ tổ chức bất cứ khi nào chỉ vì thiếu gắn kết với đội ngũ.
Lợi ích của gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp
-
Nâng cao năng suất công việc
Theo thông tin từ báo cáo của Aon Hewitt: Khi mức độ gắn kết của nhân viên tăng 1%, năng suất lao động của nhân sự trong doanh nghiệp tăng thêm 0,6%. Như vậy có thể thấy rằng, nếu một đội ngũ gắn bó sẽ tạo ra hiệu quả làm việc tốt hơn gấp nhiều lần so với tập thể với nhiều cá nhân rời rạc.
Sự gắn kết của nhân viên được thể hiện rõ khi một thành viên hài lòng với công việc, đồng nghiệp và tổ chức, họ sẽ trung thành và nỗ lực hết mình vì những mục tiêu chung. Nhờ đó mà hiệu quả làm việc của thành viên sẽ tăng lên, tinh thần làm việc nhóm được cải thiện, đặc biệt giúp đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp phát triển hơn.
-
Giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc nhóm
Nhiều đội nhóm khi làm việc từ xa thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột do các thành viên không hiểu ý nhau, hay người mới thiếu sự tương tác, trao đổi với đồng nghiệp. Điều này khiến cho nhân sự cảm thấy áp lực, căng thẳng khi đi làm, nội bộ nhóm mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến kết quả cuối cùng.
Quản lý/ trưởng nhóm có thể tạo nhóm Chat hoặc Nhóm chung trên nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp và tổ chức GapoWork để các thành viên bàn luận, trao đổi về dự án. Ngoài ra, tổ chức họp nhóm thường xuyên qua tính năng Zoom không giới hạn tích hợp sẵn trên hệ thống cũng có thể giúp nhóm nhanh chóng đưa ra phản hồi liên tục khi xảy ra sự cố, tình huống xấu. Điều này giúp hạn chế được bất đồng, mâu thuẫn và những rủi ro không đáng có khi làm việc chung.
-
Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự
Khi tập thể không có sự gắn kết bền chặt, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản với công việc, lạc lõng và có ý định rời bỏ tổ chức, đặc biệt ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của mọi người. Quản lý phải tốn nhiều công sức và thời gian khi phải liên tục tuyển dụng, đào tạo, chỉ dẫn nhân viên mới, thậm chí nó còn kìm hãm khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Mặt khác, các nhân viên cảm thấy hài lòng trong công việc và có sự kết nối với đồng nghiệp sẽ ít có xu hướng nhảy việc hơn. Nếu các lãnh đạo muốn giữ chân đội ngũ nhân tài trong công ty, thì việc thiết lập một môi trường làm việc thân thiện, tích cực là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể tổ chức các hoạt động chung như minigame, thi đua trực tuyến, giao lưu, chia sẻ qua bài Post/ Livestream ở Nhóm chung hay Bảng tin nội bộ của công ty trên nền tảng giao tiếp GapoWork. Bằng cách này, nhân viên có cơ hội trò chuyện, kết nối và tương tác với mọi người nhiều hơn đồng thời mở rộng những mối quan hệ lành mạnh tại môi trường công sở. Khi nhân viên cảm thấy thoải mái với các đồng nghiệp xung quanh, chất lượng công việc mà họ tạo ra cho doanh nghiệp cũng vì thế mà được tăng lên.
-
Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp
Những nhân viên có mối quan hệ thân thiết và gắn kết với đồng nghiệp thường sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ mọi người khi làm việc, giúp công việc diễn ra thuận lợi và tốt đẹp. Nhân sự cảm thấy luôn hài lòng, hạnh phúc mỗi khi đi làm và luôn sẵn sàng cống hiến hết mình cho tổ chức.
Khi các nhân viên gắn bó và có thái độ tích cực sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết, tổ chức có thể thuận lợi xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp phát triển và bền vững. Nếu được làm việc ở một nơi có văn hóa phù hợp, các thành viên sẽ có năng suất làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu như người lao động cảm thấy không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp công ty hiện tại, họ sẽ bị áp lực và chán nản với công việc. Việc chia sẻ những câu chuyện liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chung của công ty qua Livestream/ Zoom không chỉ giúp nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với tổ chức mà còn thấm nhuần tư tưởng về giá trị mà doanh nghiệp mình làm việc đang hướng đến.
Từ khóa » Chức Rời Rạc
-
Sự Khác Biệt Giữa Chức Năng Rời Rạc Và Chức Năng Liên Tục
-
Teamwork Và Bài Học Kết Nối Giữa Các Thành Viên - Glints Vietnam Blog
-
Thể Loại:Sự Kiện Có Tổ Chức – Wikipedia Tiếng Việt
-
VĂN HÓA TỔ CHỨC VỚI QUẢN LÝ THAY ĐỔI - OD Click
-
Biến Ngẫu Nhiên Rời Rạc - CMARD2
-
[CNTT-K13C] Tổ Chức Học Nhóm Môn Toán Rời Rạc
-
Quy Hoạch Tránh Rời Rạc, Cục Bộ, Chia Cắt, Manh Mún
-
Lựa Chọn Quản Lý Doanh Nghiệp Theo Hệ Thống Thay Vì Phần Mềm ...
-
5 Lời Khuyên Cải Thiện Gắn Kết Nhân Viên Cho Quản Lý | BizApps
-
Tư Vấn Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp - PwC
-
RỜI RẠC Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch