Gd Kỷ Năng Sống Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 Tuổi Thông Qua Tổ Chức Các Loại ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Báo cáo khoa học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.49 KB, 21 trang )
SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiA. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tàiNgười ta thường ví: Trẻ em như tờ giấy trắng, bạn viết gì, vẽ ra sao vào đó thìtờ giấy đó sẽ có kết quả như thế. Câu nói này quả thật không sai. Khi đứa trẻ đượcsinh ra và tuổi đang còn nhỏ với những tiếp cận đầu đời với cuộc sống xung quanh,các vấn đề xảy ra xung quanh mà trẻ tiếp nhận được sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự pháttriển của trẻ. Chính vì thế, mục tiêu đưa ra trong chương trình chăm sóc và giáo dụctrẻ lứa tuổi mầm non là: Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chấtmang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy vàphát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếptheo và cho việc học tập suốt đời.Đối với trẻ mầm non trong quá trình phát triển, nếu được uốn nắn, giáo dục tốtcác em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng vàchống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống Bêncạnh đó, trẻ em đang trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để pháttriển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng vàcó hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻmầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và khôngnên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống,khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người cótrách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Giáo dục kỹ năng sống là giáodục cách sống tích cực cho một cá nhân trong xã hội hiện đại, nhằm tạo dựng nhữnghành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực nhằm rèn luyện nênmột cá nhân con người có nhân cách tốt. Chính vì vậy những năm gần đây mục tiêugiáo dục trẻ mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng tới việc lấy trẻ làmtrung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ, điều này được thể hiện rõ ở công tác triểnkhai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; và mới nhất làtrong các quan điểm, giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.1SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiTuy nhiên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thế nào lại là một vấn đề cần đặtra nhiều câu hỏi. Thông thường các bậc phụ huynh thường đề cao tầm quan trọng củaviệc học tập đối với sự khôn lớn của trẻ. Với trẻ em, học tập có ý nghĩa to lớn trongviệc trang bị những kiến thức và hiểu biết căn bản nhưng bên cạnh hoạt động học tập,hoạt động vui chơi cũng đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển nhân cách vàcác kỹ năng sống của trẻ em. Vui chơi là một hoạt động sống không thể thiếu đối vớitrẻ. Có thể nói, trò chơi giúp cho trẻ em thu thập những kinh nghiệm đáng giá, nhữnghiểu biết về thế giới xung quanh nói chung, về các hoạt động của người lớn nói riêng.Trò chơi là một bài tập bước đầu, qua đó đứa trẻ làm quen với hoạt động tương lai củangười lớn. Trò chơi giúp trẻ bộc lộ năng khiếu, sở trường của mình và là một phươngtiện lý tưởng để tạo lòng tự tin cho trẻ em. Nó là một phương tiện giúp trẻ bộc lộ, thểhiện tâm trạng, cảm xúc thật sự của mình. Điều quan trọng là thông qua trò chơi, đứatrẻ tự rèn luyện những đức tính và kỹ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú.Nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn so với những phương thức giáo dục khác.Hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non ở huyệntôi chưa thực sự được chú trọng. Các nhà trường và giáo viên thường chỉ chú trọng tớiviệc giáo dục trong các hoạt động chung với mục đích đưa kiến thức cần đạt tới chotrẻ, chưa chú ý tới việc giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Mà nếu có thì cũng chỉsơ sài, chưa chú trọng, chưa biết cách sáng tạo, đưa ra phương pháp lồng ghép các nộidung kỹ năng đó vào các hoạt động cho phù hợp nên dẫn đến hiệu quả đạt được chưacao. Để đạt được mức độ hiệu quả như mong muốn đúng là không dễ. Đứng trướcthực trạng đó, tôi nhận thấy việc nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng sẽ giúp chúngta có thể đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dụccho trẻ các kỹ năng sống thông qua các hoạt động vui chơi. Cũng chính vì vậy mà tôiquyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổchức các loại trò chơi” làm đề tài nghiên cứu.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứuTrên cơ sở tìm hiểu những vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5tuổi thông qua việc tổ chức các loại trò chơi, tôi muốn đề xuất các biện pháp nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trong đơn vị và đặcbiệt giáo dục kỹ năng sống thông qua các loại trò chơi.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu2SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiGiáo viên và trẻ trong trường mầm non.Nội dung, cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 4. Giả thiết nghiên cứuNếu đề ra được một số giải pháp phù hợp trong việc tổ chức thực hiện quá trìnhrèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua tổ chức các loại trò chơi, sẽ giúp giáo viên tự tin,sáng tạo và thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và góp phần hiệu quả vàoquá trình giáo dục trẻ, giáo dục nhân cách của trẻ một cách toàn diện.5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp quan sát- Phương pháp điều tra- Phương pháp đàm thoại- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ- Phương pháp tổng hợp số liệu6. Dự báo đóng góp mới của đề tàiGiúp giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục kỹnăng sống, biết các lựa chọn các biện pháp linh hoạt, phù hợp khi tổ chức thực hiệnrèn kỹ năng sống cho trẻ.Giúp trẻ hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo trong các hoạt động, hình thànhđược cho trẻ những thói quen về thái độ, hành vi, sự tự tin vào bản thân, bước đầu gópphần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ.3SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiB. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Cơ sở khoa học1.1. Cơ sở lý luận1.1.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sốngGiáo dục kỹ năng sống là quá trình hoạt động có mục đích xác định, có chươngtrình, kế hoạch, nội dung, phương pháp nhằm hình thành cách sống tích cực trong xãhội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thóiquen tiêu cực, trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹnăng thích hợp.1.1.2. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tổ chức trò chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua việc tổ chức trò chơi là việchình thành cho trẻ một số kinh nghiệm, kỹ năng trong cuộc sống, biết được nhữngđiều nên làm và những điều không nên làm để có khả năng tự bảo vệ, phòng ngừa vàgiảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinhthần của trẻ khi được trải nghiệm cuộc sống qua các trò chơi.1.1.3. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổiTrước hết, khi con người sinh ra không phải đã có thể thực hiện các công việckhác nhau trong cuộc sống. Thông qua quá trình hoạt động và lĩnh hội các tri thức củaxã hội loài người, con người mới dần dần hình thành được ngôn ngữ, hoạt động, trithức… Với kỹ năng cũng vậy, trẻ em sinh ra không tự nhiên có được những kỹ năngsống khác nhau như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyếtđịnh… Mà muốn có được những kỹ năng đó trẻ phải qua quá trình học hỏi, trảinghiệm của bản thân dưới sự hướng dẫn của người lớn. Nếu có được các kỹ năngsống, trẻ sẽ dần hình thành được những thái độ tích cực và có được hành vi đúng đắn.Ngược lại, nếu thiếu những kỹ năng này trẻ sẽ ứng xử không lành mạnh trước các tìnhhuống gặp phải.Thứ hai, sự thay đổi về mặt tâm, sinh lý của trẻ cũng tác động làm trẻ phải đốimặt với nhiều vấn đề mới lạ trong cuộc sống. Ở độ tuổi mầm non trẻ sẽ có những thờigian khủng hoảng trẻ lên 1, khủng hoảng trẻ lên 3, Vì thế cần phải sự hỗ trợ vàchuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ thì trẻ rất dễ rơi vào trầm cảm, hoặc có những hànhđộng liều lĩnh. Đồng thời, lúc này nếu trang bị cho trẻ những kỹ năng về giải quyết4SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơivấn đề, hay kỹ năng đương đầu với thử thách… chắc hẳn trẻ sẽ ứng phó được với sựbiến đổi tâm, sinh lý của mình tốt hơn.Thứ ba, những thay đổi về mặt kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng tới gia đìnhtrẻ. Có những gia đình bố mẹ chỉ mải lo lắng làm ăn mà giữa trẻ và bố mẹ không cóđược sự giao lưu, trao đổi dẫn đến những hiểu lầm, căng thẳng. Trước những tìnhtrạng này, trẻ phải đi tìm những nhân tố khác để mong có được sự chia sẻ như: bạn bè,thầy cô, họ hàng… Một số gia đình tan vỡ, bạo lực gia đình… cũng đặt ra cho trẻnhững vấn đề cần phải giải quyết. Lúc này, kỹ năng sống là điều cần thiết giúp trẻ đủmạnh để vượt qua những vấn đề mình gặp phải.Thứ tư, trong giai đoạn hiện nay, trẻ em là “nạn nhân” của những mong đợi từngười lớn. Bố mẹ muốn con giỏi giang, xuất chúng, bằng bè bằng bạn nên trẻ đượchọc rất nhiều thứ, từ đàn, ca, múa tới vẽ, võ, nhảy… thêm vào đó là một chương trìnhhọc ở trường cũng nặng không kém. Vì vậy mà đầu óc trẻ em lúc nào cũng căngthẳng, không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hay tham gia các hoạt động khác nêncác kỹ năng sống của trẻ rất hạn chế, bố mẹ không biết rằng việc rèn các kỹ năng sốngcần thiết cho trẻ là rất cần thiết.Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết giúp trẻ rèn luyệnnhững hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; giúp trẻ có khả năng bảo vệ,phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, sự phát triểnthể chất và tinh thần của trẻ. Kỹ năng sống còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với cáctình huống. Nó giúp trẻ có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trongcuộc sống sau này.1.1.4. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổiTrong hệ thống giáo dục đã nêu quan điểm học để làm người, nghĩa là biết ứngxử với đời đã được coi như một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. Chonên, giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và kỹnăng cần thiết để chuẩn bị cho người học có khả năng gia nhập vào cuộc sống xã hội.Và các chuyên gia cũng cho rằng: Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải hếtsức đơn giản và gần gũi với trẻ. Chính vì thế, các nhà sư phạm phải biết lựa chọnnhững nội dung giáo dục kỹ năng sống sao cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý củatrẻ. Có rất nhiều các kỹ năng cần giáo dục cho trẻ, tuy nhiên có thể chọn giáo dục chotrẻ những nhóm kỹ năng sống sau:5SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơi+ Nhóm kỹ năng giao tiếp: Bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp vớiông bà, bố mẹ; kỹ năng giao tiếp với người lạ; kỹ năng giới thiệu về bản thân và giađình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào? Thích cái gì và địa chỉ nhà mình ởđâu?+ Nhóm kỹ năng thích nghi: Đó là các kỹ năng như: Kỹ năng thích nghi vớicác loại thức ăn, kỹ năng thích nghi vơi môi trường, kỹ năng thích nghi với đám đông.