Gạo – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này nói về gạo như là sản phẩm ngũ cốc thu được từ cây lúa. Gạo còn là tên gọi của một loài cây khác cao, có hoa màu đỏ là cây gạo.
Cây lúa phổ biến ở châu Á, loài Oryza sativa
Gạo trắng hạt dài, đều, thô, không làm giàu
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.527 kJ (365 kcal)
Carbohydrat79 g
Đường0.12 g
Chất xơ1.3 g
Chất béo0.66 g
Protein7.13 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng %DV†
Thiamine (B1)6% 0.070 mg
Riboflavin (B2)4% 0.049 mg
Niacin (B3)10% 1.6 mg
Acid pantothenic (B5)20% 1.014 mg
Vitamin B610% 0.164 mg
Folate (B9)2% 8 μg
Chất khoángLượng %DV†
Calci2% 28 mg
Sắt4% 0.80 mg
Magiê6% 25 mg
Mangan47% 1.088 mg
Phốt pho9% 115 mg
Kali4% 115 mg
Kẽm10% 1.09 mg
Thành phần khácLượng
Nước11.62 g
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.

Gạo có thể nấu thành cơm, cháo nhờ cách luộc trong nước hay bằng hơi nước. Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Những mảnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo được gọi là gạo tấm. Gạo cũng có thể rang cho vàng rồi giã mịn thành thính gạo, một loại gia vị. Loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp ngâm và nghiền, gọi là bột gạo, là thành phần chính của nhiều loại bánh phổ thông và bún tại châu Á.

Từ gạo có thể chế biến thành rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như bánh cốm, bánh nếp, bánh tẻ, bánh chưng, xôi, mỳ, bún, phở hay rượu.

Gạo là lương thực chính trong ẩm thực châu Á, khác với lương thực chính trong ẩm thực châu Âu, Mỹ là lúa mỳ, bột mỳ.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.

Vì quỹ đất có giới hạn, các nhà khoa học đang nghiên cứu biến đổi gien của cây lúa để tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chống được bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời rút ngắn thời gian chăm bón và sớm cho thu hoạch. Những thành công ban đầu của lúa biến đổi gien đã được ghi nhận, song hiện các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được liệu loại lúa này có tác động xấu đến sức khỏe con người hay không.

Lịch sử thuần hóa và trồng trọt

[sửa | sửa mã nguồn]

Có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc thuần hóa gạo. Các bằng chứng về di truyền được công bố trong Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America (PNAS) cho thấy rằng tất cả các dạng gạo châu Á, gồm cả indicajaponica, bắt nguồn từ một loài thuần hóa đã bắt đầu cách nay 8.200–13.500 năm ở Trung Quốc từ loài lúa gạo hoang Oryza rufipogon.[3] Một nghiên cứu công bố năm 2012 trong tạp chí Nature, đưa ra một bản đồ biến đổi gen lúa gạo, đã chỉ ra rằng việc thuần hóa cây lúa đã diễn ra ở thung lũng Châu Giang của Trung Quốc dựa trên bằng chứng gen. Từ Đông Á, lúa được phát tán về phía nam và Đông Nam Á.[4] Trước nghiên cứu này, quan điểm được chấp nhận rộng rãi dựa trên các bằng chứng khảo cổ học thì cho rằng lúa được thuần hóa đầu tiên ở thung lũng sông Dương Tử ở Trung Quốc.[5][6]

Các nghiên cứu về hình thái của gạo từ di chỉ khảo cổ thể hiện rõ ràng sự chuyển tiếp từ việc thu nhặt lúa hoang đến việc trồng lúa gạo thuần hóa. Một số lượng lớn phytolith lúa gạo hoang ở Diaotonghuan có tuổi từ 12.000–11.000 BC chỉ ra rằng việc thu lượm lúa hoang là một phần trong khẩu phần ăn của dân địa phương. Những thay đổi về hình thái của Diaotonghuan phytoliths có tuổi từ 10.000–8.000 BC cho thấy lúa gạo đã được thuần hóa từ lúc này.[7]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.

Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn.

Các loại gạo hạt dài (trắng, nâu, đỏ) và một số hạt đen của chi Zizania ("lúa hoang") được trộn lẫn.

Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.

Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa trong tổng số 54 quốc gia, song diện tích lúa ở Madagascar và Nigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.

Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi.

