GDP Gấp 10 Lần Việt Nam, Vì Sao Người Dân Ấn Độ Nghèo Hơn ...

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Kinh tế
  • Dòng chảy kinh tế
  • Thị trường
  • Ô tô - Xe máy
  • Đầu tư - Tài chính
  • Thương trường
  • Năng lượng mới
Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, nhưng người dân Ấn Độ nghèo hơn Việt Nam

GDP gấp 10 lần Việt Nam, vì sao người dân Ấn Độ nghèo hơn người Việt?

Lan Hương (IMF, Worldbank) Thứ hai, ngày 14/03/2022 06:00 AM (GMT+7) Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 2020), gấp 10 lần GDP Việt Nam nhưng người dân Ấn Độ lại nghèo hơn người Việt Nam rất nhiều. Khoảng cách này ngày càng nới rộng theo năm. Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Qua đỉnh dịch, điều gì chờ đợi nền kinh tế Ấn Độ?

  • Kinh tế Ấn Độ dự báo tăng trưởng 1% trong quý I nhưng triển vọng ảm đạm trong quý II

GDP Ấn Độ gấp 10 lần GDP Việt Nam

Với diện tích gấp 10 và dân số gấp 13 lần Việt Nam, việc Ấn Độ giàu có hơn Việt Nam không còn gì đáng bàn cãi.

Năm 2020, Ấn Độ là có quy mô nền kinh tế xếp thứ 6 toàn thế giới với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,66 nghìn tỷ USD. Còn năm 2020, GDP Việt Nam chỉ bằng 1/10 con số đó, ở mức 271 tỷ USD.

Người Việt giàu hơn người dân của một nền kinh tế top 10 thế giới! - Ảnh 1.

So sánh GDP của Việt Nam và Ấn Độ (đơn vị: nghìn tỷ USD/năm). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Tuy nhiên, khi nhìn vào thu nhập bình quân đầu người của nhân dân hai nước, ta lại thấy rõ người Việt đã giàu có hơn người Ấn Độ kể từ cả thập kỷ nay.

Theo đó, từ năm 2011, nhờ nội lực kinh tế mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người của Việt Nam bắt đầu vượt qua Ấn Độ, ở mức 1.525 USD. Trong khi vào năm 2011, con số này của Ấn Độ là 1.458 USD.

Đến năm 2020, người dân Việt Nam đã bỏ xa người Ấn Độ về thu nhập bình quân. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 ghi nhận ở mức 2.785 USD còn Ấn Độ dừng lại ở mức 1.927 USD.

Người Việt giàu hơn người dân của một nền kinh tế top 10 thế giới! - Ảnh 2.

So sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Ấn Độ (đơn vị: nghìn USD/năm). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Vậy là, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã gần gấp rưỡi thu nhập bình quân của Ấn Độ theo số liệu năm 2020.

Giải thích cho sự "tréo ngoe" này, giới chuyên gia nhận định đó là do Ấn Độ có dân số quá đông ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người. Dân số Ấn Độ là 1,3 tỷ người, gấp rưỡi dân số Việt Nam là 97 triệu người (số liệu năm 2020).

Người Việt giàu hơn người dân của một nền kinh tế top 10 thế giới! - Ảnh 3.

So sánh dân số của Việt Nam và Ấn Độ (đơn vị: tỷ người/năm). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Hơn nữa, tuy diện tích Việt Nam tuy nhỏ hơn nhiều so Ấn Độ nhưng trình độ kỹ thuật, cơ sở máy móc phát triển với tốc độ cao hơn Ấn trong thập kỷ qua.

Điều đó dẫn đến tăng trưởng GDP và GDP theo đầu người của Việt Nam đều nhỉnh hơn Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2020. Năm 2019, tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ là 2,9% còn Việt Nam là khoảng 6%.

Người Việt giàu hơn người dân của một nền kinh tế top 10 thế giới! - Ảnh 4.

So sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và Ấn Độ (đơn vị: %/năm). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Đến năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, tăng trưởng GDP Ấn Độ hạ xuống mức thấp nhất trong lịch sử còn -8%. Trong khi Việt Nam dù cao hơn Ấn Độ nhưng cũng chỉ tăng trưởng 1,9%.