+ Nhóm kỹ năng khám phá khoa học: Bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năngkhám phá không gian; kỹ năng khám phá sự vật; kỹ năng khám phá chất liệu; kỹ năngkhám phá thiên nhiên. + Nhóm kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân và phòng tránh tai nạn thươngtích: Bao gồm các kỹ năng như: kỹ năng tự xúc ăn; kỹ năng tự mặc quần áo; kỹ năngchăm lo vệ sinh cá nhân; kỹ năng chọn quần áo; kỹ năng tránh xâm hại; kỹ năng tránhtai nạn giao thông; kỹ năng tránh tai nạn đuối nước; kỹ năng tránh tai nạn thương tíchdo ngã; kỹ năng tránh tai nạn thương tích do ngộ độc. + Nhóm kỹ năng nhận thức bản thân: Cần hình thành cho trẻ những kỹ năngnhư: kỹ năng nhận thức bản thân: “Tôi là ai?”; kỹ năng nhận diện điểm mạnh, điểmyếu của bản thân; kỹ năng tư duy tích cực; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng phântích; kỹ năng tổng hợp; kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng nhận diện cảm xúc; kỹnăng tự tin; kỹ năng tự trọng; kỹ năng biết chia sẻ hòa đồng và có thói quen lễ phép. + Nhóm kỹ năng làm việc đội - nhóm: Gồm có các kỹ năng cần hình thành chotrẻ như: Kỹ năng làm việc cùng các bạn trong lớp và tập thể; kỹ năng học cách cóđược những mối liên hệ mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc,lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn; kỹ năng hợp tác tựkiểm tra; kỹ năng đánh giá khả năng và sự đóng góp của riêng một người nào đó trongnhóm; kỹ năng gây ảnh hưởng; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng ra quyết định. + Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: Gồm có các kỹ năng như: Kỹ năng quản lýthời gian của bản thân; kỹ năng biết trung thực; kỹ năng tự quyết định; kỹ năng biếtkiềm chế; kỹ năng biết nghe lời; kỹ năng biết từ chối; kỹ năng ứng phó với sự mệtmỏi, xâm phạm và tổn thương; kỹ năng tự tạo niềm vui; kỹ năng tư duy tích cực lạcquan; kỹ năng can trường; kỹ năng biết tự chủ. + Nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề: Là các kỹ năng như: Kỹ năng kiểm soáthành vi; kỹ năng ngăn ngừa tình huống xấu có thể xảy ra, kỹ năng tư duy tích cực,6SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơigiải quyết nhanh vần đề; kỹ năng giao tiếp có hiệu quả; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn;kỹ năng thương lượng. 1.2. Cơ sở thực tiễnCũng không nên hiểu kỹ năng sống là một điều gì đó cao siêu, mà chỉ cần hiểunó hết sức đơn giản, bình dị: nó là cách một con người hành xử (bằng hành động hoặcbằng ngôn ngữ, bằng tư duy hoặc ý nghĩ thái độ, ) trong một ngữ cảnh xã hội nhấtđịnh. Cách hành xử này có thể được quy định bởi các phong tục tập quán (lễ phép,chào hỏi, ), đạo đức xã hội Vì thế nên khi sinh ra con người đã bắt đầu học kỹnăng sống, khi tuổi càng lớn dần trẻ càng cần biết và nắm thêm nhiều kỹ năng khác.Chính vì vậy, hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống trẻ đang được các bậc phụ huynhvà nhà trường quan tâm đầu tư. Ở trường mầm non trẻ được rèn luyện kỹ năng sốngqua các hoạt động vui chơi, học tập. Các hình thức giáo dục trong trường được tổchức linh hoạt trong việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, trò chơi được tổ chức mọi lúcmọi nơi: khi đón trẻ, giờ hoạt động chung, hoạt động ngoài trời và những hoạt độngkhác. Buổi sáng, sau giờ thể dục sáng, cô thường tổ chức trò chuyện với trẻ, cho trẻ tựgiới thiệu về những việc đã làm từ lúc thức dậy cho tới khi được bố mẹ đưa đếntrường. Nếu là ngày đầu tuần thì cho trẻ kể lại những việc đã làm vào những ngàycuối tuần, nhằm rèn luyện cho trẻ những kỹ năng giao tiếp, nói chuyện trước đámđông, rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho trẻ Hoặc trong giờ sinh hoạt chiều, giáoviên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: Thi đua ai xếp áo đẹp, để rèn luyện cho trẻkỹ năng gọn gàng, ngăn nắp, biết tự chăm sóc mình. Ngoài việc tổ chức các loại tròchơi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giáo viên còn tích hợp việc giáo dục kỹ năngsống vào các giờ hoạt động khác như: giờ ăn trưa cho trẻ tự lên bưng cơm về bàn ăn,tự lấy khăn ăn Nhằm qua đó rèn luyện cho trẻ tính tự lập, khả năng tự phục vụ chobản thân. Tuy nhiên, để trẻ có thể càng ngày một có những kỹ năng cần thiết và rènluyện tốt các kỹ năng sống đó thì giáo viên không thể chỉ dạy suông trên hình thức lýthuyết hay qua các hoạt động chung vì trẻ nhỏ chưa có ghi nhớ chủ định cao. Vì thếcần phải có kế hoạch và phương pháp rèn kỹ năng thích hợp, lồng ghép vào các loạitrò chơi để trẻ có thể linh hội kiến thức kỹ năng nhẹ nhàng và sâu sắc nhất. Điều đókhông phải giáo viên nào cũng thực sự quan tâm và muốn thực hiện.Trên thực tế, có rất nhiều giáo viên chưa nắm vững được những kiến thức, nộidung và các phương pháp giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ. Một số giáo viên còn7SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơinhiều hạn chế trong việc sáng tạo để thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng cho trẻcho phù hợp, linh hoạt. Chính vì thế mà có những điều, những kỹ năng rất cần thiết trẻcó thể học tập, rèn luyện được trong quá trình chơi các trò chơi mà trẻ đã không có cơhội trải nghiệm, rèn luyện.2. Đánh giá thực trạng Năm học 2013 - 2014, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo5 tuổi với tổng số cháu 25. Tôi thấy trong hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ thôngqua tổ chức các loại trò chơi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:2.1. Thuận lợi- Trường có 1 điểm trường, cơ sở vật chất, điều kiện dạy học tốt. Nhà trườnghưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhàtrường đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổinói riêng và trẻ trong trường nói chung.- Được sự quan tâm của địa phương, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành,đoàn thể, sự quan tâm của Ban đại diện cha mẹ học sinh.- Bản thân tôi thường xuyên được Ban giám hiệu dự giờ, góp ý trong các hoạtđộng lên lớp để nâng cao chất lượng giờ dạy và đã được trực tiếp học tập chuyên đềvề nội dung giáo dục mầm non ở Phòng Giáo dục tổ chức, được dự nhiều tiết dạychuyên đề, tiết dạy mẫu, - Đa số các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng về việc học tập củacon em, trẻ được bố mẹ đưa đến trường lớp thường xuyên, và cùng phối hợp với giáoviên để chăm sóc giáo dục trẻ được tốt.2.2. Khó khăn- Mặc dù các phòng học được xây dựng theo công trình khép kín, có nhà vệsinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ. Tuy nhiêndo chưa có đủ điều kiện để xây dựng khuôn viên khoa học, đầy đủ, vẫn chưa có sânchơi giao thông, vườn cổ tích, - Tài liệu phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dành cho giáo viênnhư sách hướng dẫn tổ chức giáo dục kỹ năng sống còn thiếu vì vậy việc tổ chức củacác cô còn gặp nhiều khó khăn.