Gieo trồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực với chi phí nhân công thấp và lượng mưa lớn, do nó đòi hỏi nhiều nhân công để gieo trồng và cần nhiều nước để phát triển tốt. Tuy nhiên, lúa có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở cả các sườn đồi hay núi. Lúa là loại cây trồng đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa mì. Mặc dù các loài lúa có nguồn gốc ở khu vực miền nam châu Á và một phần nào đó của châu Phi, nhưng hàng thế kỷ thương mại và xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành phổ biến trong nhiều nền văn minh.

Những hạt lúa trong giai đoạn chín, trong ruộng lúa gần Kocani, Macedonia

Lúa thông thường được gieo hay cấy trong các ruộng lúa nước - các mảnh ruộng được tưới hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa màng. Các ruộng lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn (chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa học.

Ở một vài khu vực có mực nước sâu, người ta cũng có thể trồng các giống lúa mà dân gian gọi nôm na là lúa nổi. Các giống lúa này có thân dài có thể chịu được mực nước sâu tới trên 2 mét (6 ft).

Các ruộng lúa nhiều nước còn là môi trường sinh sống thích hợp cho nhiều loài chim như cò, vạc, diệc hay chim chích, nhiều loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái hay bò sát như rắn hoặc các động vật giáp xác như tôm, tép, cua hay ốc. Nhiều loài động vật có các chức năng hữu ích trong việc kiểm soát các loài sâu bệnh.

Dù trồng trong ruộng nước hay ruộng khô thì cây lúa vẫn đòi hỏi một lượng nước lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Việc gieo trồng lúa là một công việc chứa đựng các yếu tố mâu thuẫn tại một vài khu vực, chẳng hạn tại Hoa Kỳ và Australia, là các khu vực mà việc gieo trồng lúa chiếm tới 7% tài nguyên nước của các quốc gia này nhưng chỉ tạo ra 0,02% GDP. Tuy nhiên, tại các quốc gia có mùa mưa - bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng lúa còn có tác dụng giữ cho việc cung cấp nước được duy trì ổn định hơn cũng như ngăn chặn lũ lụt không bị đột ngột.

Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
các loại hạt gạo khác nhau trên thế giới

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Vào thời điểm năm 1922 thời Pháp thuộc toàn cõi Việt Nam tức cả ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, diện tích canh tác là 4.640.000 hecta lúa với sản lượng 7.200.000 tấn thóc.[8] Năng suất ở mỗi miền khác nhau. Tính đến thập niên 1930 một hecta ở Bắc Kỳ thu hoạch được 1.470 kg thóc; Trung Kỳ đạt 1.370 kg/ha; và Nam Kỳ là 1.340 kg/ha.[9] Tuy nhiên vì diện tích trồng trọt ở Nam Kỳ rộng lớn hơn nên miền Nam đã là vựa thóc, cung cấp phần thặng dư lớn nhất của cả sáu xứ Liên bang Đông Dương.[10]

Sang thế kỷ 21 hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.

Ở miền Bắc Việt Nam một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.

Ở miền Nam Việt Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.

Và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam là nơi có gạo ngon nhất thế giới, được Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới công nhận như gạo ST25[11] của Việt Nam.

Các loại gạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài.
  • Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp, gạo tấm và gạo tẻ (bao gồm gạo thơm và gạo thường)
  • Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)
  • gạo ở Iran bao gồm: Gerdeh[12], Hansani[12], Hashemi[12], và Gharib[12]

Gạo lương thực

[sửa | sửa mã nguồn]
Khuân vác gạo ở châu Phi

Hạt thóc trước tiên được xay để tách lớp vỏ ngoài, đây là gạo xay còn lẫn trấu. Quá trình này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ mầm hạt và phần còn sót lại của vỏ, gọi là cám, để tạo ra gạo. Gạo sau đó có thể được đánh bóng bằng glucoza hay bột tan (talc) trong một quy trình gọi là đánh bóng gạo, chế biến thành bột gạo hoặc thóc được chế biến thành loại thóc luộc thô. Gạo cũng có thể được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bị mất đi trong quá trình xay xát. Trong khi phương pháp đơn giản nhất là trộn thêm các chất dinh dưỡng dạng bột mà rất dễ bị rửa trôi theo nước (tại Hoa Kỳ thì gạo được xử lý như vậy cần có tem mác cảnh báo chống rửa/vo gạo) thì phương pháp phức tạp hơn sử dụng các chất dinh dưỡng trực tiếp lên trên hạt gạo, bao bọc hạt gạo bằng một lớp chất không hòa tan trong nước có tác dụng chống rửa trôi.