Lý do người Việt giàu hơn người dân của nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới

Kể từ năm 2017, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng bắt đầu vượt Ấn Độ ở mức 6,8% còn Ấn Độ là 6,7%. Trong các năm tiếp theo, tăng trưởng GDP theo đầu người của Việt Nam tiếp tục bỏ xa Ấn Độ hơn. Đến năm 2020, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Ấn là -7% còn Việt Nam ở mức 2,9%.

Người Việt giàu hơn người dân của một nền kinh tế top 10 thế giới! - Ảnh 5.

So sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Ukraine (đơn vị: %/năm). Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Tuy nhiên trong năm ngoái, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch Các hoạt động kinh tế của Ấn Độ hiện nay đã trở lại bình thường. Trong cả năm tài chính 2021-2022 (tháng 4 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022), tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Ấn Độ được dự báo là 8,2%. Nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tài khóa 2022-2023, với tốc độ là 6,7%.

Đối với Việt Nam, nền kinh tế năm 2021 đã chậm lại do hứng chịu từ nhiều đại dịch lớn. Tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam 2021 được dự đoán ở mức 2,58%. Tuy nhiên đến năm 2022, dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín đều đánh giá Việt Nam có khả năng phục hồi trở lại cao.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 sẽ trở lại mức 6% đến 6,5% trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát. Đặc biệt là khi tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam được phủ rộng và biến chủng mới Omicron không gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế.

  • Vì sao GDP Việt Nam gấp rưỡi Ukraine, nhưng người dân Ukraine lại giàu có hơn người Việt?

    Vì sao GDP Việt Nam gấp rưỡi Ukraine, nhưng người dân Ukraine lại giàu có hơn người Việt? 10/03/2022 12:02

Từ khóa:
  • kinh tế Ấn Độ - Việt Nam
  • dự báo tăng trưởng
  • gdp việt nam
  • kinh tế Ấn Độ
  • kinh tế việt nam
  • GDP Ấn Độ
  • thu nhập bình quân người việt nam
  • thu nhập bình quân người ấn độ
  • người ấn độ nghèo hơn người Việt Nam
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ TN-MT và NNPTNT như "môi với răng", hợp nhất sẽ thành thể thống nhất

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ TN-MT và NNPTNT như "môi với răng", hợp nhất sẽ thành thể thống nhất

  • Thủ tướng: Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, dành tiền cho đầu tư phát triển

    Thủ tướng: Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, dành tiền cho đầu tư phát triển

  • Luật Đất đai 2024 được thông qua và sớm có hiệu lực lọt "top 10" sự kiện tiêu biểu ngành TN-MT

    Luật Đất đai 2024 được thông qua và sớm có hiệu lực lọt "top 10" sự kiện tiêu biểu ngành TN-MT

  • VinFast Energy và Marubeni khánh thành dự án pin lưu trữ năng lượng tại Nha Trang

    VinFast Energy và Marubeni khánh thành dự án pin lưu trữ năng lượng tại Nha Trang

  • Bột ngọt Meizan: Minh bạch, an toàn, được xác nhận tuân thủ quy định pháp luật

    Bột ngọt Meizan: Minh bạch, an toàn, được xác nhận tuân thủ quy định pháp luật

  • Đô thị trẻ Thuận An: Bài toán nhà ở trong giai đoạn tăng trưởng nóng

    Đô thị trẻ Thuận An: Bài toán nhà ở trong giai đoạn tăng trưởng nóng

Tin nổi bật
  • Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối cao tốc

    Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối cao tốc

  • Thủ tướng chỉ đạo "nóng" kiểm kê tài sản Nhà nước ở các bộ, ngành thuộc diện sắp xếp tinh gọn, hợp nhất

  • Doanh nghiệp nào đang nợ thuế lớn nhất tại Quảng Ninh?

  • Siết chặt việc buôn lậu, hàng giả qua đường hàng không dịp Tết

Xem thêm

Từ khóa » Vì Sao ấn độ Nghèo