Gấp Rút Triển Khai Các Dự án Giao Thông Quanh Sân Bay Tân Sơn Nhất
Hiện các sở, ngành, địa phương Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực hoàn thành các thủ tục để khởi công một số dự án quanh khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào cuối năm 2022.
Điều này nhằm giảm áp lực giao thông trong khu vực cũng như đáp ứng nhu cầu khai thác của dự án nhà ga T3 của sân bay Tân Sơn Nhất sắp tới.
Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, hiện sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có một lối ra vào duy nhất nên tập trung lượng lớn người và phương tiện lưu thông trên đường Trường Sơn.
Ngoài ra, một số tuyến đường khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất có lưu lượng phương tiện rất lớn nhưng chưa được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch. Tình hình giao thông khu vực diễn biến khá phức tạp, dễ xảy ra ùn tắc giao thông khi có sự cố, tai nạn, đặc biệt là các dịp lễ, tết.
Hiện nay, kết nối trực tiếp với nhà ga hành khách T1, T2 của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có đường Trường Sơn lộ giới 60m (hiện trạng rộng 40-60m). Trong khi đó, theo quy hoạch, kết nối với nhà ga T3 sẽ là đường trục nối Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa; đường Hoàng Hoa Thám, đường Thân Nhân Trung, đường 18E.
Trong đó, dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn-Cộng Hòa được kỳ vọng sớm triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác của nhà ga T3.
[Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khởi công trong tháng 5 này]
Dự án có tổng chiều dài hơn 4km, với điểm đầu tuyến tại nút giao Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện; điểm cuối tại nút giao thông đường C12 - Cộng Hòa. Tổng mức đầu tư là hơn 4.848 tỷ đồng (chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 2.412 tỷ đồng).
Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự án dự kiến sẽ khởi công tháng 11/2022 (trước mắt là hạng mục hầm chui đầu tuyến tại nút giao đường Trần Quốc Hoàn-Phan Thúc Duyện) và hoàn thành tháng 9/2024 (phù hợp với tiến độ hoàn thành nhà ga T3).
Hiện Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân quận Tân Bình khẩn trương ban hành kế hoạch đo đạc, kiểm đếm, bồi thường hỗ trợ tái định cư và ban hành thông báo thu hồi đất của dự án. Thời gian ban hành thông báo thu hồi trong tháng 7/2022.
Trong khi đó, hai dự án khác kết nối với nhà ga T3 là dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, từ cổng doanh trại quân đội đến đường Cộng Hòa (tổng mức đầu tư 254,7 tỷ đồng, dự kiến điều chỉnh tăng lên hơn 290 tỷ đồng do chi phí giải phóng mặt bằng) và cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long (tổng mức đầu tư hơn 167 tỷ đồng).
Ghi nhận tại dự án cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long, hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng đang được thực hiện. Các hộ dân đã tiến hành tháo dỡ phần diện tích đất thu hồi và cải tạo nhà cửa. Toàn bộ 16/16 trường hợp đều đã đồng ý nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó 5/16 hộ đã bàn giao xong mặt bằng.
Hiện Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầy xây lắp cả 2 dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám và cải tạo đường Cộng Hòa.
Dự kiến tháng 10/2022, hai dự án này sẽ khởi công và hoàn thành trong 3-6 tháng thi công.
Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, khó khăn vướng mắc chính của các dự án khu vực xung quanh Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất quốc phòng của dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn-Cộng Hòa (11,89ha diện tích đất quốc phòng/15,5ha diện tích đất chiếm dụng của dự án).
“Đây là dự án trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2024, cần sớm triển khai thi công hoàn thành đồng bộ với tiến độ nhà ga T3, nhằm đảm bảo khai thác nhà ga T3 với công suất 20 triệu hành khách/năm. Việc sớm bàn giao đất quốc phòng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn-Cộng Hòa, là rất cần thiết và cấp bách,” đại diện Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 13/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Quốc phòng được thực hiện việc bàn giao trước mặt bằng diện tích khoảng 11,89ha đất quốc phòng do các đơn vị quân đội quản lý, sử dụng tại quận Tân Bình cho Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, sử dụng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn- Cộng Hòa.
Những năm trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư và đưa vào khai thác một số dự án kết nối quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất như cầu vượt tại nút giao đường Trường Sơn-đường nối Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành đai ngoài; cầu vượt thép tại nút giao Ngã 6 Gò Vấp; cầu thép tại nút giao Nguyễn Thái Sơn-Nguyễn Kiệm; cải tạo đường Hoàng Minh Giám./.
(TTXVN/Vietnam+)Từ khóa » Bỏ Sân Bay Tân Sơn Nhất
-
Sân Bay Tân Sơn Nhất Hoạt động Ra Sao Khi Có Long Thành?
-
Sân Bay Tân Sơn Nhất Chờ Giải Cứu - Báo Thanh Niên
-
Sân Bay Tân Sơn Nhất 100 Năm Trước Của Sài Gòn
-
Cần Sớm Hiện Thực Hóa “đô Thị Sân Bay” Tân Sơn Nhất - VOV
-
Dự án Cảng Hàng Không Quốc Tế Long Thành: Không Lo Tân Sơn ...
-
Chính Thức Gỡ "nút Thắt" 27,85 Ha đất Quốc Phòng, Gấp Rút Triển Khai ...
-
Bàn Giao đất Quốc Phòng, Khởi Công Các Dự án "giải Cứu" Sân Bay ...
-
Khó Khăn Khi Di Dời 12 ụ Bê Tông Tại Tân Sơn Nhất - Zing News
-
Tin Tức Sân Bay Tân Sơn Nhất Mới Nhất Trên VnExpress
-
Thông Báo | Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất
-
Ùn Tắc ở Sân Bay Tân Sơn Nhất: Đã "bắt Bệnh" Nhưng... Chờ Chốt ...
-
Sân Golf 157 Ha Trong Sân Bay Tân Sơn Nhất - VnExpress
-
Lập Lại Trật Tự Sân Bay Tân Sơn Nhất, Cách Nào? (*): Chỉ Cần Ngồi Lại ...
-
Sân Bay Tân Sơn Nhất | Trang 1 | Giao Thông Hà Nội
-
Dỡ Bỏ 'lệnh' Dừng Nhập Cảnh Sân Bay Tân Sơn Nhất Và Nội Bài
-
Phát Triển đô Thị Sân Bay Tân Sơn Nhất Không Thể Bỏ Qua Quyền Lợi ...
-
Tân Sơn Nhất Và Câu Chuyện Phát Triển đô Thị Sân Bay - Vietnamnet