Gặp Người Trồng Hơn 2.500 Gốc Gỗ Quý Sa Mu, Pơ Mu Trên Dãy Trường Sơn

Hiện nay, số lượng cây được ông Chống trồng là hơn 1.500 cây và hơn 1000 cây Pơ mu. Những diện tích còn lại ông cũng đang tiếp tục trồng xen canh cây Sa mu, Pơ mu”.
Hiện nay, số lượng cây được ông Chống trồng là hơn 1.500 cây và hơn 1000 cây Pơ mu. Những diện tích còn lại ông cũng đang tiếp tục trồng xen canh cây Sa mu, Pơ mu”.

Và thời gian qua đi, đến nay lão nông này sở hữu cả rừng cây gỗ quý, cái tiếng "dở hơi" đi trồng cây mấy chục năm mới cho gỗ của lão nông này đến nay cũng không còn.

Trồng rừng ngay trên đất rừng

Khi nguồn gỗ quý hiếm tự nhiên ngày càng ít đi bởi sự khai thác, tàn phá của con người, thì ông Vừ Chả Chống đang ngày đêm nỗ lực hết mình trồng và giữ hàng nghìn cây Samu, Pơmu quý hiếm.

Vừ Chả Chống sinh ra trong gia đình đồng bào dân tộc Mông tại huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) với muôn vàn khó khăn. Thời trai trẻ, ông đã từng qua 4 năm bộ đội, từ năm 1984-1988.

Năm 1988, Vừ Chả Chống hoàn thành nghĩa vụ về quê, chứng kiến cuộc sống đồng bào không có gì thay đổi, cái đói, cái nghèo cứ đeo bám dai dẳng đồng bào nơi đây. Thấy vậy, ông Chống đã mạnh dạn làm đơn xin nhận hơn 8ha đất trống đồi núi trọc làm trang trại, trồng cây lâm nghiệp.

Giờ đây, nhìn từ xa hàng cây số giữa núi đồi trùng điệp của vùng đất Huồi Tụ không khó để nhận ra đồi cây Samu, Pơmu của cựu chiến binh Vừ Chả Chống bởi nhiều cây đã lớn bằng thân vài người ôm, ngọn cây dựng lên như những tòa tháp đứng sừng sửng giữa núi rừng.
Giờ đây, nhìn từ xa hàng cây số giữa núi đồi trùng điệp của vùng đất Huồi Tụ không khó để nhận ra đồi cây Samu, Pơmu của cựu chiến binh Vừ Chả Chống bởi nhiều cây đã lớn bằng thân vài người ôm, ngọn cây dựng lên như những tòa tháp đứng sừng sửng giữa núi rừng.

Ông Vừ Chả Chống chia sẻ: “Đầu những năm 90, vùng núi cao Huồi Tụ này còn hoang sơ lắm. Cuộc sống đồng bào rất khó khăn, ăn cũng chưa đủ nói chi đến làm kinh tế, phát triển kinh tế... Nhận thấy điều đó, tôi tự hứa với lòng mình, phải làm một cái gì đó để thay đổi cuộc sống của mình và của đồng bào”.

Đã nói là làm, bởi “chất lính” trong ông vẫn còn như mới, thừa hưởng sự cần cù, chịu khó trong những năm nằm trong hàng quân ngũ.

“Lúc mới nhận đất, trong đầu tôi chưa hình dung trồng loại cây nào nó phù hợp, nuôi còn gì cho nó phát triển, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tìm hiểu qua sách vở, được sự chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè, tôi đã chọn giống chè Tuyết Shan để trồng, thả gà đen và nuôi lợn lai. Nhờ chọn hướng đi phù hợp, điều kiện khí hậu thuận lợi, phương thức lấy ngắn nuôi dài, quan trọng nhất là sự quyết tâm, cần cù không sợ gian khổ”, ông Vừ Chả Chống chia sẻ.

Xuất phát từ 2 bàn tay trắng, nhưng dám nghĩ dám làm, ông Vừ Chả Chống đã gặt hái được nhiều thành công. Hiện tại, 4 người con ăn học đến nơi đến chốn, đứa con gái đầu là giáo viên ngay trên quê hương Huồi Tụ, người con gái thứ 2 đang học Đại học Y dược Huế, 2 người con còn lại đang học tại các trường dân tộc nội trú huyện Kỳ Sơn.

Giữ rừng cho đời sau

Mặc dù đã có bước thành công ban đầu, nhưng trong tâm trí ông Vừ Chả Chống vẫn còn trăn trở cho quê hương. Từ khi sinh ra ông đã thấy những cánh rừng Samu, Pơmu xanh ngút ngàn quanh bản làng. Nhưng cái đói, cái nghèo mà người dân phải phá rừng làm rẫy, lấy gỗ để làm nhà, chặt bán lấy tiền để trang trải cuộc sống. Ông đặt ra quyết tâm sẽ khôi phục lại những rừng Samu, Pơmu để cho con cháu đời sau.

