Vì Sao Có GDP Gấp 10 Lần Việt Nam, Nhưng Ấn Độ Vẫn Nghèo Hơn ...
Có thể bạn quan tâm
Được biết, Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 2020), gấp 10 lần GDP Việt Nam nhưng người dân Ấn Độ lại nghèo hơn người Việt Nam rất nhiều. Đặc biệt, khoảng cách này ngày càng nới rộng theo năm. Để hiểu rõ hơn, trang Nation Master đã có bảng đánh giá vô cùng chi tiết quy mô và thu nhập của Ấn Độ và Việt Nam để cùng làm rõ lí do này.
Theo đó, với diện tích gấp 10 và dân số gấp 13 lần Việt Nam, việc Ấn Độ giàu có hơn Việt Nam không còn gì đáng bàn cãi. Năm 2020, Ấn Độ là có quy mô nền kinh tế xếp thứ 6 toàn thế giới với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,66 nghìn tỷ USD. Còn năm 2020, GDP Việt Nam chỉ bằng 1/10 con số đó, ở mức 271 tỷ USD.
Tuy nhiên, khi nhìn vào thu nhập bình quân đầu người của nhân dân hai nước, ta lại thấy rõ người Việt đã giàu có hơn người Ấn Độ kể từ cả thập kỷ nay.
Theo đó, từ năm 2011, nhờ nội lực kinh tế mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người của Việt Nam bắt đầu vượt qua Ấn Độ, ở mức 1.525 USD. Trong khi vào năm 2011, con số này của Ấn Độ là 1.458 USD.
Đến năm 2020, người dân Việt Nam đã bỏ xa người Ấn Độ về thu nhập bình quân. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 ghi nhận ở mức 2.785 USD còn Ấn Độ dừng lại ở mức 1.927 USD.
Vậy là, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã gần gấp rưỡi thu nhập bình quân của Ấn Độ theo số liệu năm 2020.
Giải thích cho sự “tréo ngoe” này, giới chuyên gia nhận định đó là do Ấn Độ có dân số quá đông ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người. Dân số Ấn Độ là 1,3 tỷ người, gấp rưỡi dân số Việt Nam là 97 triệu người (số liệu năm 2020).
Hơn nữa, tuy diện tích Việt Nam tuy nhỏ hơn nhiều so Ấn Độ nhưng trình độ kỹ thuật, cơ sở máy móc phát triển với tốc độ cao hơn Ấn trong thập kỷ qua.
Điều đó dẫn đến tăng trưởng GDP và GDP theo đầu người của Việt Nam đều nhỉnh hơn Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2020. Năm 2019, tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ là 2,9% còn Việt Nam là khoảng 6%.
Đến năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, tăng trưởng GDP Ấn Độ hạ xuống mức thấp nhất trong lịch sử còn -8%. Trong khi Việt Nam dù cao hơn Ấn Độ nhưng cũng chỉ tăng trưởng 1,9%.
Vậy tại sao người Việt lại giàu hơn người dân của nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới?
Kể từ năm 2017, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng bắt đầu vượt Ấn Độ ở mức 6,8% còn Ấn Độ là 6,7%. Trong các năm tiếp theo, tăng trưởng GDP theo đầu người của Việt Nam tiếp tục bỏ xa Ấn Độ hơn. Đến năm 2020, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Ấn là -7% còn Việt Nam ở mức 2,9%.
Tuy nhiên trong năm ngoái, nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch Các hoạt động kinh tế của Ấn Độ hiện nay đã trở lại bình thường. Trong cả năm tài chính 2021-2022 (tháng 4 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022), tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Ấn Độ được dự báo là 8,2%. Nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tài khóa 2022-2023, với tốc độ là 6,7%.
Đối với Việt Nam, nền kinh tế năm 2021 đã chậm lại do hứng chịu từ nhiều đại dịch lớn. Tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam 2021 được dự đoán ở mức 2,58%. Tuy nhiên đến năm 2022, dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín đều đánh giá Việt Nam có khả năng phục hồi trở lại cao.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 sẽ trở lại mức 6% đến 6,5% trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát. Đặc biệt là khi tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam được phủ rộng và biến chủng mới Omicron không gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế.
Mặc dù về quy mô kinh tế, thu nhập bình quân đều có sự khác biệt nhưng Ấn Độ và Việt Nam lại là hai quốc gia có mối quan hệ vô cùng tốt đẹp. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh Việt Nam và Ấn Độ có những mối liên kết và gắn bó từ lâu đời, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp và đang ngày càng phát triển tốt đẹp, hiệu quả.
Trong bối cảnh hiện nay, hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước sẽ cùng nhau hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau nhằm sớm đẩy lùi dịch Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Ấn Độ ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vaccine bằng nhiều hình thức khác nhau và nhanh nhất, nhiều nhất có thể, đồng thời hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam, tạo điều kiện cho các cơ quan của hai bên trong việc cung ứng vaccine của Ấn Độ cho Việt Nam. Thủ tướng Ấn Độ hoan nghênh và bày tỏ sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Bảo Trâm (Theo Nation Master)
Từ khóa » Vì Sao ấn độ Nghèo
-
Tại Sao Ấn Độ Lớn Nhưng “Nghèo” Hơn Cả Việt Nam? - YouTube
-
Việt Nam Có GIÀU Hơn Ấn Độ Không? Tại Sao Ấn Độ Nghèo?
-
GDP Gấp 10 Lần Việt Nam, Vì Sao Người Dân Ấn Độ Nghèo Hơn ...
-
Câu Chuyện Ấn Độ: Cực Giàu, Cực Nghèo, Cực Giỏi, Cực độc
-
Nghịch Cảnh Tăng Trưởng Kinh Tế & đói Nghèo ở Ấn Độ - Báo Nhân Dân
-
GDP đứng Thứ 5 Thế Giới (2.940 Tỷ USD Năm 2019) Nhưng Tại Sao Ấn ...
-
Hai Thái Cực Giàu Nghèo ở Ấn Độ Thời Dịch Bệnh - Zing News
-
40 Ngày ở Ấn Độ 'không ác Mộng' Như Nhiều Người Nghĩ - VnExpress
-
Ấn Độ Trên đường Trở Thành Cường Quốc Kinh Tế Hàng đầu Thế Giới
-
Những điều Khó Tin ở Ấn Độ - Báo Thanh Niên
-
Đi Qua Hai Nửa Ấn Độ - Tuổi Trẻ Online
-
Loạt ảnh Chứng Tỏ Vì Sao Ấn Độ Lại Là đất Nước Kỳ Quặc Nhất Thế Giới
-
Tại Sao Ấn Độ "nghèo" Hơn Việt Nam - Tower Defense VN
-
Ấn Độ: Cuộc Sống Của Công Nhân Xây Dựng Dưới Nắng Nóng Hơn 40 ...