Làng Gốm Bàu Trúc: Vén Bức Màn Bí Mật Nơi Cất Giữ Tinh Hoa Của đất

Làng Gốm Bàu Trúc làmột trong hai nghề truyền thống độc đáo của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận được Unesco ghi danh “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp“. Nơi cất giữ tinh hoa của một hồn Chăm linh thiêng qua nhiều thế hệ. Ghé thăm Bàu Trúc là một hoạt động tham quan nhân văn góp phần gìn giữ và bảo tồn một nét văn hoá độc đáo của dân tộc. (tư liệu này có thể sử dụng để thuyết minh về làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận)

  • Xem thêm: Tháp Pôklông Garai Ninh Thuận: kiến trúc độc đáo vượt thời gian
  • Xem thêm: Lễ Hội Kate: nét văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm Ninh Thuận
  • Xem thêm: Làng Dệt Mỹ Nghiệp điểm đến độc đáo du lịch Ninh Thuận
  • Xem thêm: Top 15 Địa Điểm Du Lịch Ninh Thuận hấp dẫn nhất hiện nay
  1. 1. Giới thiệu về làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận?
    1. 1.1 Làng Gốm Bàu Trúc: ở đâu, hướng dẫn đường đi chi tiết?
    2. 1.2 Giá vé tham quan làng Gốm Bàu Trúc
  2. 2. Quy trình làm sản phẩm gốm Bàu Trúc và Thuyết minh về làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận
    1. 2.1 Nguồn gốc tên gọi Bàu Trúc?
    2. 2.2 Nguyên liệu làm Gốm Bàu Trúc
    3. 2.3 Điểm đặc biệt không dùng Bàn Xoay của gốm Bàu Trúc
    4. 2.4 Cách sáng tạo hoa văn trên sản phẩm
    5. 2.5 Cách Nung Lộ Thiên độc đáo tại làng gốm Bàu Trúc
    6. 2.6 Lên màu cho sản phẩm Gốm Bàu Trúc
  3. 3. Những con người thổi hồn tái sinh sự sống cho đất
  4. 4. Tổng hợp các làng nghề Gốm nổi tiếng tại Việt Nam
  5. 5. Các điểm tham quan kết hợp khi đến Làng Gốm Bàu Trúc
    1. Chia sẻ:

1. Giới thiệu về làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận?

Ngày 29/11/2022, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận)

Bàu Trúc là làng Gốm được biết đến làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, theo tuyên truyền ông Tổ nghề Gốm nơi đây là ông Po Klong Chanh. Nghề này ban đầu chỉ được truyền lại cho các phụ nữ trong làng (người Chăm đạo Bàlamôn theo chế độ mẫu hệ) để làm các vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: chum, vại, lò than, tộ kho cá…

Lang-Gom-Bau-Truc
Làng Gốm Bàu Trúc cổ nhất Đông Nam Á – Ảnh: nghệ nhân cơ sở Gốm Champa Phan

Đặc thù, trong một gia đình Chăm mẫu hệ người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng, họ rất tháo vát từ làm kinh tế đến chăm sóc gia đình.

Ngày nay, mặc dù với sự giao thoa văn hoá Chăm – Kinh có chút thay đổi gọi là “Mẫu hệ, phụ quyền”, người đàn ông tham gia đóng góp nhiều hơn trong xây dựng gia đình nhưng người phụ nữ Chăm vẫn giữ vai trò rất quan trọng.

1.1 Làng Gốm Bàu Trúc: ở đâu, hướng dẫn đường đi chi tiết?

Theo QL1A theo hướng từ trung tâm Tp. Phan Rang về phía Nam thì Làng Gốm Bàu Trúc cách Tp. Phan Rang 12 km. Nằm tại địa chỉ: thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (nằm đối diện làng Dệt Mỹ Nghiệp)

1.2 Giá vé tham quan làng Gốm Bàu Trúc

Khi đến làng Gốm Bàu Trúc bạn sẽ được tận mắt chứng kiến nghệ nhân Bàu Trúc biểu diễn cách làm một sản phẩm Bàu Trúc. Ngoài ra, bạn được hướng dẫn tận tình để làm một sản phẩm Gốm cho riêng mình lưu lại kỷ niệm khi về nơi đây.

>>> Điều tuyệt vời hơn cả: giá vé tham quan làng gốm Bàu Trúc hoàn toàn miễn phí.

2. Quy trình làm sản phẩm gốm Bàu Trúc và Thuyết minh về làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận

2.1 Nguồn gốc tên gọi Bàu Trúc?

Tên gọi cái “Bàu” là cái ao hay vũng nước có diện tích tương đối rộng được hình thành tự nhiên. Ở cuối làng Bàu Trúc từ bao đời nay vẫn tồn tại một ao nước rộng, nước trong ao này nhiều hay ít tùy theo mùa và lượng mưa mỗi năm.

