Gạo Lứt: Tác Dụng Và Tác Hại Khi Sử Dụng Không đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
Cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ em khác nhau như thế nào? | |
Hoa quả sấy khô tiềm ẩn những mối nguy hại cho sức khỏe | |
Tâm trạng của trẻ liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập? |
Những tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
Gạo lứt là loại gạo còn màng bọc bên ngoài sau khi bỏ lớp vỏ đi. Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo, vitamin B, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, kali, natri…Chính vì thế, gạo lứt có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Gạo lứt có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe như ngăn ngừa tiểu đường, giảm cân, cải thiện chức năng gan (Ảnh minh họa) |
- Gạo lứt có tác dụng giảm cân
Gạo lứt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể và có khả năng hạn chế sự thèm ăn ở người muốn giảm cân.
- Cải thiện chức năng gan
Inostitol, Phospholipid và vitain nhóm B là những chất hỗ trợ quá trình giải độc cho gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan, tái tạo tế bào gan hiệu quả. Điều này sẽ giúp gan giảm được gánh nặng đáng kể và tăng cường chức năng gan.
- Tác dụng của gạo lứt tốt cho người bị tiểu đường
Theo nghiên cứu, lớp màng gạo lứt có khả năng kiểm soát chỉ số glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2.
Các vitamin B, protein, crom, chất xơ, chất chống oxy hóa,…đều có vai trò tích cực trong quá tình chuyển hóa glucose. Vì thế, gạo lứt có khả năng kiểm soát, ổn định chỉ số glucose trong máu hiệu quả ở người bệnh tiểu đường.
- Giảm cholesterol
Các chất dinh dưỡng như chất xơ, carotenoid, axit omega-3, IP6 trong gạo lứt đều góp phần không hề nhỏ trong việc giảm cholesterol, triglyceride, giúp ngăn ngừa phần nào được các nguy cơ bệnh tim mạch đồng thời làm giảm khả năng đột quỵ hoặc các tai biến từ bệnh tim mạch.
- Giảm nguy cơ ung thư
Trong gạo lứt có chứa Polyphenol, tocotrienol là những thành phần có khả năng kìm hãm sự sản sinh nhanh các tế bào nguy cơ ung thư. Nếu cơ thể hấp thu được các chất xơ cao và IP6 ở gạo lứt hàng ngày thì sẽ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan.
- Cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn gạo lứt hàng ngày để cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bộ máy tiêu hóa được cải thiện, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở nhiều lứa tuổi và bệnh tiểu đường.
- Tác dụng bảo vệ tế bào bị xâm hại khỏi gốc tự do
Lớp cùi của gạo lứt có tới hơn 120 chất chống oxy hóa được xem là những người lính bên trong cơ thể giúp bảo vệ các tế bào thoát khỏi sự ảnh hưởng của gốc tự do. Các chất này có thể kể đến như CoQ10, SOD, axit alpha-lipoic, tocotrienol, IP6, selen,…
- Cải thiện thị giác
Lutein và zeaxanthin giúp cho thị lực được cải thiện và giảm sự rủi ro của sự chuyển hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể. Thành phần axid béo như omega-3, omega-6, omega-9 và axit folic từ gạo lứt cũng mang lại tác dụng cải thiện thị lực của đôi mắt, giúp đôi mắt sáng hơn, khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường trí nhớ
Tác dụng của gạo lứt có thể giúp bạn giảm nhanh hiện tượng đau đầu, tăng cường trí óc và lấy lại tinh thần nhanh chóng. Thành phần CoQ10 có khả năng giảm nhanh triệu chứng của cơn đau nửa đầu, làm tan nhanh sự mệt mỏi, lấy lại tinh thần để bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn.
- Làm đẹp
Phần màng của gạo lứt có tác dụng rất có lợi đối với sắc đẹp của các chị em phụ nữ. CoQ10, vitamin nhóm E, vitamin nhóm B, biotin đều là những thành phần có khả năng kiến tạo, củng cố vẻ đẹp từ bên trong cho tới làm trắng da, trị mụn ở phụ nữ.
Bên cạnh đó cũng có một số tác hại khi sử dụng gạo lứt không đúng cách (Ảnh minh họa) |
Những tác hại khi sử dụng gạo lứt không đúng cách
Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe, nhưng cũng giống với bất kỳ loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác hại nhất định.