Trong khi việc rửa gạo làm giảm sự hữu ích của các loại gạo được làm giàu thì nó lại là cực kỳ cần thiết để tạo ra hương vị thơm ngon hơn và ổn định hơn khi gạo đánh bóng (bất hợp pháp tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ) được sử dụng. Cám gạo, gọi là nuka ở Nhật Bản, là một mặt hàng có giá trị ở châu Á và được dùng cho nhiều nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nó là lớp chất dầu ẩm ướt bên trong được đun nóng lên để sản xuất một loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe. Ứng dụng khác là để làm một loại rau dầm có tên gọi là tsukemono. Tại nhiều nơi, gạo còn được nghiền thành bột để làm nhiều loại đồ uống như amazake, horchata, sữa gạo và rượu sakê. Bột gạo nói chung an toàn cho những người cần có chế độ ăn kiêng gluten. Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo. Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.

Chế biến và nấu ăn

[sửa | sửa mã nguồn]
Gạo chưa xát (gạo lứt)

Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm. Gạo có thể nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất phổ biến ở châu Á, đã đơn giản hóa quá trình này. Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn. Các món cháo rất dễ tiêu hóa và vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm.

Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR[13] có thể sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong khoảng 20 giờ trong nước ấm (38 °C hay 100 °F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu giữ được nhiều amino acid hơn. Gạo có thể dùng để làm bánh (bánh cuốn, bánh đa, bánh dày, bánh giò, bánh đa...), làm bún, nấu rượu, kẹo kéo (mạch nha).

Hàm lượng dinh dưỡng của 10 loại thực phẩm thiết yếu trên 100 g trọng lượng khô[14]
Thực phẩm thiết yếu Ngô (bắp)[A] Gạo trắng[B] Lúa mì[C] Khoai tây[D] Sắn (khoai mì)[E] Đậu tương (đậu nành), xanh[F] Khoai lang[G] Khoai từ[Y] Cao lương[H] Chuối nấu ăn[Z] RDA
Hàm lượng nước (%) 10 12 13 79 60 68 77 70 9 65
Số gam tươi trên 100 g trọng lượng khô 111 114 115 476 250 313 435 333 110 286
Dinh dưỡng
Năng lượng (kJ) 1698 1736 1574 1533 1675 1922 1565 1647 1559 1460 8,368–10,460
Protein (g) 10.4 8.1 14.5 9.5 3.5 40.6 7.0 5.0 12.4 3.7 50
Chất béo (g) 5.3 0.8 1.8 0.4 0.7 21.6 0.2 0.6 3.6 1.1 44–77
Carbohydrat (g) 82 91 82 81 95 34 87 93 82 91 130
Chất xơ (g) 8.1 1.5 14.0 10.5 4.5 13.1 13.0 13.7 6.9 6.6 30
Đường (g) 0.7 0.1 0.5 3.7 4.3 0.0 18.2 1.7 0.0 42.9 tối thiểu
Khoáng chất [A] [B] [C] [D] [E] [F] [G] [Y] [H] [Z] RDA
Calci (mg) 8 32 33 57 40 616 130 57 31 9 1,000
Sắt (mg) 3.01 0.91 3.67 3.71 0.68 11.09 2.65 1.80 4.84 1.71 8
Magnesi (mg) 141 28 145 110 53 203 109 70 0 106 400
Phosphor (mg) 233 131 331 271 68 606 204 183 315 97 700
Kali (mg) 319 131 417 2005 678 1938 1465 2720 385 1426 4700
Natri (mg) 39 6 2 29 35 47 239 30 7 11 1,500
Kẽm (mg) 2.46 1.24 3.05 1.38 0.85 3.09 1.30 0.80 0.00 0.40 11
Đồng (mg) 0.34 0.25 0.49 0.52 0.25 0.41 0.65 0.60 - 0.23 0.9
Mangan (mg) 0.54 1.24 4.59 0.71 0.95 1.72 1.13 1.33 - - 2.3
Seleni (μg) 17.2 17.2 81.3 1.4 1.8 4.7 2.6 2.3 0.0 4.3 55
Vitamin [A] [B] [C] [D] [E] [F] [G] [Y] [H] [Z] RDA
Vitamin C (mg) 0.0 0.0 0.0 93.8 51.5 90.6 10.4 57.0 0.0 52.6 90
Thiamin (B1) (mg) 0.43 0.08 0.34 0.38 0.23 1.38 0.35 0.37 0.26 0.14 1.2
Riboflavin (B2) (mg) 0.22 0.06 0.14 0.14 0.13 0.56 0.26 0.10 0.15 0.14 1.3
Niacin (B3) (mg) 4.03 1.82 6.28 5.00 2.13 5.16 2.43 1.83 3.22 1.97 16
Acid pantothenic (B5) (mg) 0.47 1.15 1.09 1.43 0.28 0.47 3.48 1.03 - 0.74 5
Vitamin B6 (mg) 0.69 0.18 0.34 1.43 0.23 0.22 0.91 0.97 - 0.86 1.3
Tổng số Folate (B9) (μg) 21 9 44 76 68 516 48 77 0 63 400
Vitamin A (IU) 238 0 10 10 33 563 4178 460 0 3220 5000
Vitamin E, alpha-tocopherol (mg) 0.54 0.13 1.16 0.05 0.48 0.00 1.13 1.30 0.00 0.40 15
Vitamin K1 (μg) 0.3 0.1 2.2 9.0 4.8 0.0 7.8 8.7 0.0 2.0 120
Beta-carotene (μg) 108 0 6 5 20 0 36996 277 0 1306 10500
Lutein+zeaxanthin (μg) 1506 0 253 38 0 0 0 0 0 86 6000
Chất béo [A] [B] [C] [D] [E] [F] [G] [Y] [H] [Z] RDA
Acid béo bão hòa (g) 0.74 0.20 0.30 0.14 0.18 2.47 0.09 0.13 0.51 0.40 tối thiểu
Acid béo không bão hòa đơn (g) 1.39 0.24 0.23 0.00 0.20 4.00 0.00 0.03 1.09 0.09 22–55
Acid béo không bão hòa đa (g) 2.40 0.20 0.72 0.19 0.13 10.00 0.04 0.27 1.51 0.20 13–19
[A] [B] [C] [D] [E] [F] [G] [Y] [H] [Z] RDA

