Găng Tu Hú Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Găng tu hú
Găng tu hú
Đặt lịch
Găng tu hú (Randia dumetorum Benth.) còn có tên gọi khác là Găng trâu, Mây nghiêng pa. Dược liệu thuộc họ Cà phê (danh pháp khoa học: Rubiaceae). Dược liệu có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa.
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Găng trâu, Mây nghiêng pa
Tên khoa học: Randia dumetorum Benth.
Thuộc họ: Cà phê (danh pháp khoa học: Rubiaceae.
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Găng tu hú là một loại cây nhỏ nhưng có rất nhiều cành. Trên cành cây tồn tại rất nhiều gai có chiều dài từ 5 – 15mm, có chiều rộng to, mọc ngược hoặc mọc ngang đối với cành. Dược liệu có lá cứng mọc ở đầu cành. Lá dược liệu xuất hiện với hình bầu dục, có chiều rộng từ 1,5 – 3cm, có chiều dài từ 2,5 – 7cm.
Hoa dược liệu xuất hiện cùng với màu trắng nhạt hoặc màu vàng nhạt. Hoa thường mọc đơn độc và không có cuống. Dược liệu có quả mọng xuất hiện với màu vàng nhạt. Quả có đường kính từ 2,5 – 5cm, có hình cầu hoặc hình trứng, nhẵn, trên đầu có hai lá đài.
Bên trong quả có rất nhiều hạt. Hạt xuất hiện với màu đen. Chúng lẫn trong phần cơm và nằm đầy trong quả. Từ tháng 3 đến tháng 9 là mùa hoa. Tháng 3 và tháng 11 là mùa quả.
Phấn bố
Dược liệu Găng tu hú mọc hoang ở nhiều nơi. Ngoài ra dược liệu còn dược trồng ở khắp các tỉnh để làm hàng rào vì chúng có nhiều gai.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng: Quả, rễ và vỏ cây Găng tu hú (Fructus, Radix et Cortex Catunaregami Spinosae)
Thu hái: Thu hái quả dược liệu vào mùa đông. Vỏ và rễ cây có thể thu hái quanh năm
Chế biến: Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu. Dùng tươi hoặc mang dược liệu phơi khô, sấy khô để dùng dần
Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Dược liệu Găng tu hú chứa một số thành phần hóa học quan trọng sau:
Rễ dược liệu
- Hoạt chất scopolatin.
Cơm quả dược liệu
- Saponin trung tính và acid
- Tinh dầu và acid nhựa.
Quả khô
- Một lượng nhỏ chất saponin được tìm thấy trong quả khô, sau khi kết tinh được gọi là ursosaponin
- B-sitosterol và một triterpen mới
Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Vị thuốc Găng tu hú có tác dụng:
- Kháng khuẩn
- Kháng viêm
- Diệt trùng
- Điều trị mụn nhọt, lở loét
- Trừ giun
- Bổ và lợi tiêu hóa.
Theo Y học cổ truyền
Quả Găng tu hú có tác dụng kích thích gây nôn. Vỏ quả làm săn da. Cơm quả có tác dụng trừ giun, gây sảy thai và cầm lỵ. Vỏ cây se, có tác dụng bổ và lợi cho tiêu hóa. Lượng nước chiết được lấy ra từ vỏ rễ có tác dụng diệt trùng.
Lá dược liệu thường được sử dụng để làm sương sâm. Phần rễ nghiền ra dùng duốc cá. Phần thân và vỏ rễ hãm cùng với nước sôi để uống cho đều kinh. Quả thường được sử dụng để ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa hoặc dùng để nhuộm vàng. Ngoài ra phần quả còn được sử dụng để làm thuốc chữa mụn nhọt và lở loét.
Ở Việt Nam, cây Găng tu hú rất ít khi được sử dụng để làm thuốc. Thông thường người ta chỉ sử dụng phần quả thay cho xà phòng để giặt sạch quần áo. Đặc biệt là ở những hàng tơ lụa không chịu được tác dụng làm sạch của xà phòng và không bị ảnh hưởng bởi chất màu của nước sắc ngâm hoặc nước sắc quả Găng tu hú.
