Hơi Thở Nóng Là Bệnh Gì Và Cách điều Trị Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Bạn có đang gặp phải triệu chứng hơi thở nóng mà không rõ nguyên nhân? Thở ra hơi nóng bất thường có thể là triệu chứng cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó. Bạn đừng lơ là bỏ qua mà hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp nhé!

Thở ra hơi nóng là bệnh gì và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!

Hơi thở nóng là bệnh gì?

Nhiệt độ cơ thể bình thường của con người nằm trong khoảng trung bình từ 36-37°C và hơi thở ra sẽ ấm. Vậy, hơi thở nóng là bệnh gì? Nếu hơi thở bị nóng có thể do gặp phải những vấn đề sau đây:

Nóng trong người dẫn đến thở nóng

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hơi thở nóng là do nóng trong người. Ngoài ra, bạn cơ thể gặp những triệu chứng khác như: da nổi mẩn ngứa hay mụn nhọt, môi khô nứt nẻ, hơi thở nóng và hôi, thường xuyên đổ mồ hôi, trong người luôn cảm thấy nóng bức và khó chịu, mất ngủ, nước tiểu sẫm màu.

hơi thở nóng do nóng trong người

Nguyên nhân gây nóng trong người dẫn đến hơi thở nóng người mệt mỏi là do:

  • Suy giảm chức năng thải độc của gan khiến chất độc tích tụ trong cơ thể gây nhiệt.
  • Không uống đủ nước, sử dụng rượu bia và chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt có gas, trái cây có lượng đường cao khiến cơ thể sinh nhiều nhiệt trong quá trình chuyển hóa…
  • Làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao kéo dài, trang phục không được thông thoáng sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt.
  • Các tình trạng bệnh như tiểu đường, các vấn đề về thận và tim, phụ nữ mang thai, huyết áp cao và sốt cũng có thể gây nóng trong người.
  • Một số loại thuốc theo toa như thuốc an thần, thuốc nước, thuốc kháng histamine, thuốc chẹn beta, thuốc nhuận tràng và thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần hoặc bệnh Parkinson có thể làm tăng nguy cơ bị nóng trong người.

Hơi thở nóng có phải sốt không? Như đã đề cập ở trên, sốt là một trong những nguyên nhân gây nóng trong người dẫn đến hơi thở nóng. Trên thực tế, vẫn có một số trường hợp hơi thở nóng nhưng không sốt. Lúc này, bạn cần xem xét lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để tìm ra nguyên nhân. Nếu cần thiết hãy đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Hơi thở nóng có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh về đường hô hấp

hơi thở nóng do bệnh về đường hô hấp

Hệ hô hấp là mạng lưới các cơ quan và mô giúp bạn hít thở, làm ấm không khí để phù hợp với nhiệt độ cơ thể, cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể, làm sạch các chất khí thải như carbon dioxide và bảo vệ đường thở khỏi các chất độc hại và kích ứng từ môi trường xung quanh.

Vì vậy, bất cứ vấn đề nào ở hệ hô hấp cũng có thể làm ảnh hưởng đến hơi thở. Hơi thở nóng bị gì? Các bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng thở ra nóng mũi hay mũi thở ra hơi nóng. Chúng bao gồm: viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, viêm cấp tính vùng hầu họng. Một số nghiên cứu gần đây của bác sĩ Giulia Scioscia (Bệnh viện Lâm sàng Barcelona, Tây Ban Nha) cho thấy hơi thở nóng là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi.

Nếu đang gặp phải triệu chứng bất thường này mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán sớm. Nếu đây là dấu hiệu sớm của các bệnh về đường hô hấp thì cần được điều sớm để ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Thở ra hơi nóng phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

uống nhiều nước để làm giảm hơi thở nóng

Nếu hơi thở nóng là do nóng trong người, bạn áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Nới lỏng và cởi bớt quần áo, tạo không gian thông thoáng và mát mẻ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là khoảng từ 1,5 -2 lít nước tùy theo trọng lượng cơ thể.
  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất và có tính mát như các loại rau củ quả để thúc đẩy loại bỏ độc tố trong cơ thể ra bên ngoài.
  • Hạn chế các món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích bởi chúng có thể làm suy giảm chức năng thải độc, giải nhiệt của gan.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, tránh thức khuya và căng thẳng trong thời gian dài.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nếu buộc phải làm việc ngoài trời hoặc môi trường nắng nóng thì hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ bản thân.

Nếu triệu chứng hơi thở nóng không được cải thiện sau khi áp dụng các mẹo vừa nêu trên, bạn cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Người Nóng Khó Thở