Gãy Xương đòn - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor

Gãy xương đòn là một loại chấn thương thường gặp, đặc biệt là ở người trẻ tuổi hoặc người già. Khi bị gãy xương đòn, bạn cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp y tế để tránh những hậu qủa xấu xảy ra.

1. Gãy xương đòn là gì?

2. Triệu chứng của gãy xương đòn

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ?

3. Tác hại của gãy xương đòn

4. Nguyên nhân gây ra gãy xương đòn

  • Yếu tố nguy cơ gây gãy xương đòn

5. Biến chứng của gãy xương đòn

6. Điều trị gãy xương đòn

  • Chuẩn bị trước khi đi khám
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

8. Bác sĩ điều trị

1. Gãy xương đòn là gì?

Gãy xương đòn (tên tiếng Anh là Broken Collarbone) là một chấn thương thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Xương đòn là xương nối từ phần trên của xương ức tới xương bả vai.

Cũng như các loại gãy xương khác, nguyên nhân thường gặp của gãy xương đòn bao gồm té, chấn thương trong thể thao và tai nạn giao thông. Trẻ sơ sinh đôi khi bị gãy xương đòn trong quá trình sinh nở.

>>>Bạn có thể tham khảo những thông tin cơ bản nhất về bệnh gãy xương, bạn có thể xem tại GÃY XƯƠNG.

Đa số trường hợp gãy xương đòn đều lành bệnh khi dùng đá chườm, thuốc giảm đau, đai quàng nâng đỡ tay, vật lý trị liệu và thời gian. Tuy nhiên, một ca gãy xương đòn phức tạp có thể cần đến phẫu thuật để sắp xếp lại xương gãy và để cấy đĩa, ốc hoặc thanh kim loại vào xương để để giữ nguyên vị trí của xương trong thời gian hồi phục.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

Gọi Bác sĩ

Chat Bác sĩ trên Facebook

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gãy xương đòn

Triệu chứng cơ năng và thực thể của gãy xương đòn bao gồm:

  • Đau tăng khi cử động vai.
  • Sưng.
  • Đau.
  • Bầm.
  • Khối phồng ở trên hay gần vai.
  • Âm thanh rin rít hay lạo xạo khi bạn cố cử động vai.
  • Cảm giác cứng hay không thể cử động vai.
  • Trẻ sơ sinh thường sẽ không thể cử động tay chúng trong vài ngày sau khi bị nứt gãy xương đòn do quá trình sinh nở.

Triệu chứng của gãy xương đòn

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương đòn ở một người nào đó, hoặc khi tồn tại cơn đau ngăn bạn làm những hoạt động bình thường của vai, hãy tìm đến bác sĩ ngay. Chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến việc hồi phục chậm.

3. Tác hại của bệnh gãy xương đòn

Gãy xương đòn gây ra nhiều tác hại cho người bệnh. Ngoài việc khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong vận động, gãy xương đòn còn có thể khiến cho người bệnh mất đi khả năng lao động, gặp nhiều tổn thương khác và có thể có những biến chứng nguy hiểm.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh gãy xương đòn

Những nguyên nhân thường dẫn đến gãy xương đòn bao gồm:

  • Té ngã, như ngã đè lên vai hoặc ngã chống tay khi tay dang ra.
  • Chấn thương thể thao, như va đập trực tiếp vào vai trên sân cỏ, sân băng, sân thể thao.
  • Tai nạn giao thông do xe hơi, xe gắn máy hay xe đạp.
  • Tổn thương khi trẻ được sinh ra qua đường âm đạo.

Nguyên nhân gây ra gãy xương đòn

Yếu tố nguy cơ bị gãy xương đòn

Xương đòn không cứng lại hoàn toàn cho đến khi bạn khoảng 20 tuổi. Điều này làm trẻ em và thiếu niên có nguy cơ gãy xương đòn cao hơn. Nguy cơ này giảm sau tuổi 20, nhưng sau đó tăng trở lại ở người lớn tuổi vì độ cứng của xương giảm theo thời gian.