A ngô vàng, tươi B gạo trắng hạt dài, tươi, chưa làm sạch C lúa mì mùa đông, hạt đỏ, cứng, tươi D khoai tây tươi, còn vỏ E sắn tươi F đậu tương xanh tươi G khoai lang tươi H cao lương tươi Y khoai từ tươi Z chuối nấu ăn, tươi /* không chính thức

Gạo - hàng hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Sản lượng gạo – 2017
Quốc gia triệu tấn
 Trung Quốc 214.4
 Ấn Độ 168.5
 Indonesia 81.4
 Bangladesh 49.0
Việt Nam 42.8
 Thái Lan 33.4
 Myanmar 25.6
 Philippines 19.3
 Brasil 12.5
 Pakistan 11.2
Toàn cầu 769.7
Nguồn: FAOSTAT, Liên Hợp Quốc[15]

Sản xuất gạo toàn cầu [16] đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm khoảng 68% trọng lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%) và Indonesia (9%). Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt.

Năm 2008, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc đạt 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, Bangladesh 47 triệu tấn, Việt Nam 39 triệu tấn, Thái Lan và Myanmar cùng đạt 30,5 triệu tấn[17].

  • Nước sản xuất & xuất khẩu:
    • Thái Lan: là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hàng năm bán từ 7 triệu đến 8 triệu tấn trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn. Đây là quê hương của gạo thơm Jasmine[liên kết hỏng].
    • Việt Nam: hàng năm xuất khẩu 4 triệu đến 5 triệu tấn. Đây là nguồn gốc phát triển gạo ST25, gạo ST24 nổi tiếng
    • Mỹ
    • Pakistan
    • Ấn Độ: xuất khẩu năm 2005 ước khoảng 4 triệu tấn.
    • Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo OREC (Organization of Rice Exporting Countries)

Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn bán ở quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan (26% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%), trong khi ba nhà nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia (14%), Bangladesh (4%) và Brasil (3%).

Hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên Hợp Quốc cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005.

Nước tiêu thụ
Tiêu thụ gạo theo quốc gia – 2009(triệu tấn thóc)[18]
Tổng thế giới 531.6
 Trung Quốc 156.3
 India 123.5
 Indonesia 45.3
 Bangladesh 38.2
 Vietnam 18.4
 Philippines 17.0
 Thailand 13.7
 Nhật Bản 10.2
 Myanmar 10.0
 Brazil 10.0
Một sạp chợ bán các loại gạo tại Sài Gòn

Năm 2009, tiêu thụ gạo trên thế giới là 531,6 triệu tấn lúa (tương đương 354.603 tấn gạo), trong đó Trung Quốc tiêu thụ 156,3 triệu tấn lúa (chiếm 29,4% toàn thế giới) và Ấn Độ tiêu thụ 123,5 triệu tấn lúa (23,3% của thế giới).[18] Giữa các năm 1961 và 2002, tiêu thụ gạo trên đầu người tăng 40%.

Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất ở châu Á. Ví dụ, ở Campuchia 90% tổng diện tích đất nông nghiệp là trồng lúa.[19]

Tiêu thụ gạo của Hoa Kỳ tăng mạnh trong vòng 25 năm qua, một phần dùng để sản xuất các sản phẩm từ gạo như bia.[20] Gần 1/5 người Mỹ trưởng thành ăn ít nhất nửa khẩu phần gạo trắng hoặc nâu mỗi ngày.[21]

Các nước tiêu thụ gạo chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Iraq, Iran, Algérie, Nigeria, Tanzania.

Khủng hoảng thiếu gạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 3 năm 2008, tình hình thiếu thốn lương thực - đặc biệt là gạo - trên toàn thế giới diễn ra hết sức nhanh chóng[22][23]. Theo dự đoán của bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2008 trữ lượng gạo toàn cầu sẽ giảm xuống tới mức thấp nhất trong 25 năm qua, có thể gây ra "cơn đói" mới. Giá gạo liên tục tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng, mặc dù theo thông báo sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo vẫn liên tục tăng.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra về cuộc khủng hoảng gạo lần này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì chủ yếu do các nguyên nhân sau[24]:

  • Sự xao lãng vấn đề nông nghiệp của một số nước.
  • Vấn đề quy hoạch không hợp lý.
  • Sự khó khăn của các nhà cung cấp & chủ trương hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước XK gạo.
  • Sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu trên phạm vi toàn cầu (dầu...) dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
  • Thiếu đất, thiếu nước, thiếu nguồn lao động nông nghiệp.
  • Thiếu những nguồn đầu tư cần thiết cho nông nghiệp.
  • Ảnh hưởng từ thiên tai: lũ lụt, bão, tình trạng xâm lấn của nước biển vào đất nông nghiệp gây nhiễm phèn,....

Tác động môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]
Đo đạc khí nhà kính phát sinh từ cây lúa.

Trồng lúa gạo trên các mảnh ruộng đất ngập nước được cho là góp 1,5% khí metan phát thải vào môi trường.[25][26] Do các mảnh ruộng ngập nước lâu ngày làm cách ly oxy từ khí quyển vào đất làm phát sinh các phản ứng lên men kị khí trong đất.[27] Trồng lúa gạo cần nhiều nước hơn các lại ngũ cốc khác.[28] Trong khi đó sản xuất gạo cần gần 1/3 lượng nước ngọt trên Trái Đất.[29]

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng hậu quả của việc gia tăng nhiệt độ và giảm lượng bức xạ trong những năm cuối của thế kỷ 20 làm cho tỉ lệ tăng năng suất ở một vài nơi thuộc châu Á giảm, so với những nơi được quan sát không thấy xảy ra xu hướng này.[30][31] Tỉ lệ tăng sản lượng đã giảm 10–20% ở một số nơi. Nghiên cứu ghi nhận ở 227 nông trại ở Thái Lan, Việt Nam, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, và Pakistan. Cơ chế của sự tụt giảm năng suất này vẫn chưa được rõ ràng, nhưng có lẽ liên quan đến sự gia tăng hô hấp trong những ngày ấm làm tiêu tốn năng lượng cho việc quang hợp.

Sâu bệnh và tác nhân gây hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác nhân gây hại đối với lúa gạo là những loài sinh vật hay vi sinh vật có khả năng làm giảm sản lượng hoặc giá trị của cây lúa (hoặc hạt gạo).[32] Các tác nhân gây hại như cỏ dại, dịch bệnh, côn trùng, động vật gặm nhấm và chim. Nhiều yếu tố có thể làm dịch bệnh bùng phát như, khí hậu-thời tiết, công tác thủy lợi không đúng cách, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và sử dung nhiều phân đạm.[33] Ví dụ như dịch các loài trong họ Cecidomyiidae và Spodoptera mauritia bùng phát sau những đợt mưa lớn đầu mùa mưa trong khi đó các loài trong bộ Cánh viền bùng phát vào mùa khô hạn.[34]

Côn trùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Côn trùng gây hại chính cho cây lúa là Rầy nâu (BPH),[35] nhiều loài thuộc nhóm sâu đục thân như các loài thuộc chi ScirpophagaChilo,[36] Cecidomyiidae,[37] các loài trong nhóm bugs[38] – nổi tiếng là trong chi Leptocorisa,[39] sâu cuốn lá, sâu gạo và mọt gạo.

