GDCD 10 Bài 7 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Thực Tiễn Và Vai Trò Của ...

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và 13 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức môn GDCD lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức GDCD lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

GDCD 10 BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Phần 1: Lý thuyết GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1. Nhận thức

* Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động)

- Được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.

- Đem lại những hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Quan sát quả chanh ta thấy: Vỏ xanh, nhiều tép, thơm, vị chua ⇒ Nhận thức cảm tính.

* Nhận thức lý tính (Tư duy trìu tượng)

- Là giai đoạn nhận thức tiếp theo.

- Dựa trên những tài liệu (tri thức) của nhận thức cảm tính.

- Nhờ các thao tác của tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp.

- Tìm ra được quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Phát hiện ra bên trong quả chanh chứa nhiều vitamin C, có thể làm đẹp, gia vị, thuốc chữa bệnh ⇒ Nhận thức lý tính.

⇒ Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

2. Thực tiễn

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn:

+ Hoạt động sản xuất vật chất

+ Hoạt động đấu tranh chính trị-xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học kĩ thuật

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét đến cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

- Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ thực tiễn.

- Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng.

- Thông qua hoạt động thực tiễn các giác quan của con người ngày càng phát triển; nhờ đó con người càng có khả năng khám phá sự vật, hiện tượng sâu sắc hơn.

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức

Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức. Từ đó thúc đẩy nhận thức phát triển.

c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn

- Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Chỉ có thể đem những tri thức thu được kiểm nghiệm vào thực tiễn mới thấy rõ đúng hay sai.

Ví dụ:

+ Con người sáng tạo ra máy gặt lúa nhằm giảm sức lao động, tăng năng suất lao động.

+ Con người chế tạo ra robot để thay thế con người làm việc ở môi trường độc hại.

Phần 2: 13 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Câu 1:Hoạt động nào không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?

A. Sản xuất vật chất.

B. Chính trị xã hội.

C. Văn hóa nghệ thuật.

D. Thực nghiệm khoa học.

Đáp án:

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, có thể khái quát thành ba hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất,

+ Hoạt động chính trị - xã hội

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2:Trong các hoạt động thực tiễn, hoạt động nào là cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác?

A. Hoạt động văn hóa – nghệ thuật.

B. Hoạt động chính trị - xã hội

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học

D. Hoạt động sản xuất vật chất

Đáp án:

Hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phụ vụ hoạt động cơ bản này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3:Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ

A. Nhận thức.

B. Lao động.

C. Nghiên cứu.

D. Thực tiễn.

Đáp án:

Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4:Những tri thức về thiên văn, trồng trọt,… của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, chu kì vận động của mặt trăng, mặc trời, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm… Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Đáp án:

Mọi sự hiểu hiết của con người đều nảyy sinh từ thực tiễn, vì vậy, thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:Trong xã hội, do thực tế yêu cầu, các nhà khoa học liên tục nghiên cứu và điều chế ra nhiều loại thuốc mới để chữa bệnh cho các bệnh nhân. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Đáp án:

Do thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới: Có nhiều bệnh con người chưa chữa được, đồng thời cũng có nhiều bệnh mới phát sinh, vì vậy các nhà khoa học liên tục phải nghiên cứu, điều chế các loại thuốc chữa bệnh mới, vì vậy, thực tiễn là động lực của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6:Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Đáp án:

Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, lí luận phải đi liền với thực tiễn, phải vận dụng vào thực tiễn mới thể hiện được giá trị của nó. Vì vậy, thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng được gọi là

A. Nhận thức.

B. Học tập.

C. Nghiên cứu.

D. Tri thức.

Đáp án:

Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8:Quá trình nhận thức bao gồm mấy giai đoạn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

Quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9:Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Những hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức lí tính.

B. Nhận thức cảm tính.

C. Nhận thức khoa học.

D. Nhận thức tri thức.

Đáp án:

Những nhận thức này được tạo nên do sự tiếp xúc của cơ quan cảm giác với sự vật, đem lại sự hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài, là giai đoạn nhận thức cảm tính.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10:Người ta đi sâu phân tích và tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối. Những sự hiểu biết này thuộc giai đoạn nhận thức nào?

A. Nhận thức lí tính.

B. Nhận thức cảm tính.

C. Nhận thức khoa học.

D. Nhận thức tri thức.

Đáp án:

Những sự hiểu biết này có được nhờ các thao tác tư duy để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, thuộc giai đoạn nhận thức lí tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11:Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. Nhận thức

B. Nhận thức cảm tính

C. Nhận thức lí tính

D. Thực tiễn

Đáp án:

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm

Từ khóa » Ví Dụ Về Thực Tiễn Gdcd 10