5. Biến chứng của bệnh gãy xương đòn

Đa số các trường hợp gãy xương đòn lành dễ dàng. Một số biến chứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh hay mạch máu: Đầu lởm chởm của xương đòn gãy có thể làm tổn thương dây thần kinh hay mạch máu kế cận. Tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn thấy mất cảm giác hay lạnh ở cánh tay hay bàn tay.
  • Lành kém hay chậm: Xương đòn bị gãy nặng có thể lành chậm hay không hoàn toàn. Sự kết hợp kém của những phần xương gãy trong quá trình lành có thể làm xương bị ngắn lại.
  • Khối gồ lên ở xương: Như một phần của quá trình lành xương, nơi xương gắn lại với nhau hình thành một gồ xương. Gồ này dễ nhìn thấy vì nó ở vị trí gần da. Đa số các gồ biến mất sau một thời gian, nhưng một số tồn tại vĩnh viễn.
  • Viêm xương khớp: Nứt gãy xương mà ảnh hưởng tới khớp nối xương đòn với xương bả vai hay với xương ức có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm khớp đó.

6. Điều trị gãy xương đòn

Chuẩn bị trước khi đi khám

Tùy thuộc vào độ nặng của gãy xương, bác sĩ gia đình của bạn hoặc bác sĩ tại phòng cấp cứu có thể đề nghị bạn hoặc con bạn gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình.

Bạn có thể làm gì

Có thể hữu ích nếu bạn ghi lại một danh sách liệt kê những điều dưới đây:

  • Mô tả chi tiết triệu chứng và tình huống dẫn đến chấn thương của bạn.
  • Thông tin về những vấn đề sức khỏe trước đó của bạn.
  • Tất cả thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.
  • Những câu hỏi bạn muốn đặt ra cho bác sĩ.

Bạn có thể trông chờ điều gì từ bác sĩ

Bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi sau đây:

  • Tai nạn đã xảy ra như thế nào?
  • Bạn đã bao giờ bị gãy xương chưa?
  • Bạn đã bao giờ được chẩn đoán xương yếu chưa?

Chẩn đoán

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bị ảnh hưởng để tìm nơi đau, sưng, biến dạng hay vết thương hở. X- quang xác định mức độ gãy xương đòn, đánh dấu vị trí gãy và xác định có tổn thương khớp hay không. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị chụp CT để thu được những hình ảnh chi tiết hơn.

Điều trị

Hạn chế cử động của xương gãy là thiết yếu đối với việc hồi phục. Để cố định một xương đòn gãy, bạn có thể cần sử dụng đai quàng nâng đỡ tay.

Khoảng thời gian cần cố định xương phụ thuộc vào độ nặng của chấn thương. Sự tiếp hợp xương kéo dài từ 3 đến 6 tuần ở trẻ em và 6 tới 12 tuần ở người trưởng thành. Xương đòn gãy ở trẻ sơ sinh có thể lành trong khi chỉ cần kiểm soát cơn đau và cẩn thận khi chăm sóc đứa trẻ.

Điều trị gãy xương đòn

Thuốc

Để giảm đau và viêm, bác sĩ có thể đề nghị cho bạn sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa. Nếu cơn đau của bạn trầm trọng, bạn có thể cần được kê toa thuốc chứa chất an thần trong vòng vài ngày.

Liệu pháp

Sự phục hồi bắt đầu ngay khi chữa trị ban đầu. Trong đa số trường hợp, điều quan trọng là phải bắt đầu một vài cử động ngay khi bạn đang đeo đai quàng nâng đỡ tay để hạn chế việc cứng khớp vai. Sau khi bỏ đai quàng, bác sĩ có thể đề nghị thêm những bài tập phục hồi hoặc vật lý trị liệu để khôi phục sức mạnh của cơ, cử động khớp và độ linh động.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được yêu cầu nếu xương đòn gãy đâm xuyên qua da bạn, bị di lệch trầm trọng hay gãy thành nhiều mảnh. Phẫu thuật cho gãy xương đòn thường bao gồm đặt những dụng cụ cố định – đĩa, ốc hay thanh – để duy trì vị trí thích hợp của xương trong quá trình lành. Biến chứng phẫu thuật, dù hiếm, có thể bao gồm nhiễm trùng và sự kém lành xương.

Thay đổi lối sống và điều trị tại nhà

Chườm đá vào vùng bị tổn thương 20 đến 30 phút mỗi tiếng trong 2 hay 3 ngày đầu tiên sau gãy xương đòn có thể giúp kiểm soát đau và sưng.

Tham khảo thêm thông tin về một số dạng gãy xương khác:

  • Gãy chân
  • Gãy tay
  • Gãy bàn chân

Khi thấy mình có khả năng bị gãy xương đòn, bạn hãy đi cấp cứu hoặc liên hệ bác sĩ ngay. Trong trường hợp nặng, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của người xung quanh. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Từ khóa » Mô Tả Gãy Xương đòn