Dịch bệnh

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Danh sách các loại dịch bệnh cây lúa

Bệnh đạo ôn, do loài nấm Magnaporthe grisea gây ra, là loại bệnh đáng chú ý nhất gây ảnh hưởng tới năng suất lúa. Các loại dịch bệnh khác như: Rhizoctonia solani, Rice ragged stunt virus (vector truyền bệnh: BPH), và tungro (vector truyền bênh: Nephotettix spp).[40] Cũng có loại nấm ascomycete, Cochliobolus miyabeanus gây bệnh đốm nâu trên lúa.[41][42]

Lúa còn bị một số sâu bệnh phá hoại như cháy cổ lá, bạc lá, rầy nâu (Nilaparvata lugens), châu chấu, bọ trĩ, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, các loài bọ xít (họ Pentatomidae) như bọ xít đen, bọ xít xanh, bọ xít dài, bọ xít gai, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân lúa hai chấm, sâu năm vạch đầu nâu, sâu năm vạch đầu đen, sâu cú mèo, sâu keo, sâu cắn gié, sâu đo xanh, ruồi đục nõn, sâu nâu, v.v.

Giun tròn

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều loài giun tròn nhiễm cây lúa gây ra các bệnh như Ufra (Ditylenchus dipsaci), White tip disease (Aphelenchoide bessei), và bệnh thối rễ (Meloidogyne graminicola). Một số loài giun tròn như Pratylenchus spp. là nguy hiểm nhất trong lúa nương của tất cả các nơi trên thế giới. Tuyến trùng rễ lúa (Hirschmanniella oryzae) là một loài ký sinh trong di cư mà mức độ lây nhiễm cao hơn sẽ dẫn đến sự phá hủy hoàn toàn của một vụ lúa. Ngoài việc ảnh hưởng của ký sinh trùng, chúng cũng làm giảm sức sống của thực vật và tăng tính nhạy cảm của cây đối với các sâu bệnh khác.

Các tác nhân gây hại khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác nhân gây hại khác như ốc Pomacea canaliculata, panicle rice mite, chuột đồng,[43] và cỏ dại Echinochloa crusgali.[44]

Hình ảnh hạt gạo trọng văn hóa, nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong điêu khắc: hình ảnh ngọc thực
  • Trong văn học: tác phẩm Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa
  • Trong ca dao, tục ngữ: "Người sống về gạo, cá bạo về nước", "Em xinh là xinh như cây lúa", "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền",

Tác hại của gạo với thừa cân, béo phì

[sửa | sửa mã nguồn]