Ở Ấn Độ, quả xanh thường được sử dụng để duốc cá. Phần cơm quả được người dân sử dụng để điều trị lỵ và trừ giun. Ngoài ra ở Ấn Độ phần quả còn được sử dụng để làm thuốc gây nôn. Mang dược liệu phơi khô, tán thành bột mịn, đắp thuốc vào lưỡi và vòm khẩu cái để điều trị đau ốm ở trẻ em khi mọc răng và bệnh sốt.
Đắp ngoài để làm giảm những triệu chứng đau nhức do bệnh thấp khớp gây ra. Dùng quả để điều trị tiêu chảy và lỵ. Uống vỏ rễ để điều trị bệnh đau bụng. Đập dập phần vỏ, sau đó thả xuống nước để duốc cá.
Ở Trung Quốc, Găng tu hú còn được gọi là Sơn Thạch lựu. Phần rễ và phần vỏ quả thường được sử dụng trong điều trị phong thấp và đòn ngã. Phần vỏ cây, rễ và quả thường được sử dụng để gây nôn hoặc dùng trong một số bài thuốc điều trị khác.
Lá mang giã nát và trộn đều với đường để làm thuốc đắp điều trị sưng đau. Dùng để duốc cá khi quả còn non xanh. Đun nước vỏ quả để điều trị các bệnh ngoài da. Trong dân gian, mầm và cành non của dược liệu thường được mang giã nát. Sau đó đắp thuốc vào những vị trí bị gai cấm vào để lôi gai ra ngoài.
Tính vị và qui kinh
Chưa có thông tin cụ thể.
Liều lượng và cách dùng
Dùng trong: Sử dụng từ 5 – 20 gram mỗi ngày. Có thể dùng tươi, phơi khô hoặc sấy khô sắc thành nước uống, tán thành bột để làm hoàn hoặc nấu thành cao.
Dùng ngoài: Sử dụng với liều lượng tùy ý. Có thể dùng tươi giã nát làm thuốc đắp hoặc tán thành bột mịn, trộn với nước tạo thành hỗn hợp đặc sệt để đắp ngoài.
Bài thuốc
Nhờ thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Găng tu hú được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị mụn nhọt, lỡ loét: Dùng quả găng bổ đôi, loại bỏ hết phần hạt. Sau đó cho vôi vào, dùng đất sét bọc ngoài. Đốt dồn tính. Loại bỏ phần đất, tán quả thành bột mịn. Mang bột này đắp xung quanh những vị trí đang bị mụn nhọt, lỡ loét. Sử dụng 1 lần/ngày cho đến khi những vết loét, mụn nhọt được cải thiện.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị sốt, ốm đau ở trẻ em khi mọc răng: Sau khi thu hái, mang quả dược liệu rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy từ 3 – 5 gram thuốc bột đắp vào lưỡi và cho vào vòm khẩu cái. Đắp thuốc từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục trong 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị đau xương khi bị sốt: Dùng 15 gram vỏ quả, rửa sạch. Cho vỏ quả vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Đồng thời mang vỏ quả rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành dung dịch. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị đau nhức xương. Để thuốc khô tự nhiên hoặc dùng băng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 2 – 3 tiếng. Đắp từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị đau nhức xương khớp do bệnh thấp khớp: Mang vỏ quả rửa sạch, phơi khô và tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị đau nhức xương. Dùng băng gạc để băng cố định. Sau khi băng giữ nguyên trạng thái trong 2 – 3 tiếng. Đắp thuốc 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị đau bụng: Dùng 15 gram vỏ quả, rửa sạch. Cho vỏ quả vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày trong 3 – 5 ngày.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị tiêu chảy và lỵ: Dùng 20 gram vỏ rễ, rửa sạch, sau đó mang đi phơi khô. Cho vỏ rễ vào nồi cùng với 500ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ trong cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày. Cần đun nóng thuốc trước khi sử dụng. Dùng 1 thang/ngày trong 2 – 3 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị đòn ngã và phong thấp: Dùng 20 gram rễ và quả được liệu rửa sạch, phơi cho héo. Cho rễ và quả vào nồi. Rót thêm 600ml nước lọc vào cùng. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi cạn dần và chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn ấm. Sử dụng 1 thang/ngày. Đồng thời mang rễ và quả dược liệu rửa sạch, phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Cho thuốc bột vào bình thủy tinh có nắp đậy và bảo quản tại nơi khô ráo. Khi cần lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị thương, đau nhức do phong thấp. Để thuốc khô tự nhiên hoặc dùng băng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 3 tiếng. Đắp từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị sưng đau: Dùng 20 gram lá dược liệu (liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của vết thương. Mang lá dược liệu rửa sạch cùng với nước muối. Cho lá dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Sau đó trộn thuốc cùng với một ít đường. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị sưng đau. Dùng băng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 3 tiếng. Đắp từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị các bệnh ngoài da: Mang 50 gram vỏ quả rửa sạch. Cho vỏ quả vào nồi. Rót thêm 1 lít nước lọc vào cùng. Thực hiện đun sôi thuốc trong 15 phút. Để thuốc nguội bớt. Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, mang nước này ngâm và rửa da để chữa bệnh. Để bệnh tình có thể mau chóng cải thiện, người bệnh sử dụng bài thuốc 1 lần/ngày. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Bài thuốc từ Găng tu hú điều trị chỗ bị gai cấm vào để có thể lôi gai ra được: Dùng cành non và mầm của dược liệu rửa sạch cùng với nước muối. Cho cành non và mầm dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị gai cấm vào. Dùng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 3 tiếng hoặc cho đến khi thấy gai lồi lên. Hoặc mang cành non và mầm của dược liệu rửa sạch cùng với nước muối, phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Lấy một lượng thuốc bột vừa đủ pha cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này đắp vào những vị trí đang bị gai cấm vào. Dùng gạc để băng cố định. Sau khi băng, người bệnh giữ nguyên trạng thái trong 3 tiếng hoặc cho đến khi thấy gai lồi lên.
- Bài thuốc từ Găng tu hú giúp điều kinh: Mang 15 gram vỏ rễ và phần thân của dược liệu rửa sạch cùng với nước muối. Dùng dao cắt nhỏ dược liệu. Cho dược liệu vào tách. Rót 300ml nước đun sôi vào cùng và thực hiện hãm dược liệu trong 20 phút. Uống ngay khi còn ấm. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi kinh nguyệt ổn định.
Lưu ý
Trước khi sử dụng những bài thuốc chữa bệnh, người dùng cần ngâm và rửa sạch dược liệu Găng tu hú cùng với nước muối pha loãng. Đặc biệt là những bài thuốc dùng ngoài và có vết thương hở. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa trường hợp nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm.
Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về dược liệu Găng tu hú và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên chủ động liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền nếu muốn đưa dược liệu vào quá trình chữa bệnh. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả, người bệnh nên áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ Găng tu hú theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
- Cây nhàu và những bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu trong dân gian
- Bài thuốc từ Đẳng sâm, kiêng kỵ và những điều cần lưu ý
Từ khóa » Găng Có Tác Dụng Gì
-
Cây Găng
-
Tìm Hiểu Về Tác Dụng Chữa Bệnh Từ Cây Găng Gật
-
Cây Găng Với 14 Bài Thuốc Trị đau Nhức Xương, Tiêu Chảy,... - Metaherb
-
Tác Dụng Của Cây Găng Và 5 Bài Thuốc Trị Bệnh Hiệu Quả
-
Găng Tu Hú: Dược Liệu Có Tác Dụng đa Dạng - YouMed
-
Cây Găng – Giải Nhiệt, Chữa Tiểu Vàng, đỏ, đái Rắt; Giá: 160K
-
Găng Tu Hú: Cây Thuốc Mọc Hoang Ven Rừng Chữa Nhiều Bệnh
-
7 Tác Dụng Của Cây Găng Gật
-
Thạch Găng Là Thạch Gì? Thạch Găng Và Sương Sâm Có Gì Khác Nhau?
-
Công Dụng, Cách Dùng Găng Tía - Tra Cứu Dược Liệu
-
Thạch Găng Bao Nhiêu Calo Và ăn Có Béo Không? Nên ăn Bao Nhiêu ...
-
Găng Cơm (cây Cẩm Xà Lặc) Công Dụng Cách Dùng Làm Thuốc
-
Sự Thật 6 Tác Dụng Của Cây Găng Gật
-
Công Dụng Chữa Bệnh ít Biết Của Thạch đen, Thạch Xanh - Tiền Phong