Ghé Thăm Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận Cổ Nhất Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Làng gốm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa của người Chăm tại Ninh Thuận còn sót lại. Trải qua hơn 800 năm hình thành và phát triển. Đến nay, gốm Bàu Trúc được xem là một bảo tàng sống chân thực của người Ninh Thuận. Hãy cùng Halo khám phá về làng gốm này nhé!
Nội dung chính
- 1. Làng gốm Bàu Trúc ở đâu?
- 2. Đường đi đến làng nghề gốm Bàu Trúc
- 3. Lịch sử và tổ nghề của Làng gốm Bàu Trúc
- 4. Nét độc đáo trong nghệ thuật làm gốm ở Bàu Trúc
- 4.1. Các công đoạn làm gốm hoàn toàn thủ công
- 4.2. Nguyên liệu làm gốm được lấy từ bờ sông Quao
- 4.3. Không dùng bàn xoay để làm gốm
- 4.4. Nung gốm “lộ thiên”
- 5. Những trải nghiệm khi đến thăm làng gốm Bàu Trúc
1. Làng gốm Bàu Trúc ở đâu?
Làng gốm Bàu Trúc nằm ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam.
Bàu Trúc còn là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á hiện nay. Bên cạnh đó, đây cũng là ngôi làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay. Hiện nay, gốm Bàu Trúc đã nằm trong chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của người Chăm. Đây cũng là một điểm đến du lịch vô cùng nổi tiếng tại Ninh Thuận.
Ảnh: Hứa Quốc Anh
2. Đường đi đến làng nghề gốm Bàu Trúc
Nếu bạn di chuyển bằng ô tô cá nhân hoặc phượt bằng xe máy. Bạn có thể tham khảo cung đường sau đây:
Ảnh: Sưu tầm
Tại ngã năm Phủ Hà, bạn hãy đi theo hướng quốc lộ 1A. Đi khoảng 8km thì rẽ phải vào đường Nguyễn Huệ. Sau đó tiếp tục đi thêm 500m thì rẽ phải vào đường DT703. Đến ngã tư bạn sẽ thấy biển hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc. Tại đây, tiếp tục rẽ phải khoảng 50m nữa là đến làng gốm cổ xưa này rồi.
- Hướng dẫn đường đi đến làng gốm Bàu Trúc qua Google Map
3. Lịch sử và tổ nghề của Làng gốm Bàu Trúc
Ngôi làng Bàu Trúc này trước đây còn có tên gọi theo tiếng chăm là Paley Hamu Trok. Nó có nghĩa là “Ma Tró” hay “làng trũng” trong tiếng Việt. Thời vua Minh Mạng năm 1832, đây là địa danh làng Vĩnh Thuận rất nổi tiếng.
Đến năm 1964, do một trận lũ lớn mà làng phải dời về vùng đất có nhiều cây trúc bên cạnh một cái ao lớn. Từ đó, làng này có cái tên khá độc đáo là Làng gốm Bàu Trúc.
Ảnh: Sưu tầm
Cũng theo dân gian kể lại, tổ nghề của gốm Bàu Trúc chính là ông Poklong Chanh. Ở cái thời hưng thịnh nhất của triều đại Poklong Garai. Vị quan này đã từ chối làm quan triều đình và về làng dạy cho phụ nữ Chăm cách nắn, nung đất sét tạo thành những vật dụng phục vụ đời sống hàng ngày.
Cho đến nay, những người phụ nữ Chăm truyền từ đời này qua đời khác đã thổi hồn vào đất sét vùng sông Quao. Họ đã tạo ra những tác phẩm nở hoa và giữ lửa cho nghề gốm truyền thống suốt bao năm tháng dài.
4. Nét độc đáo trong nghệ thuật làm gốm ở Bàu Trúc
Hiện nay, làng gốm này có khoảng hơn 400 hộ gia đình. Trong đó có đến 80% còn tiếp tục theo nghề gốm. Họ đã mang đến hàng ngàn tác phẩm gốm cực kỳ đẹp mắt, có giá trị văn hóa và giá trị thực tiễn cao, được nhiều người yêu thích.
Ảnh: sưu tầm
4.1. Các công đoạn làm gốm hoàn toàn thủ công
Nét độc đáo và đặc trưng nhất của gốm Bàu Trúc đó chính là những sản phẩm này được hoàn thành hoàn toàn bằng thủ công. Sử dụng sức tay và chân là chủ yếu. Chúng mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc của các nghệ nhân.
Ảnh: @ukiyohomestay
Bên cạnh đó, hoa văn trên gốm Bàu Trúc chính là những đường chạm khắc mang đậm nét văn hóa Chăm xưa. Chúng là hình ảnh sông nước, chấm vỏ sò hay hoa văn móng tay độc đáo… Gốm Chăm Bàu Trúc thường có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen, xám xen lẫn những vệt nâu đặc trưng. Chúng có tính “độc bản”.
Hiện nay, các sản phẩm gốm Bàu Trúc luôn có sự khác biệt. Chúng đã lưu giữ lại cái hồn riêng mà không bất cứ làng gốm nào có được.
- Xem thêm: Đừng du lịch đồi cát Nam Cương nếu bạn chưa biết 7 điều này
4.2. Nguyên liệu làm gốm được lấy từ bờ sông Quao
Một trong những bí quyết độc đáo góp phần tạo nên nét đặc biệt của Làng gốm Bàu Trúc đó là nguyên liệu tạo ra chúng. Đất sét ở làng gốm này được lấy ở bờ sông Quao. Do đó, chúng có độ mịn và dẻo tương đối cao.