Ông Chống chia sẻ: Tôi nghĩ phải cứu giống cây quý hiếm này, như là để lưu giữ một nét bản sắc riêng của bản làng đồng bào người Mông....
Ông Chống chia sẻ: "Tôi nghĩ phải cứu giống cây quý hiếm này, như là để lưu giữ một nét bản sắc riêng của bản làng đồng bào người Mông...".

Rồi ông Vừ Chả Chống đã khăn gói tìm đến các cánh rừng ở Tây Sơn, Na Ngoi … huyện Kỳ Sơn và ra cả các tỉnh phía Bắc để tìm cây giống cây Samu, Pơmu. Sau những tháng ngày lặn lội gian khổ, ông Vừ Chả Chống cũng đã tìm được những giống cây Samu, Pơmu ưng ý.

Từ vài chục cây giống đầu ông mang về trồng thí điểm trên các đồi chè của gia đình. Kết quả thật mỹ mãn những cây Samu, Pơmu vốn là cây quen thuộc thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất Huồi Tụ đã nhanh bén đất và phát triển mạnh.

Ông Vừ Chả Chống chia sẻ: “Cây Samu, Pơmu là cây bản địa có từ lâu đời, nhưng vì bà con đồng bào khó khăn, lại thiếu hiểu biết nên đã chặt hạ làm nhà sàn, chuồng trại, chặt bán với giá rẻ nên dần cạn kiệt. Tôi nghĩ phải cứu giống cây quý hiếm này, như là để lưu giữ một nét bản sắc riêng của bản làng đồng bào người Mông. Đồng thời để con cháu mai sau không quên được loài cây đã che chở cho đồng bào tôi bao đời nay”.

Rồi trong những lần vào rừng tìm cây giống, ông Chống phát hiện hạt của 2 loại cây này khi già rụng xuống đất được phủ mùn lá cây kín sẽ nhanh mọc mầm.Từ những cây trồng trước đó ông tìm cách tự nhân giống tại vườn.

Với công sức và mong mỏi lưu giữ cây giống quý hiếm, đến nay cựu chiến binh Vừ Chả Chống đã sở hữu hàng nghìn gốc Samu, Pơmu.
Với công sức và mong mỏi lưu giữ cây giống quý hiếm, đến nay cựu chiến binh Vừ Chả Chống đã sở hữu hàng nghìn gốc Samu, Pơmu.

Ông Vừ Chả Chống vừa hớn hở nói: “Nhiều lần vào rừng tôi phát hiện hạt của hai loại cây này rất dễ nảy mầm khi được tấp mùn lá cây dày. Tôi đã thử áp dụng và hiệu quả không ngờ. Các quả già rụng xuống tôi lại xới đất ngay dưới gốc vun vào rồi lấy lá cây tấp lại. Sau khi cây nở mầm cao tầm 15cm thì đào thành bầu cho vào túi bóng hay làm bầu cây giống.

Với công sức và mong mỏi lưu giữ cây giống quý hiếm, đến nay cựu chiến binh Vừ Chả Chống đã sở hữu hàng nghìn gốc Samu, Pơmu.

Từ con số 8ha ban đầu nhận trồng rừng, đến nay ông Vừ Chả Chống đã có thêm 5ha trồng xen cây Samu, Pơmu. Hiện nay, số lượng cây được ông Chống trồng hơn 1.500 cây Samu và hơn 1000 cây Pơmu. Diện tích còn lại ông đang tiếp tục trồng xen canh cây Samu, Pơmu.

Không những vậy để nhân rộng diện tích rừng cây Samu, Pơmu, mà ông Vừ Chả Chống còn cung cấp và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho nhiều gia đình khác trong vùng. Giờ đây, nhìn từ xa hàng cây số giữa núi đồi trùng điệp của vùng đất Huồi Tụ không khó để nhận ra đồi cây Samu, Pơmu của cựu chiến binh Vừ Chả Chống bởi nhiều cây đã lớn bằng thân vài người ôm, ngọn cây dựng lên như những tòa tháp đứng sừng sững giữa núi rừng.

Ngày trước thấy ông Vừ Chả Chống mày mò, khổ nhọc đi trồng rừng gỗ quý hiếm mà chờ đến hàng chục năm cây mới lớn, nhiều người kêu ông là "dở hơi", nay thì ai cũng khâm phục và nhiều người làm theo cách của ông.

Nguyễn Duy

Từ khóa » Gỗ Pơ Mu đuổi Muỗi