- Là địa bàn thuộc khu vực nông thôn, trẻ chủ yếu thuộc gia đình làm nôngnghiệp nên kinh tế còn khó khăn, vì thế nhiều gia đình thường không cho trẻ đến8SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơitrường từ nhỏ. Vì vậy trẻ ít được tiếp xúc với bạn bè xung quanh nên chưa mạnh dạn,tự tin trong giao tiếp. Chưa có kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng hoạt động nhóm,chưa được rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản. - Các bậc phụ huynh thường có quan điểm chú trọng tới việc chuẩn bị cho conmình vào lớp một. Họ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện kỹ năngsống cho trẻ. - Do số lượng trẻ đến trường khá đông nên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về đồdùng, đồ chơi cho trẻ nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục kỹ năngsống cho trẻ thông qua tổ chức các loại trò chơi.2.3. Điều tra khảo sát đầu năm Để biết rõ thực trạng và có kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ được tốt trong cáchoạt động chăm sóc - giáo dục nói chung và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông quatổ chức các loại trò chơi nói riêng, tôi đã tìm hiểu, kiểm tra thực tế chất lượng 45 trẻmẫu giáo 5 tuổi ở 2 lớp trong trường với các tiêu chí sau:STT Mức độNội dung kỹ năng sốngĐạtTỷ lệ(%)ChưađạtTỷ lệ(%)1 Nhóm kỹ năng giao tiếp 20/45 44 25/45 562 Nhóm kỹ năng thích nghi 18/45 40 27/45 603 Nhóm kỹ năng khám phá khoa học 20/45 44 25/45 564Nhóm kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và phòng tránh tai nạn thương tích19/45 42 26/45 585 Nhóm kỹ năng nhận thức bản thân 18/45 40 27/45 606 Nhóm kỹ năng quản lý bản thân 17/45 38 28/45 627 Nhóm kỹ năng làm việc đội nhóm 18/45 40 27/45 608 Nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề 17/45 38 28/45 62Nguyên nhân của thực trạng:Bên cạnh những thuận lợi trên, còn có một số nguyên nhân đã gây khó khăn,cản trở cho trong quá trình tổ chức các loại trò chơi để rèn kỹ năng sống cho trẻ đó là:Thứ nhất, do khái niệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một khái niệm cònkhá mới cho nên có ít tài liệu để tham khảo, phục vụ cho việc lồng ghép giáo dục củagiáo viên.9SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiThứ hai, có rất nhiều nội dung kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ cho nên rấtkhó trong việc sáng tạo ra các loại trò chơi mới có nội dung giáo dục kỹ năng sốngphù hợp đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Mặc dù trẻ năng động, hoạt bát song đôi khi trẻ gây khó khăn cho giáo viêntrong việc quản lý và bao quát trẻ trong quá trình tổ chức chơi bởi tính hiếu động củamình. Trong khi chơi có lúc vì quá thích thú nên trẻ thường giành vai của nhau gâymất trật tự, mất thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng của trò chơi. Bên cạnh đó, giáoviên chưa mạnh dạn trong việc áp dụng các phương pháp mới vào việc tổ chức cácloại trò chơi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Hầu như thường áp dụng những hìnhthức, phương pháp truyền thống mà từ trước đến nay vẫn hay sử dụng để tổ chức.Thứ tư, mặc dù nhà trường đã có sự đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất đồdùng đồ chơi song vẫn còn thiếu, trẻ phải dùng chung đồ dùng, đồ chơi của nhau. Nhà trường với phụ huynh mặc dù đã trao đổi với nhau tuy nhiên vẫn chưa cósự phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trongviệc thống nhất quan điểm, phương pháp để hỗ trợ nhau trong việc giáo dục kỹ năngsống cho trẻ.Chính vì những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng, giảm sút chất lượng, hiệuquả của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loạitrò chơi của trường.3. Một số biện pháp trong việc tổ chức rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơi.3.1. Giáo viên nhận thức sâu sắc về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; cầnnắm vững các kiến thức và nội dung, phương pháp rèn kỹ năng sống cho trẻĐối với trẻ mầm non khả năng ghi nhớ có chủ định chưa cao, nhưng khả năngbắt chước tái tạo lại các hoạt động của người lớn rất nhanh. Trẻ học, lĩnh hội các kinhnghiệm sống chủ yếu là nhờ bắt chước hành động thực của người lớn diễn ra trongcuộc sống hằng ngày. Vì thế mà việc giáo dục kỹ năng cho trẻ theo lý thuyết là chưađủ, cần phải cho trẻ vận dụng thực hành, vừa chơi vừa học qua các trò chơi khác nhauđể có kết quả tốt. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu để nắm rõ các nội dung, kiến thứccũng như phương pháp rèn kỹ năng cho trẻ để có thể vận dụng vào quá trình giáo dụctrẻ của mình linh hoạt, thu lại kết quả tốt trên trẻ. Nếu cùng tổ chức một trò chơi đểrèn kỹ năng sống cho trẻ nhưng với cô giáo có hiểu biết về kỹ năng sống thì sẽ biết10SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơicách lựa chọn, tiến hành trò chơi để giúp tất cả các trẻ cùng rèn được kỹ năng đó, cònvới những giáo viên chưa hiểu, nắm vững về kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻthì chỉ tổ chức được trò chơi, sẽ chưa lồng ghép được các nội dung rèn kỹ năng chotrẻ trong đó, lúc đó hiệu quả trò chơi mang lại cho trẻ sẽ chưa cao, chưa tối ưu. Khinắm được rõ các kiến thức đó, giáo viên sẽ vận dụng, tùy vào tình hình thực tế củatrường mình để đưa ra cho mình kế hoạch rèn kỹ năng sống cho trẻ được tốt.Ví dụ: Trong tập thể trẻ của tôi có những trẻ rất hiếu động nhưng cũng cónhững trẻ nhút nhát, để rèn kỹ năng tự tin cho bản thân cho trẻ, khi tổ chức trò chơivận động thì tôi tổ chức các trò chơi lúc đầu mang tính tập thể như trò "Mèo đuổichuột", để tất cả các trẻ cùng hứng thú tham gia, kể cả trẻ nhút nhát cũng mạnh dạnđứng tham gia cùng các bạn. Sau đó, sẽ nâng dần lên và chọn các trò chơi mang tínhphối hợp giữa các thành viên như trò "Kéo co", đến trò chơi mang tính thực hiện cánhân thực hiện như trò: "Chuyền trứng", Như vậy, khi giáo viên có nhận thức sâu sắc về kỹ năng sống, nắm vững cáckiến thức về kỹ năng sống, phương pháp thực hiện thì giáo viên sẽ tổ chức được cácloại trò chơi phù hợp, lồng ghép giáo dục trẻ về các kỹ năng được tốt hơn, để làm tốtđiều đó tôi thấy cần:- Nắm được khái niệm kỹ năng sống, những nội dung dạy kỹ năng sống trongtrường mầm non, xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầmnon.- Cần nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống. Tầm quan trọng của việcdạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Hoạt động vui chơi, các loại trò chơi đóng vai tròquan trọng thế nào trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.- Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng giáo dục trong việc dạy trẻkỹ năng sống.- Đề ra được những biện pháp hướng dẫn, những nội dung tuyên truyền giúpcác bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản. Biện pháp giúp trẻ pháttriển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các loại trò chơi trong nhà trường và gia đình.3.2. Linh hoạt lựa chọn trò chơi và tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năngsống vào nội dung của các trò chơiViệc vận dụng tích hợp, lồng ghép trò chơi vào các hoạt động ở trường mầmnon khá phổ biến. Mà cụ thể là hiện nay các trường đang thực hiện việc tích hợp các11SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơinội dung giáo dục kỹ năng sống vào các trò chơi, các hoạt động học, hoạt động sinhhoạt hàng ngày để giáo dục cho trẻ.Tuy nhiên, hiện nay hầu như các giáo viên chưa biết cách lồng ghép, tích hợprèn kỹ năng sống vào các trò chơi, mà nếu có cũng chỉ tích hợp một số ít các nội dunggiáo dục kỹ năng sống vào nội dung của trò chơi để giáo dục cho trẻ. Bởi tâm lý cáccô thường sợ khả năng tiếp thu của trẻ còn hạn chế, cho nên trẻ sẽ không tiếp thuđược. Nhưng thực chất, nếu giáo viên biết lồng ghép các nội dung giáo dục lỹ năngsống vào nội dung các trò chơi một cách hợp lý, khoa học thì không những góp phầngiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà còn góp phần kích thích sự hứng thú tích cực hoạtđộng của trẻ đem đến cho trẻ sự thoải mái, tác động đến sự phát triển toàn diện về mặtnhân cách cho trẻ.Ví dụ: Tổ chức trò chơi vận động: "Người tài xế giỏi" cho trẻ chơi vào các chủđề Giao thông, Nghề nghiệp, tôi lồng ghép giáo dục cho trẻ kỹ năng làm việc vớinhóm, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng tự tin, kỹ năng khám phá, trải nghiệm. Chínhnhờ sự lựa chọn các nội dung lồng ghép rèn kỹ năng sống hợp lý nên tôi quan sát thấytrẻ chơi rất hứng thú vui vẻ, rèn luyện các kỹ năng vận động, sức khỏe. Không nhữngthế, khi trẻ tham gia chơi tôi tạo các tình huống cho trẻ giải quyết như xe gặp chướngngại vật thì làm gì? Khi lái xe phải như thế nào? Cho trẻ tư duy và giải quyết, tôi gợi ýcần tránh các ngại vật không đi nhanh để tránh tại nạn, không uống rượu bia, trẻ sẽbiết cách giải quyết vấn đề; và linh hội được các kiến thức vào cuộc sống, khi đi rađường nhắc bố mẹ đội mũ bảo hiểm cho mình, nói bố không lái xe nhanh, Điều quan trọng không phải là lồng ghép ít hay quá nhiều kỹ năng vào một tròchơi, mà quan trọng là trẻ lĩnh hội các kiến thức đó như thế nào, vì thế tôi luôn nghiêncứu để chọn các trò chơi phù hợp cho trẻ chơi. Ví dụ: Để ôn kiến thức đã học tronghoạt động chung tôi tổ chức các trò chơi học tập mang tính vận động để trẻ không bịnhàm chán, hứng thú tham gia. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như trên thì tôi đã tìmhiểu để nắm vững các nội dung kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đểtích hợp vào nội dung của các trò chơi. Không chỉ có tích hợp nội dung giáo dục kỹnăng sống vào nội dung của các trò chơi mà bên cạnh đó tôi còn lồng ghép vào cáchoạt động khác trong ngày của trẻ, có như thế kết quả mới cao hơn. Bởi vì thông quachơi trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng trong việc tiếp thu lĩnh hội các kiến thức, kỹ12SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơinăng mà trong hoạt động chung đã được cung cấp. Tôi đã dựa vào tình hình trẻ và đơnvị để đưa các loại trò chơi phù hợp vào từng thời điểm.Ví dụ: Sau tiết hoạt động căng thẳng như Làm quen chữ cái, Khám phá khoahọc, tôi tổ chức các trò chơi vui nhộn, sôi động để thay đổi không khí cho trẻ tạo hứngthú tham gia và phù hợp giữa hai hoạt động tĩnh - động, đồng thời cũng rèn được cáckỹ năng vận động và kỹ năng trẻ vừa tiếp thu được qua hoạt động chung như trò chơi:"Vườn hoa mùa xuân" sau khi khám về các loại hoa, chia trẻ làm 2 đội, mỗi đội sẽchạy theo đường dích dắc chọn hoa về tạo dựng vườn hoa với nhiều luống hoa. Saukhi kết thúc đội nào, sắp xếp được vườn hoa đẹp, nhiều loại hoa, nhận biết, phân biệtđược các loài hoa, bố cục đẹp mắt thì đội đó chiến thắng. Như vậy, qua trò chơi họctập mang tính vận động này, trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng về vận động đồng thờirèn kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng khám phá, Tóm lại, tôi thấy giáo viên cần phải khéo léo linh hoạt lựa chọn các loại tròchơi và tích hợp nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống vào nội dung của trò chơi đểđạt kết quả cao trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua tổ chức các loạitrò chơi.3.3. Tạo môi trường học tập đảm bảo an toàn, mang tính tích cựcCách thức học tập của trẻ mầm non là “học mà chơi, chơi mà học”. Chính vìvậy, trong không gian lớp học, môi trường hoạt động dành cho trẻ cần phải được bốtrí phù hợp, để trẻ phát huy tính tích cực của mình không chỉ trong hoạt động học màcả trong các hoạt động với nhiều loại trò chơi khác. Giáo viên cần phải thiết lập và bốtrí phòng học cho trẻ sao cho chúng có khả năng tự định hướng trong các hoạt độngđặc biệt là hoạt động với các loại trò chơi. Khi các đồ dùng đồ chơi phong phú, phùhợp thì trẻ sẽ phát huy được hết sức sáng tạo của mình với các đồ dùng, đồ chơi đó đểlĩnh hội được các kiến thức mới và rèn luyện được các kiến thức được cô giáo truyềnđạt trong hoạt động học. Việc phân bổ các góc hợp lý và thay đổi các góc và bổ sungcác tư liệu mới kịp thời để hỗ trợ theo từng chủ đề học tập sẽ tạo điều kiện cho trẻhoạt động tích cực hơn, các kỹ năng của trẻ sẽ được hình thành, gọt giũa thành thạo.Ví dụ: Ở góc học tập cho trẻ chơi trò chơi học tập với trò chơi: “Cùng học cùngchơi”, trẻ có thể tái hiện lại các kiến thức đã học và ôn luyện các chữ số đã học bằngviệc đếm số lượng, thêm hoặc bớt để có số lượng theo yêu cầu. Cũng theo từng chủđể, tôi làm những đồ dùng phù hợp để trẻ chơi trò chơi này, như chủ đề “Thực