Sử dụng đất sét trộn với cát và nước tạo thành một tỷ lệ nhất định. Sau đó các nghệ nhân sẽ dùng chân hoặc tay để nhào nặn hỗn hợp đến khi đạt được độ dẻo tuyệt đối để làm nên các tác phẩm gốm.
Ảnh: Sưu tầm
4.3. Không dùng bàn xoay để làm gốm
Ở nhiều làng gốm truyền thống khác, người ta thường sẽ dùng bàn xoay để làm gốm. Tuy nhiên, tại Làng gốm Bàu Trúc, các nghệ nhân vẫn sử dụng bàn cố định. Họ chủ yếu dùng tay xoay hay di chuyển người để tạo ra các tác phẩm gốm. Các nghệ nhân ở đây đã dùng chính đôi bàn tay của mình để tạo ra các sản phẩm đầy tính ứng dụng và nghệ thuật đẹp mắt.
Sau khi tạo hình xong, sản phẩm gốm sẽ được vẽ, trang trí để tạo ra điểm nhấn. Các hoa văn trên sản phẩm khá đơn giản nhưng đầy tinh tế. Chúng mang trên mình nét cuốn hút rất lạ và rất riêng biệt.
Ảnh: Hứa Quốc Anh
4.4. Nung gốm “lộ thiên”
Gốm sau khi được chế tác xong sẽ được áp dụng quy trình nung truyền thống ở nhiệt độ khoảng từ 5.000 độ C – 6.000 độ C. Chúng được nung trong vòng 6 giờ. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt khi nung gốm ở Làng gốm Bàu Trúc. Đó là họ sẽ không nung trong lò mà nung lộ thiên (ngoài trời) để lấy khí oxy tuyệt đối.
Ảnh: Sưu tầm
Sau khi nung 6 tiếng, gốm sẽ được lấy ra để phun màu. Loại màu này thường được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng chứ không phải màu hóa học. Sau đó chúng tiếp tục được nung lại trong vòng 2 giờ nữa. Nhờ đó, gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu rất đẹp mắt. Chúng có thể thấy rõ vẻ lung linh của nền văn hóa Chăm Pa cổ xưa.
5. Những trải nghiệm khi đến thăm làng gốm Bàu Trúc
Đến với Làng gốm Bàu Trúc, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một bảo tàng sống động. Nơi đây sở hữu hàng trăm loại sản phẩm gốm với nhiều chủng loại khác nhau.
Từ những sản phẩm được chế tác theo kiểu dáng đơn sơ, giản dị đến những sản phẩm kỳ công, điêu luyện trên từng đường nét. Chúng sẽ cho bạn thấy một bức tranh văn hóa tổng thể độc đáo và mãnh liệt đã tồn tại hơn 800 năm qua của người Chăm.
Ảnh: Sưu tầm
Bên cạnh đó, đến tham quan Làng gốm Bàu Trúc, bạn không chỉ được theo dõi các nghệ nhân tạo hình, nhào nặn gốm bằng đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện. Mà bạn còn có thể được trải nghiệm tự tay làm cho mình những sản phẩm gốm đẹp mắt như một nghệ nhân thực thụ.
Những sản phẩm gốm đáng yêu do chính tay bạn làm ra sẽ là một đặc sản Bàu Trúc vô cùng ý nghĩa dành cho bạn đấy.
Ảnh: Sưu tầm
Nếu như có dịp đi du lịch Ninh Thuận, ngoài tháp chàm Poklong Garai, bạn đừng quên ghé thăm làng gốm Bàu Trúc – nơi đất nở hoa những đôi bàn tay và những tác phẩm nghệ thuật gốm độc đáo này nhé. Nơi đây sẽ chất chứa cái hồn cũng như nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm xưa. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi với nhiều trải nghiệm và thú vị.
Xem thêm:
- Ghé thăm làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
- Khám phá vườn quốc gia Núi Chúa
Từ khóa » Giới Thiệu Về Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận
-
Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận - Đất "nở Hoa" Từ Những Bàn Tay Tài ...
-
Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận: ở đâu, Có Gì Chơi, Giá Vé Tham Quan
-
Làng Gốm Bầu Trúc
-
Làng Gốm Bàu Trúc Của Dân Tộc Chăm Tỉnh Ninh Thuận Có Những ...
-
LÀNG GỐM BÀU TRÚC - NINH THUẬN - Asean Travel
-
Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận: Những Con Người Thổi Hồn Cho Đất
-
Làng Gốm Bàu Trúc - Du Lịch Ninh Thuận
-
Làng Gốm Bàu Trúc - Phan Rang, Ninh Thuận
-
Làng Gốm Bàu Trúc: Vén Bức Màn Bí Mật Nơi Cất Giữ Tinh Hoa Của đất
-
Gốm Bàu Trúc: Tinh Hoa Nghệ Thuật Truyền Thống Của Người Chăm
-
Làng Gốm Bàu Trúc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làng Gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận – Tinh Hoa Nghệ Thuật Chăm
-
Làng Nghế Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận - Nơi Những Bàn Tay "nở Hoa"
-
Tìm Hiểu Về Làng Gốm Bàu Trúc - Ninh Thuận