Do đó, nếu có ai đó khuyên bạn nên ăn gạo lứt thường xuyên thì không nên thực hiện ngay mà cần phải tìm hiểu thật kĩ và xem loại hạt này có phù hợp với chế độ ăn của mình hay không. Bởi nếu ăn gạo lứt không đúng cách có thể gây nên những tác hại sau đây:
- Gạo lứt có chứa nguyên tố Asen
Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng nhỏ Asen. Quá nhiều Asen trong một thời gian dài có thể dãn tới nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.
Hầu hết các hãng gạo lứt đều chứa Asen nhiều hơn lượng khuyến cáo tới 50%. Đây cũng là lý do vì sao bạn nên cẩn thận với loại gạo lứt mà bạn mua.
- Nguy cơ dị ứng chéo
Rất nhiều hãng sản xuất đã tạo ra những sản phẩm khác nhau từ loại hạt này. Ví dụ như bột, bánh mì hay snack. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, họ thường sử dụng một thiết bị sản xuất cho nhiều sản phẩm, điều này rất dễ làm lây nhiễm chéo các chất dị ứng nguy hiểm giữa các sản phẩm.
- Chứa acid Phytic
Bên cạnh một nguyên tố độc là Asen thì gạo lứt còn chứa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
- Gạo lứt không tốt cho thai phụ
Lý do là vì gạo nguyên cám có chứa Asen nên phụ nữ mang thai cần tránh ăn loại gạo này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Chính vì thế, trước khi ăn gạo lứt bạn nên tìm hiểu thật kĩ hoặc hỏi qua ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng phù hợp với sức khỏe của mình.
Cần làm gì để tận dụng tối đa dưỡng chất trong gạo lứt ?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, gạo lứt chỉ là lương thực có ích cho cơ thể nhưng với điều kiện là sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản.
Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Hơn nữa, trong quá trình nấu, nếu mở nắp, vitamin sẽ bay hết.
Vì vậy, bạn nên lưu ý về cách sử dụng gạo lứt khi nấu cũng như khi ăn để đảm bảo hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng có trong gạo lứt.
Khi vo gạo lứt không nên vo quá kĩ vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo (Ảnh minh họa) |
Gạo lứt sử dụng bao nhiêu là hợp lý ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2 – 3 lần/tuần. Bởi dùng thường xuyên sẽ không mang lại nhiều lợi ích mà còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn nên nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, đối với trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai thì không nên ăn gạo lứt thường xuyên.
Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt để chữa bệnh
Để sử dụng gạo lứt chữa bệnh hiệu quả thì bạn nên lưu ý một vài điều sau đây:
- Không ăn gạo lứt trong 1 thời gian dài.
- Nên sử dụng gạo lứt sạch và không chứa chất hóa học độc hại.
- Không ngâm gạo quá lâu và vo gạo quá kỹ.
- Xác định rõ mục đích sử dụng.
- Tùy vào thể trạng sức khỏe mà chọn chế độ ăn gạo lứt thích hợp.
Từ khóa » Dị ứng Gạo Lứt
-
Những Ai Không Nên Ăn Gạo Lứt?
-
Những Tác Hại Chưa Biết Của Gạo Lứt | VIAM
-
Bác Sĩ Giải đáp: Thường Xuyên ăn Gạo Lứt Có Tốt Không? - Medlatec
-
10 Tác Dụng Của Gạo Lứt Có Thể Bạn Chưa Biết - Hello Bacsi
-
7 Nguyên Tắc Nhất định Phải Biết Khi ăn Gạo Lức Muối Mè - Tiền Phong
-
9 Lợi ích Sức Khỏe Của Gạo Lứt Và Những Tác Hại ít Ai Ngờ Tới
-
Những Hiểu Lầm Chết Người Về Tác Dụng Thần Thánh Của Gạo Lứt
-
Gạo Lứt Có Tốt Cho Sức Khoẻ Hay Không?
-
Gạo Lứt Rất Tốt Nhưng Không Phải Ai ăn Cũng Tốt - Bách Hóa XANH
-
Tác Dụng Của Gạo Lứt đối Với Trẻ Em
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Gạo Lứt - Vinmec
-
Có Nên Cho Trẻ Em ăn Gạo Lứt Thường Xuyên? - Vinmec
-
Gạo Lứt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gạo Lứt Là Gạo Gì? Sự Thật Bất Ngờ Về Tác Dụng Của Gạo Lứt