vật” tôi13SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơicắt các loại hoa, quả, còn với chủ đề “Động vật” có thể cắt các hình con vật. Chính vìthế, cũng là một trò chơi học tập nhưng với những chủ đề khác nhau thì có các đồdùng, vật liệu khác nhau nên trẻ sẽ không nhàm chán mà trẻ còn hứng thú, tích cựctham gia.Trong một năm học, khi không gian phòng học luôn được tái tạo thay đổi phùhợp theo từng chủ đề, có các đồ dùng, đồ chơi ở các góc đa dạng, có nhiều thử tháchmới thì trẻ sẽ rất hứng thú với các hoạt động, tham gia chơi với các trò chơi vận động,trò chơi học tập, trò chơi xây dựng, trẻ sẽ tích cực tham gia. Cũng là những gócchơi với những trò chơi đó nhưng trong năm học trẻ sẽ luôn khám phá, rèn luyện đượcnhững kỹ năng mới theo từng chủ đề mà không bị nhàm chán vì môi trường hoạtđộng, các đồ dùng luôn được thay đổi phù hợp.Môi trường chơi của trẻ luôn luôn phải ở trong trạng thái “mở” thay đổi phùhợp với từng chủ đề, chủ điểm, từng góc chơi, có nhiều góc mở kích thích sự tò mò,ham học hỏi khám phá của trẻ. Môi trường hoạt động mang tính phát triển chính làviệc chuẩn bị môi trường chơi nhằm đáp ứng khả năng chơi của trẻ hiện tại và trongtương lai phát triển hoạt động chơi của chúng. Nhờ có sự bổ sung, thay đổi đồ chơi,vật liệu chơi cho trẻ một cách thường xuyên phù hợp giúp cho trẻ có điều kiện tiếpxúc, làm quen với thế giới đồ chơi kỳ diệu tạo cho trẻ có cơ hội được chơi, được biếnđổi những vật liệu chơi thành sản phẩm chơi của mình… Điều đó, khuyến khích trẻtích cực chủ động và có sáng kiến khi chơi, giúp trẻ được tự trải nghiệm tự cảm nhậnvà học được cách sống cùng nhau ( nhường nhịn, thoả thuận …)3.4. Sưu tầm, thiết kế các trò chơi có nội dung phù hợp với các nội dunggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.Giáo viên cần nắm được kiến thức, nội dung về giáo dục kỹ năng sống cho trẻmẫu giáo 5 tuổi để từ đó sưu tầm và thiết kế ra các loại trò chơi mới có nội dung phùhợp với các nội dung giáo dục kỹ năng sống nhằm tạo sự phong phú và đa dạng vềcác loại trò chơi để tổ chức cho trẻ hoạt động. Trong quá trình sưu tầm, thiết kế cáctrò chơi tôi nghiên cứu kỹ về những kỹ năng cơ bản cần giáo dục trẻ, nghiên cứu tìmtòi các trò chơi sáng tạo, thiết kế trò chơi mới theo quan điểm tích hợp và để có nhiềuloại trò chơi khác nhau theo từng chủ đề dạy để thực hiện cho dễ dàng, phù hợp. Bêncạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tôi dựa vào tình hình thực tế, cở sở vật chất, đồdùng đồ chơi của lớp để thiết kế các trò chơi có nội dung phù hợp.14SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiVí dụ: Để rèn luyện kỹ năng tự tin cho trẻ có thể tổ chức lồng ghép trong rấtnhiều loại trò chơi. Nhưng để tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho trẻ tránh sự nhàm chánkhông hứng thú tham gia trò chơi của trẻ thì tôi đã chọn trò chơi vận động, để vừalồng ghép các kỹ năng vận động và kỹ năng tự tin trong trẻ. Theo từng chủ đề tôi sẽchọn trò chơi phù hợp để tạo tình huống chơi cho trẻ hấp dẫn, như ở chủ đề động vật,tôi cho trẻ chơi trò chơi “Chuyền trứng” với nội dung chơi: bác nông dân làm trangtrại đi thu hoạch trứng về kho bằng cách ngậm thìa đầu miệng cho trứng nằm trên thìavà chuyển trứng về kho không để bị rơi. Với mục đích rèn kỹ năng vận động đi vữngvàng và sự tự tin của trẻ khi vận động.Ngoài ra, cũng là một trò chơi, nhưng tôi suy nghĩ và cải tiến, sáng tạo để cóthêm sự mới lạ, hấp dẫn cho trẻ trong quá trình chơi.Ví dụ: Cùng là rèn kỹ năng vận động đi vững vàng và khả năng tự tin khi hoạtđộng cho trẻ, với trò chơi vận động “Chuyền trứng” tôi cải tiến ở chủ đề Thực vậtthành trò chơi “Chuyền quả” với nội dung chơi: bác nông dân thu hoạch vườn trái câyvà vận chuyển bằng cách: Đầu đội rổ đựng quả, cho quả lên rổ trên đầu và vận chuyểnvề nhà bằng cách bước đi qua cầu (chiếc ghế thể dục).3.5. Chú ý tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình tổ chức trò chơiViệc tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi là cực kỳ quan trọng, nó ảnhhưởng lớn đến sự hưởng ứng và hợp tác của trẻ đối với trò chơi. Để tạo được hứng thúcho trẻ trong qua trình chơi, tôi nhận thấy rằng:- Nên lựa chọn vị trí, địa điểm chơi linh hoạt. Tùy vào mỗi trò chơi mà lựachọn địa điểm cho phù hợp. Không nhất thiết phải chơi ở trong lớp mà có thể cho trẻchơi ở hành lang, sân trường, vườn trường. Ngoài việc lựa chọn địa điểm chơi thì khitổ chức tôi thường lưu ý về thời lượng chơi của trẻ, bởi sức tập trung, chú ý của trẻ cóhạn cho nên có thể cho trẻ chơi 3 - 4 lượt chơi để tránh nhàm chán.- Trong quá trình tổ chức trò chơi để trẻ dễ dàng nắm bắt tôi thường sử dụngcách giải thích luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu nhất cho trẻ, hoặc với các trò chơitrẻ đã quen thuộc, đã chơi thì tôi thường cho trẻ tự nhắc lại luật chơi hoặc có thể chotrẻ sáng tạo cách chơi mới để cho trẻ hứng thú hơn.Ví dụ: Đầu năm với trò chơi học tập “Chiếc túi kỳ lạ”, khi tổ chức vài lần đầutôi nêu luật chơi, cách chơi rõ ràng và có làm mẫu cho trẻ hiểu, nhưng về sau tôi đốxem trẻ nào có thể nêu được cách chơi để trẻ hứng thú tham gia trò chơi. Dần dần vào15SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơicuối năm tôi thay đổi cách chơi hoặc cho trẻ suy nghĩ để trẻ sáng tạo ra cách chơi mớitheo sở thích như: cho trẻ thò tay sờ năm và nêu đặc điểm quả đó để bạn khác gọi tênquả.Không những thế, tôi cũng chú ý tới việc giải thích luật chơi và hướng dẫn chotrẻ chơi với nét mặt vui tươi, phấn khởi, giọng điệu dễ nghe, thu hút sẽ góp phần làmtăng hứng thú cho trẻ. Đối với những trò chơi có dụng cụ chơi, tôi tìm cách trang tríđồ dùng đồ chơi thật bắt mắt, có hình dạng, màu sắc phù hợp giúp trẻ tham gia tròchơi một cách hứng thú hơn. Mặt khác, tôi tổ chức cho trẻ chơi theo từng cặp, từngnhóm không cho trẻ chơi với số lượng đông ở một trò chơi để tránh sự khó quan sátvà điều khiển trò chơi. Thay vì cho cả lớp chơi thì có thể để từng nhóm, từng cặp chơilần lượt, số còn lại làm khán giả cổ vũ cho bạn chơi. Trong khi trẻ chơi cho khích lệtinh thần của trẻ, chú ý, quan sát, giúp đỡ cho những trẻ yếu để đảm bảo mọi trẻ đềuđược tham gia trò chơi.3.6. Giáo viên cần tạo mối liên hệ mật thiết với phụ huynh và các Banngành đoàn thể trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻTrẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai, cha mẹ nào cũng mong muốn những điềutốt đẹp nhất cho con em của mình. Và một trong những mong muốn đó là con mìnhđược vui vẻ, hòa đồng, tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường, ở lớp, cùng vớibạn bè và sau này trở thành người tài, người tốt. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại tấtbật, không ít các bậc cha mẹ bận rộn với công việc nên thường cảm thấy khó khăntrong việc cân bằng công việc gia đình với công việc xã hội. Do đó, cha mẹ ít có thờigian quan tâm tới vấn đề trường, lớp của con. Hoặc cũng có những cha mẹ chưa hiểurõ được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ, họ chỉ chú trọng tới nhữngkiến thức, quan tâm con em mình đã biết những chữ cái, chữ số gì, Chính vì vậycần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ. Để làm tốt công tác này, đầu tiên, tôi đã lên kế hoạch tuyêntruyền, phổ biến với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng, nội dung dạy kỹ năng sốngvà các kỹ năng sống cần thiết dạy trẻ cho phụ huynh. Thường xuyên trao đổi với phụhuynh về tình hình sức khỏe, học tập của cháu ở trường. Thống nhất về nội dung,phương pháp giáo dục trẻ và bồi dưỡng phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ chocác bậc phụ huynh. 16SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiVí dụ: Trao đổi về những việc trẻ làm được trong ngày, thái độ khi trẻ tham giacác trò chơi, hoặc tôi cho phụ huynh xem trẻ chơi trò chơi, cách trẻ giải quyết vấn đềđể từ đó trao đổi về các hình thức rèn luyện cho trẻ với phụ huynh.Ngoài ra, tôi còn phổ biến tuyên truyền với phụ huynh qua các buổi đón, trả trẻvề các vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ bằng các trò chơi ở nhà với cha mẹ, anhchị. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻnâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau trong các tìnhhuống thực tế mà trẻ gặp. Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinhnghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinhnghiệm, thực hành và áp dụng bằng các trò chơi như trốn tìm, đá bóng, đóng vai mẹcon, Ngoài ra, tôi còn sưu tầm, tìm các hình ảnh, bài viết về giáo dục kỹ năng sốngở gia đình cho trẻ để tại góc tuyên truyền của lớp cho phụ huynh tham khảo, đôi lúctôi phát các bài viết cho phụ huynh về tham khảo để họ có thể giáo dục kỹ năng cầnthiết cho trẻ ở nhà được tốt hơn.Bên cạnh đó, tôi con yêu cầu, phân tích cho phụ huynh phối hợp cùng cô giáotrong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình . - Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏiđể trẻ tự tìm tòi. - Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thểđưa ra kết luận của mình.Bên cạnh đó, tôi cũng phối hợp với đồng nghiệp, nhà trường tham mưu với nhàtrường, các ban ngành tổ chức các cuộc thi, hội thi, các hoạt động vui chơi với các tròchơi để trẻ có dịp tham gia nhằm giúp trẻ phát triển tốt về các kỹ năng sống và hoànthiện nhân cách một cách toàn diện.4. Những kết quả đạt đượcKỹ năng sống thể hiện ở “khả năng huy động những kiến thức hiểu biết đểhành động một cách hữu hiệu trong những hoàn cảnh cụ thể”, cho nên mục tiêu quantrọng nhất của việc dạy kỹ năng sống chính là dạy suy nghĩ chứ không phải là dạynhững khuôn mẫu có sẵn. Qua việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp cho trẻ tiếpthu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, giúp trẻ có kinh nghiệm trong17SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơicuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thànhngười có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Dựa vào những nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của lớp, tôi đã cải tiến, đổimới phương pháp giáo dục kỹ năng sống, chú trọng tới việc giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ thông qua tổ chức các loại trò chơi để trẻ có thể “học mà chơi, chơi mà học”.Tôi luôn sáng tạo tìm tòi, thiết kế các trò chơi và bằng cách tạo sự hứng thú cho trẻtích cực tham gia, đồng thời phối hợp với phụ huynh để cùng nhau thống nhất và giáodục kỹ năng sống cho trẻ để có kết quả cao nhất. Vì thế, sau một thời gian tôi nhậnthấy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia các loại trò chơi có lồng ghép nội dung giáodục các kỹ năng cần thiết.Kết quả khảo sát cuối năm về chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhưsau:STT Mức độNội dung kỹ năng sốngTrước thực nghiệm Sau thực nghiệmĐạtTỷ lệ(%)ChưađạtTỷ lệ(%)ĐạtTỷ lệ(%)ChưađạtTỷ lệ(%)1Nhóm kỹ năng giao tiếp 20/45 44 25/45 56 44/45 98 1/45 22 Nhóm kỹ năng thích nghi 18/45 40 27/45 60 43/45 96 2/45 43Nhóm kỹ năng khám phá khoa học20/45 44 25/45 56 43/45 96 2/45 44Nhóm kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và phòng tránh tai nạn thương tích19/45 42 26/45 58 45/45 100 0 05Nhóm kỹ năng nhận thức bản thân18/45 40 27/45 60 45/45 100 0 06Nhóm kỹ năng quản lý bản thân17/45 38 28/45 62 44/45 98 1/45 27Nhóm kỹ năng làm việc đội nhóm18/45 40 27/45 60 43/45 96 2/45 48Nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề17/45 38 28/45 62 42/45 93 3/45 7C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ18SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơi1. Kết luậnTrò chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mầm non nói chung vàtrẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng. Trò chơi giúp trẻ thu thập những kinh nghiệm đáng giá,những hiểu biết về thế giới xung quanh nói chung và về các hoạt động của người lớnnói riêng. Thông qua trò chơi, trẻ bộc lộ những năng khiếu của mình, tự rèn luyệnnhững đức tính và kỹ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú. Nhờ vậy hiệu quảgiáo dục kỹ năng sống thông qua các loại trò chơi sẽ cao hơn những phương thức giáodục khác. Nếu không chú trọng cho trẻ được chơi các trò chơi sẽ làm hạn chế sự tiếnbộ của trẻ. Như nhà giáo dục người Nga A.X.Makarenkô đã cho rằng: “Trẻ em trongvui chơi như thế nào thì phần lớn nó sẽ như vậy trong công việc khi lớn lên”.Đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức cácloại trò chơi” đã tìm hiểu những vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫugiáo; điều tra thực trạng và đã đưa ra được một số biện pháp nhằm giúp cho quá trìnhgiáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên có kết quả tốt hơn. Tôi đã đầu tư nghiêncứu ngay tại lớp mẫu giáo 5 tuổi của trường mình về chất lượng giáo dục kỹ năngsống cho trẻ thông qua tổ chức các loại trò chơi. Qua đó tôi linh hoạt, lựa chọn và tìmcách cải tiến trong việc lựa chọn các nội dung lồng ghép rèn kỹ năng, tạo hứng thúbằng nhiều cách để trẻ nhập vào các trò chơi một cách tích cực. Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên vào hoạt động tổ chức giáo dụckỹ năng sống cho trẻ thông qua tổ chức các loại trò chơi, bản thân tôi đã rút ra đượcmột số kinh nghiệm như sau:* Đối với bản thân:- Luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu để nắm chắc các nội dung, ý nghĩa, cách thứctổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động đặc biệt là các tròchơi. Nâng cao trình độ chuyên môn, nắm rõ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để cóhướng tổ chức các loại trò chơi nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói chung và trẻmẫu giáo 5 tuổi nói riêng phù hợp hơn, hiệu quả hơn.- Biết cách thiết kế các trò chơi mới sáng tạo, phù hợp để tổ chức cho trẻ vừachơi vừa học. Tích cực, sáng tạo hơn trong việc tạo ngân hàng đồ chơi phục vụ choviệc tổ chức các loại trò chơi của lớp cũng như của trường.- Khuyến khích trẻ tự tổ chức trò chơi cho các bạn cùng chơi để qua đó giúp trẻhọc hỏi nhanh hơn.19SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơi- Trưởng thành hơn, tự tin hơn trong công tác trao đổi, phối hợp với phụ huynhvề các vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ. Phối hợp với phụ huynh để tạo môi trường sốnglành mạnh trong gia đình để tạo điều kiện cho trẻ phát triển bình thường và toàn diệnvề mặt nhân cách.* Đối với trẻ- Trẻ rất hứng thú tham gia các loại trò chơi có lồng ghép giáo dục kỹ năngsống của giáo viên.- Trẻ có khă năng độc lập cao hơn, mạnh dạn, tự tin, năng động, tích cực hơn,biết cách giao tiếp và biểu đạt bằng ngôn ngữ, có thói quen lao động tự phục vụ. Hànhđộng của trẻ ngày càng có chuẩn mực.- Trẻ tiếp thu và lĩnh hội được các kiến thức vững vàng hơn qua các trò chơi.Trẻ có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng giao tiếp với người thân, người lạ, có khảnăng thích nghi trong các tình huống thường gặp.- Trẻ có kiến thức và kỹ năng tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng, có ý thứcnhận thức về bản thân và phòng tránh các tai nạn thương tích trong các trò chơi vàtrong cuộc sống, có tinh thần làm việc nhóm, cách giải quyết các vấn đề nhanh gọn,hợp lý trong vai chơi, trò chơi của mình.* Đối với các bậc phụ huynh- Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ- Phối kết hợp với giáo viên để nắm bắt được kịp thời các sự phát triển của trẻ,đồng thời thống nhất các quan điểm giáo dục nói chung và rèn kỹ năng sống nói riêng.2. Kiến nghịMong nhà trường, Ngành cũng như các cơ quan cấp trên hỗ trợ thêm kinh phíđể nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ chohoạt động của trẻ nói chung và hoạt động tổ chức các loại trò chơi nói riêng.Cần tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chương trình giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ để giúp cho giáo viên nắm vững hơn về các kiến thức, nội dung rèn kỹ năngsống cho trẻ.Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giáo dục kỹ năng sống chotrẻ thông qua tổ chức các loại trò chơi đã được thực hiện và đã đạt được nhiều kết quảtốt trong lớp, trong trường. Kính mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo bổsung để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.20SKKN – Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơiXin trân trọng cảm ơn./.21
Tài liệu liên quan
- skkn - gd kỷ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơi
- 21
- 5
- 34
- “ Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non”.
- 19
- 940
- 0
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi
- 28
- 628
- 0
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi tại trường mầm non Nga Thiện
- 22
- 2
- 1
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi
- 25
- 277
- 0
- skkn một số BIỆN PHÁPGIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 6 TUỔI ở TRƯỜNG mầm NON
- 24
- 935
- 2
- skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi
- 17
- 536
- 0
- skkn một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non thiệu nguyên huyện thiệu hóa
- 20
- 482
- 0
- “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuôi “
- 12
- 217
- 5
- SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi
- 19
- 3
- 8
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(151 KB - 21 trang) - skkn - gd kỷ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua tổ chức các loại trò chơi Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Trò Chơi Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non
-
Các Trò Chơi Dạy Kỹ Năng Sống Phát Triển Trí Tuệ Tốt Nhất
-
Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non - Monkey
-
Các Trò Chơi Dạy Kỹ Năng Sống Phát Triển Trí Tuệ Tốt Nhất
-
14 Trò Chơi Rèn Kỹ Năng Sống Cho Trẻ - VINSKILLS
-
MỘT Số KINH NGHIỆM Tổ CHỨC TRÒ CHƠI Rèn LUYỆN Kỹ NĂNG ...
-
Tổ Chức Trò Chơi Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non
-
Trò Chơi Mầm Non | Rèn Kỹ Năng Sống | Hạnh Phúc 2 - YouTube
-
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON ĐÚNG CÁCH.
-
TOP 8+ Trò Chơi Trí Tuệ Cho Trẻ Mầm Non Giúp Trẻ Phát Triển Toàn Diện
-
Giáo Dục Kỹ Năng Sống Mầm Non Thông Qua Các Trò Chơi Cho Bé
-
Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Như Thế Nào?
-
Giáo án Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mẫu Giáo
-
9 Trò Chơi Mầm Non Cổ điển Bí Mật Dạy Kỹ Năng Sống - Yeahclass
-
Sách Rèn Luyện Kĩ Năng Sống Dành Cho Trẻ Mầm Non 4 5 Tuổi Lớp Chồi