Gạo cũng như các loại lương thực có chứa tinh bột như các loại khoai, sắn, ngô, hạt mít, hạt dẻ và lúa mì là nguy cơ khiến cho thừa cân, béo phì và tiểu đường ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến đái tháo đường gia tăng nhanh chóng là do môi trường sống, lối sống hiện nay của đa phần người châu Á. Trong đó, thói quen ăn uống nhiều chất bột đường, ít chất xơ khiến lượng đường tăng cao, đặc biệt là ăn nhiều cơm trắng. Cơm trắng từ các loại gạo đã được xay xát kỹ là loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Sau khi ăn, cơm trắng chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể thành đường.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gauthier, Julian. L'Indochine au travail dans la paix française. Paris: Eyrolles, 1949.
  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ doi:10.1073/pnas.1104686108Hoàn thành chú thích này
  4. ^ Huang, Xuehui; et, al. (2012). “A map of rice genome variation reveals the origin of cultivated rice”. Nature. 490 (7421): 497–501. doi:10.1038/nature11532. ISSN 0028-0836. PMID 23034647.
  5. ^ Vaughan, DA; Lu, B; Tomooka, N (2008). “The evolving story of rice evolution”. Plant Science. 174 (4): 394–408. doi:10.1016/j.plantsci.2008.01.016.
  6. ^ Harris, David R. (1996). The Origins and Spread of Agriculture and Pastoralism in Eurasia. Psychology Press. tr. 565. ISBN 1-85728-538-7.
  7. ^ MacNeish R. S. and Libby J. eds. (1995) Origins of Rice Agriculture. Publications in Ant
  8. ^ Guathier. tr 228
  9. ^ Gauthier. tr 125
  10. ^ Gauthier. tr 228
  11. ^ “Gạo ST25 - Gạo Ông Cua - Chi Nhánh DNTN Hồ Quang Trí”. Công Ty Cổ Phần Lương Thực Phương Nam. Truy cập 28 tháng 8 năm 2023.
  12. ^ a b c d Pazuki, Arman & Sohani, Mehdi (2013). “Phenotypic evaluation of scutellum-derived calluses in 'Indica' rice cultivars” (PDF). Acta Agriculturae Slovenica. 101 (2): 239–247. doi:10.2478/acas-2013-0020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ Shoichi Ito và Yukihiro Ishikawa, Đại học Tottori, Nhật Bản. “Tiếp thị các sản phẩm gạo gia tăng giá trị tại Nhật Bản: Gạo nảy mầm và bánh mì gạo”. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2004.
  14. ^ “Nutrient data laboratory”. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ “Crops/Regions/World list/Production Quantity (pick lists), Rice (paddy), 2017”. UN Food and Agriculture Organization, Corporate Statistical Database (FAOSTAT). 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2019.
  16. ^ Tất cả các số liệu lấy từ thống kê của UNCTAD 1998-2002 và IRRI Lưu trữ 2006-07-11 tại Wayback Machine (truy cập tháng 9 năm 2005)
  17. ^ FAO. “Sản lượng lúa gạo năm 2008”. faostat.fao.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010.
  18. ^ a b FAO (FAOSTAT). “Food Balance Sheets > Commodity Balances > Crops Primary Equivalent”. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  19. ^ Puckridge, Don (2004) The Burning of the Rice, Temple House Pty, ISBN 1877059730.
  20. ^ United States Department of Agriculture (USDA) Economic Research Service. “Briefing Rooms: Rice”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008.
  21. ^ Iowa State University (tháng 7 năm 2005). “Rice Consumption in the United States: New Evidence from Food Consumption Surveys”. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  22. ^ “Thế giới đang khủng hoảng gạo?”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
  23. ^ Nguy cơ khủng hoảng thiếu gạo[liên kết hỏng]
  24. ^ “Nguồn gốc thiếu gạo”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
  25. ^ “World Greenhouse Gas Emissions: 2005”. World Resources Institute. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  26. ^ “World Greenhouse Gas Emissions in 2005”. World Resources Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  27. ^ Neue Heinz-Ulrich (1993). “Methane emission from rice fields: Wetland rice fields may make a major contribution to global warming”. BioScience. 43 (7): 466–73. doi:10.2307/1311906. JSTOR 1311906. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  28. ^ report12.pdf Virtual Water Trade – Proceedings of the International Expert Meeting on Virtual Water Trade, p. 108
  29. ^ “A second green revolution”. The Economist. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  30. ^ Welch, Jarrod R.; Vincent, J.R.; Auffhammer, M.; Dobermann, A.; Moya, P.; Dawe, D. (2010). “Rice yields in tropical/subtropical Asia exhibit large but opposing sensitivities to minimum and maximum temperatures”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 107 (33): 14562–7. doi:10.1073/pnas.1001222107. PMC 2930450. PMID 20696908.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  31. ^ Black, Richard (ngày 9 tháng 8 năm 2010) Rice yields falling under global warming BBC News Science & Environment. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
