Gành Đá Đĩa – Wikipedia Tiếng Việt

Một góc Gành Đá Đĩa
Một góc Gành Đá Đĩa

Gành Đá Đĩa là một danh thắng thiên nhiên tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, Việt Nam.[1] Địa điểm này là một đoạn bờ biển có các cột đá bazan hình lăng trụ, trông giống như những chiếc đĩa xếp chồng lên nhau.[2]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Cận cảnh các trụ đá tại Gành Đá Đĩa

Theo các nghiên cứu, bazan tại khu vực này hình thành do hoạt động phun trào của núi lửa tại vùng trung tâm tỉnh Phú Yên (cao nguyên Vân Hòa ngày nay) cách đây hàng triệu năm. Các dòng dung nham khi nguội dần thì đông cứng lại và nứt vỡ thành các cột đá hình lăng trụ tương đối đồng đều. Những cột đá nằm sát biển sau đó lại chịu tác động của sóng đánh vào nên tiếp tục nứt theo chiều ngang, tạo thành các "đĩa" đá.[2][3]

Khu vực chính của danh thắng Gành Đá Đĩa có diện tích khoảng 2.700 m², các cột đá bazan tại đây tạo thành hai mũi nhô ra biển. Mũi nhô thứ nhất nằm về phía bắc, nổi bật với các cột đá nghiêng, uốn cong. Mũi thứ hai nằm về phía nam với các cột đá hầu hết thẳng đứng và tạo thành các bậc từ thấp đến cao.[2]

Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới cũng có các khối đá bazan dạng cột là: Giant's Causeway tại Bắc Ireland, Los Órganos tại Tây Ban Nha, hang động Fingal tại Scotland hay vách đá Jusangjeolli tại đảo Jeju (Hàn Quốc).[4][5] Bên cạnh đó, ngay trên địa bàn huyện Tuy An cũng có một số địa điểm tương tự như: Hòn Yến (xã An Hòa Hải), vực Trà Cơi, vực Hố Tròn (xã An Xuân), vực Song, vực Hòm (xã An Lĩnh).[6][7] Vào tháng 9 năm 2019, tại mỏ đá ở thôn Xuân Dục (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa), đơn vị khai thác cũng phát hiện các vỉa đá bazan hình cột.[8]

Văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Lăng Đá Đĩa

Người dân tại đây còn lưu truyền hai truyền thuyết về nguồn gốc của Gành Đá Đĩa. Theo truyền thuyết thứ nhất, các khối đá này vốn là một kho của cải vàng bạc châu báu. Vào một đêm các kẻ xấu châm lửa đốt cửa với ý định cướp số của cải này, tuy nhiên giữa chừng thì một cơn lốc xoáy cuốn chúng đi và phát ra một tiếng nổ kinh hoàng. Sáng hôm sau, người dân phát hiện của cải đã hóa thành đá. Còn truyền thuyết thứ hai lại kể rằng nơi đây có cảnh quan thơ mộng nên các vị thần tiên giáng trần, đem theo chén vàng, đĩa ngọc xuống để mở yến tiệc, tuy nhiên do mải mê vui chơi nên họ bỏ quên các chồng bát đĩa, lâu ngày hóa thành đá.[9]

Ở rìa phía tây nam của danh thắng có Lăng Đá Đĩa thờ cúng thần Nam Hải (tức Cá Ông) của ngư dân trong vùng, được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19 dưới thời vua Tự Đức.[2]

Xếp hạng di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận Gành Đá Đĩa là thắng cảnh cấp quốc gia.[10] Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Gành Đá Đĩa được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2280/QĐ-TTg.[11]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phạm Cường, Xuân Triệu (1 tháng 4 năm 2021). “Danh thắng Gành Đá Đĩa đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt”. VietnamPlus, TTXVN. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b c d Khánh Chi. “Gành Đá Đĩa, tỉnh Phú Yên”. Cục Di sản văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2003). Địa chí Phú Yên. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 708–709. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Viết Tuân (6 tháng 1 năm 2021). “Ghềnh đá đĩa Phú Yên là di tích quốc gia đặc biệt”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Thu Hà (10 tháng 10 năm 2019). “Sẽ có thêm một công viên địa chất tại Phú Yên?”. Cổng thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Nguyễn Văn Mỹ (22 tháng 9 năm 2019). “Phát hiện thêm nhiều 'gành Đá Dĩa' tuyệt đẹp ở Phú Yên”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Quỳnh Mai (15 tháng 3 năm 2020). “Phú Yên: Kỳ thú những "gành Ðá Ðĩa" và dự án công viên địa chất toàn cầu”. Tổng cục Du lịch.
  8. ^ Trần Quới (19 tháng 9 năm 2019). “Phát hiện vỉa đá dài 1km cấu tạo độc đáo giống gành Đá Đĩa”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ Nhuận Oanh (8 tháng 8 năm 2020). “Bí ẩn mới phát hiện về "cặp anh em song sinh" của kho báu hóa đá”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ “Độc đáo gành Đá Đĩa”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 23 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ Vũ Phương Nhi (6 tháng 1 năm 2021). “Xếp hạng 7 di tích quốc gia đặc biệt”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Gành Đá Đĩa.
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du vàmiền núi phía Bắc(22 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Thủ đô Hà Nội(21 di tích)

Chùa Hương · Chùa Tây Phương · Chùa Thầy · Đền – Chùa – Đình Hai Bà Trưng · Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) · Đền Hát Môn · Đền Phù Đổng · Đền Sóc · Đình Chèm · Đình Đại Phùng · Đình Hạ Hiệp · Đình So · Đình Tây Đằng · Đình Tường Phiêu · Gò Đống Đa · Hồ Hoàn Kiếm · Hoàng thành Thăng Long · Phủ Chủ tịch · Thành Cổ Loa · Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Quán Thánh · Đền Kim Liên) · Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Đồng bằng sông Hồng(trừ Hà Nội, 34 di tích)

Chùa Bút Tháp · Chùa Dâu · Chùa Đọi Sơn · Chùa Keo Hành Thiện · Chùa Keo Thái Bình · Chùa Phật Tích · Chùa Thái Lạc · Cố đô Hoa Lư · Cụm đình Hương Canh · Côn Sơn – Kiếp Bạc · Đền An Xá · Đền Đô · Đền Trần Nam Định – Chùa Phổ Minh · Đền Trần Thái Bình · Đền Trần Thương · Đền Xưa – Chùa Giám – Đền Bia · Đình Thổ Tang · KDT Nguyễn Bỉnh Khiêm · Phố Hiến · Núi Non Nước · Quần đảo Cát Bà · Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương · Quần thể Tràng An – Tam Cốc – Bích Động · Tháp Bình Sơn · Tây Thiên · Văn miếu Mao Điền · Bạch Đằng · Đền Cửa Ông · Đình Trà Cổ · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử

Bắc Trung Bộ(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Tây Nguyên vàDuyên hải Nam Trung Bộ(18 di tích)

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên · Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng · Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » Di Tích Gành đá đĩa