Gặp Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Suy Hô Hấp Sau, F0 điều Trị Tại Nhà Cần ...
Có thể bạn quan tâm
Khi có cảm giác tức ngực, khó thở, không thể nói hết câu dài, trọn vẹn một câu, đó là tín hiệu gợi ý F0 điều trị tại nhà bị suy hô hấp, cần liên hệ y tế ngay.
Theo dữ liệu thống kê của Bộ Y tế cập nhật tới hết ngày 19/12, cả nước hiện có hơn 240.000 trường hợp F0 điều trị tại nhà. Riêng tại Hà Nội, gần 4.500 bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ đang cách ly trong tổng số hơn 13.600 ca đang điều trị, theo Sở Y tế.
BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đưa ra những lưu ý trong sử dụng thuốc hạ sốt và những dấu hiệu bị suy hô hấp cũng như cách dùng các loại thuốc kháng đông, kháng viêm với F0 điều trị tại nhà.
Tại Hà Nội, F0 điều trị tại nhà (từ 18 tuổi trở lên) được phát miễn phí 3 gói thuốc, trong đó có gói B, gồm nhóm thuốc kháng viêm (như Dexamethasone hoặc Methylprednisolone) và chống đông (như Rivaronxaban, Apixaban, Dabigatran) (trong túi thuốc B).
BS Hải Ninh lưu ý không dùng khi chưa có biểu hiện suy hô hấp và đặc biệt là không phải chỉ cần dùng thuốc này là F0 sẽ yên tâm ở nhà, đây là loại thuốc dùng khi chờ liên hệ bác sĩ hỗ trợ.
Về một số biểu hiện gợi ý F0 bị suy hô hấp, BS Hải Ninh lưu ý: Bình thường, trạng thái nhịp thở là dưới 20 lần/phút ở người trưởng thành. Nếu đếm nhịp thở trên 25 lần/phút thì có nguy cơ khó thở, rõ ràng hơn nữa còn có cảm giác tức ngực, khó thở, không thể nói hết câu dài, trọn vẹn một câu, đó là triệu chứng gợi ý suy hô hấp.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội, với F0 điều trị tại nhà, cần trang bị máy SpO2 cặp ở đầu ngón tay để đo cho chính xác nồng độ bão hoà oxy trong máu. Bình thường SpO2 trên 96%, nếu chỉ hít thở khí thở. Nếu SpO2 dưới 96% là dấu hiệu suy hô hấp. BS Hải Ninh khuyên không nên sơn móng tay vì khi sơn, tín hiệu nhận biết trên đầu cặp SpO2 không chính xác nữa, nên có thể chỉ số này bị hạ dù thực tế ta không thiếu oxy.
Thuốc kháng đông, kháng viêm không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hay người mắc một số bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hoá, đường tiết niệu...
Sốt là triệu chứng nhiều F0 điều trị tại nhà sẽ gặp phải. Loại thuốc hạ sốt mà các gia đình nên sử dụng là acetaminophen (thuốc paracetamol). Loại thuốc này có nhiều dạng: uống, đặt hậu môn, gói bột pha nước... Tùy thuộc vào lứa tuổi dành cho gia đình để chuẩn bị các chế phẩm phù hợp.
Với gia đình có trẻ em, nên chuẩn bị thuốc dạng bột để pha nước cho trẻ uống hoặc viên nang đặt hậu môn để dễ dàng hơn cho trẻ tiếp nhận thuốc đó. Thuốc này không cần bác sĩ chỉ định, chỉ cần sốt trên 38 độ C là có thể chủ động dùng thuốc.
Chúng ta có thể tính theo công thức đơn giản về liều dùng cho cả người lớn và trẻ em, đó là 10-15mg cho một kilogram cân nặng, nhân với cân nặng của chúng ta. Ví dụ một người 50kg thì uống được 1 viên 500 mg, người 75kg có thể uống 2 viên 500mg.
"Lưu ý thuốc này uống cách nhau 4-6 tiếng, một ngày tối đa 5 lần" - BS Hải Ninh cho biết nguyên nhân vì bên cạnh hiệu quả hạ sốt, giảm đau, thuốc có tác dụng phụ gây suy gan, ngộ độc gan nếu uống quá liều.
Bác sĩ lưu ý nếu F0 không sốt thì không có chỉ định dùng paracetamol, vì thuốc chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt, không có tác dụng dự phòng. F0 chỉ uống hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C.Với một số phụ nữ mang thai mắc COVID-19 có sốt cao, phải dùng thuốc hạ sốt thì cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé? Theo BS Hải Ninh, phụ nữ mang thai nếu để thân nhiệt tăng cao có nguy cơ gây tăng nhịp tim của trẻ, đe doạ suy thai.
Việc sử dụng vẫn theo liều khuyến cáo. Trong trường hợp thai phụ vừa uống thuốc hạ sốt nhưng cách 2 tiếng bị sốt cao trở lại thì nên dùng một số phương pháp cơ học/vật lý giúp hạ sốt trước khi dùng liều thuốc tiếp theo.
Cụ thể: Mặc quần áo thoáng mát, tránh chùm chăn kín sẽ tăng thân nhiệt; lau người bằng khăn nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 độ (ví dụ sốt 38 độ C thì lau người tại các vùng cổ, nách, bẹn... trong 15 phút bằng nước ấm 36 độ C rồi lau khô lại người) sẽ giúp hạ sốt.
F0 điều trị tại nhà cần uống nhiều nước. Nước hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể. Có thể uống oresol, pha đúng tỷ lệ ghi trên bao bì.
Ngoài thuốc hạ sốt, các loại thuốc xịt mũi họng, nước muối sinh lý rửa mũi rửa họng, súc họng, các gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn. F0 điều trị tại nhà duy trì tối thiểu việc rửa súc họng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày, nhiều hơn có thể từ 4-5 lần/ ngày, không có yêu cầu đặc biệt gì về liều lượng, cách dùng.
(BS Trần Hải Ninh - Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương)
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Từ khóa » Người Nóng Khó Thở
-
Hơi Thở Nóng Là Bệnh Gì Và Cách điều Trị Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Giữa Lồng Ngực, Khó Thở, Nóng Mặt Kèm Cảm Giác Hồi Hộp, Mệt ...
-
Biểu Hiện Khó Thở, Nóng Rát Vùng Bụng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Mệt Mỏi Khó Thở - Những Triệu Chứng Không Nên Chủ Quan
-
Đừng Chủ Quan Khi Có Triệu Chứng Khó Thở, Mệt Mỏi
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Nóng Trong Người Và Cách điều Trị
-
Khó Thở - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Những Dấu Hiệu Cơ Bản để Nhận Biết Bạn đang Mắc Covid-19 Và ...
-
️ Cảm Giác đau Rát Vùng Ngực Là Dấu Hiệu Của Tình Trạng Gì?
-
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID-19 QUA TỪNG NGÀY
-
Dấu Hiệu Thở Ra Hơi Nóng Là Bệnh Gì? - Bảo Khí Khang
-
Chăm Sóc Phổi Khi Thời Tiết Nắng Nóng Từ Thói Quen đơn Giản
-
Điểm Danh Các Nguyên Nhân Gây Mệt Mỏi, Khó Thở - Ngaydautien