  32. ^ Jahn, Gary C. (2007). “Integrated Pest Management of Rice: Ecological Concepts”. Trong O Koul and GW Cuperus (biên tập). Ecologically Based Integrated Pest Management. JA Litsinger, Y Chen and A Barrion. CAB International. tr. 315–366. ISBN 978-1-84593-064-6.
  33. ^ Jahn, Gary C.; Almazan, Liberty P.; Pacia, Jocelyn B. (2005). “Effect of Nitrogen Fertilizer on the Intrinsic Rate of Increase ofHysteroneura setariae(Thomas) (Homoptera: Aphididae) on Rice (Oryza sativaL.)” (PDF). Environmental Entomology. 34 (4): 938. doi:10.1603/0046-225X-34.4.938. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  34. ^ Douangboupha, B, K Khamphoukeo, S Inthavong, J Schiller, and GC Jahn. 2006. Pests and diseases of the rice production systems of Laos Lưu trữ 2012-04-03 tại Wayback Machine. Chapter 17, pp. 265–281. In JM Schiller, MB Chanphengxay, B Linquist, and S Appa Rao, editors. Rice in Laos. Los Baños (Philippines): IRRI.ISBN 978-971-22-0211-7.
  35. ^ Preap, V; Zalucki, MP and Jahn, GC (2006). “Brown planthopper outbreaks and management” (PDF). Cambodian Journal of Agriculture. 7 (1): 17–25.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  36. ^ IRRI Rice insect pest factsheets Lưu trữ 2013-10-14 tại Wayback Machine. knowledgebank.irri.org
  37. ^ Benett J, Bentur JC, Pasula IC and Krishnaiah K (eds) (2004). New approaches to gall midge resistance in rice Lưu trữ 2013-05-07 tại Wayback Machine. International Rice Research Institute and Indian Council of Agricultural Research, ISBN 9712201988.
  38. ^ Jahn, GC; Domingo, I; Almazan, ML; Pacia, J; Pacia, Jocelyn (2004). “Effect of rice bug Leptocorisa oratorius (Hemiptera: Alydidae) on rice yield, grain quality, and seed viability”. Journal of economic entomology. 97 (6): 1923–7. doi:10.1603/0022-0493-97.6.1923. PMID 15666746.
  39. ^ Jahn, GC; Domingo, I; Almazan, ML; Pacia, J. (2004). “Effect of rice bug Leptocorisa oratorius (Hemiptera: Alydidae) on rice yield, grain quality, and seed viability”. J Econ Entomol. 97 (6): 1923–7. doi:10.1603/0022-0493-97.6.1923. PMID 15666746.
  40. ^ IRRI Rice Diseases factsheets Lưu trữ 2013-10-14 tại Wayback Machine. Knowledgebank.irri.org. Truy cập 2012-05-13.
  41. ^ Rice Brown Spot: essential data Lưu trữ 2013-02-13 tại Wayback Machine. CBWinfo.com. Truy cập 2012-05-13.
  42. ^ Cochliobolus . Invasive.org (ngày 4 tháng 5 năm 2010). Truy cập 2012-05-13.
  43. ^ Singleton G, Hinds L, Leirs H and Zhang Zh (Eds.) (1999) "Ecologically-based rodent management" ACIAR, Canberra. Ch. 17, pp. 358–371 ISBN 1-86320-262-5.
  44. ^ Pheng, S, B Khiev, C Pol and GC Jahn (2001). “Response of two rice cultivars to the competition of Echinochloa crus-gali (L.) P. Beauv”. International Rice Research Institute Notes (IRRN). 26 (2): 36–37.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Gạo.
  • x
  • t
  • s
Năng lượng sinh học
Nhiên liệu sinh học
  • Cồn
  • Tảo
  • Dầu babassu
  • Bã mía
  • Butanol sinh học
  • Diesel sinh học
  • Biogas
  • Xăng sinh học
  • Chất lỏng sinh học
  • Sinh khối
  • Dầu ăn
    • dầu thực vật
  • Ethanol
    • cellulosic
    • hỗn hợp
  • Methanol
  • Rạ
    • ngô
  • Rơm
  • Bèo tây
  • Khí gỗ
Năng lượng từthực phẩm
  • Camelina sativa
  • Sắn
  • Dầu dừa
  • Nho
  • Gai dầu
  • Ngô
  • Yến mạch
  • Dầu cọ
  • Khoai tây
  • Cải dầu
  • Gạo
  • Cao lương
  • Đậu tương
  • Củ cải đường
  • Mía
  • Hướng dương
  • Lúa mì
  • Khoai từ
Cây trồng năng lượngphi thực phẩm
  • Arundo
  • Bluestem lớn
  • Camelina
  • Ô cữu
  • Bèo tấm
  • Jatropha curcas
  • Miscanthus × giganteus
  • Pongamia pinnata
  • Salicornia
  • Cỏ phù thùy
  • Gỗ
Công nghệ
  • Chuyển đổi sinh học của sinh khối thành nhiên liệu cồn hỗn hợp
  • Năng lượng sinh học kết hợp thu nạp và lưu trữ carbon
  • Hệ thống sưởi ấm sinh khối
  • Nhà máy lọc sinh học
  • Quá trình Fischer–Tropsch
  • Công nghệ sinh học công nghiệp
  • Nhiên liệu viên
    • máy nghiền
    • bếp lò
  • Phản ứng Sabatier
  • Quá trình khử polyme nhiệt
Khái niệm
  • Lạm phát nông nghiệp
  • Thương mại hóa ethanol cellulose
  • Hàm lượng năng lượng của nhiên liệu sinh học
  • Cây trồng năng lượng
  • Lâm nghiệp năng lượng
  • Lợi tức đầu tư năng lượng
  • Thực phẩm vs. nhiên liệu
  • Vấn đề liên quan đến nhiên liệu sinh học
  • Nhiên liệu sinh học bền vững

Từ khóa » Cây Lúa Lứt