Điểm nổi bật từ xưa đến nay cái ao nước làng này mọc quanh rất nhiều cây Trúc, vì vậy theo đặc điểm này người làng mới lấy tên gọi “Làng Bàu Trúc“.

2.2 Nguyên liệu làm Gốm Bàu Trúc

Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận
Nguyên liệu chính làm Gốm Bàu Trúc là đất sét và cát – Ảnh: Nguyễn Thiên Bảo

Thành phần chính của gốm Bàu Trúc là đất sét và cát mịn. Ban đầu người dân lấy đất sét từ ruộng lúa bên bờ sông Quao (con sông cách làng không xa theo hướng tỉnh lộ 703), từ mặt đất ruộng người dân đào sâu khoảng 03 lớp đất thịt trồng trọt bên trên và thu được loại đất sét bên dưới để làm gốm.

Theo tâm linh của người dân: bao đời nay sống với nghề gốm đất mẹ vẫn yêu thương và che chở, dù đã khai thác rất nhiều nhưng đất mẹ vẫn đẻ ra, bồi đắp đong đầy nuôi sống bao thế hệ.

Sau đó, đất sét này được lấy về phơi khô, đập nhỏ và nhào nhuyễn cùng với nước tạo độ dẻo và kết dính cao. Đất sau khi đã được nhào kỹ, người làm gốm kết hợp với cát mịn để hoàn tất nguyên liệu làm nên gốm Bàu Trúc. Tùy theo kích thước và công dụng của sản phẩm mà nghệ nhân trộn tỷ lệ cát và đất sét thích hợp.

2.3 Điểm đặc biệt không dùng Bàn Xoay của gốm Bàu Trúc

Điểm đặc biệt trong cách làm tại làng Gốm Bàu Trúc: không như những làng nghề làm gốm khác người nghệ nhân đứng cạnh một bàn xoay và dùng đôi tay tinh tế tạo thành hình dáng sản phẩm.

Tại đây ngược lại, nghệ nhân làm Gốm Bàu Trúc lại xoay quanh một bàn làm Gốm đặt cố định. Mọi người hay nói vui với nhau đây là phương pháp làm Gốm “TAY QUAY, MÔNG XOAY”.

2.4 Cách sáng tạo hoa văn trên sản phẩm

Các hoa văn trên Gốm Bàu Trúc cũng được sáng tạo hết sức độc đáo và gần gũi – nghệ nhân dùng các vật dụng có sẵn: vòng tre tròn, vỏ sò, hay các vật dụng sinh hoạt trong cuộc sống đời thường…tạo hoa văn trên các sản phẩm.

Dụng cụ làm Gốm Bàu Trúc
Dụng cụ sáng tạo Gốm Bàu Trúc là những vật dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày – Ảnh: tienvinhtravel

Sau khi sản phẩm hoàn tất nghệ nhân đem các sản phẩm xếp gọn gàng nơi bóng mát và thoáng gió (phơi gió) để đảm bảo sản phẩm có độ bền như mong muốn. Khi sản phẩm đã khô nước có thể nhìn thấy màu gốm, mới đem những sản phẩm này ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng để khô hẳn trước khi nung.

2.5 Cách Nung Lộ Thiên độc đáo tại làng gốm Bàu Trúc

Nói đến nung gốm, khi đến tham quan các cơ sở làm gốm tại Bàu Trúc (cũng là nhà ở & làm việc của người dân nơi đây) khách tham hoàn toàn không nhìn thấy các Lò Nung gốm. Cách nung ở đây người dân gọi là “Nung Lộ Thiên”.

Nung-Lo-Thien-Gom-Bau-Truc
Lò nung lộ thiên tại Gốm Bàu Trúc – Ảnh: sưu tầm

Ban đầu, ngoài sân rộng người dân chất 1 lớp vỏ trấu (vỏ hạt lúa) bên dưới làm nền, sau đó chất 01 lớp củi lên trên vỏ trấu và bắt đầu xếp sản phẩm lên trên: các sản phẩm lớn nhỏ đan xen nhau.

Cuối cùng, phủ toàn bộ lên 1 lớp rơm khô bao phủ toàn bộ và đốt trong khoảng thời gian 12-14h (nung qua đêm). Lửa sẽ nung chín sản phẩm gốm – dưới con mắt của người làm gốm sẽ biết được sản phẩm gốm đã đạt độ chín đạt yêu cầu hay chưa?

2.6 Lên màu cho sản phẩm Gốm Bàu Trúc

Khi sản phẩm gốm đã chín, để tạo độ bóng trên mỗi sản phẩm Gốm Bàu Trúc. Nghệ nhân dùng “Vỏ Hạt Điều” bỏ vào nước ấm ngâm cho ra tinh chất trong vỏ hạt. Sau đó dùng bình xịt, phun hỗn hợp này lên sản phẩm khi chưa nguội hẳn. Sản phẩm khi hoàn thiện sẽ có màu đỏ của đất, màu đen đen của khói và ánh lên độ bóng tự nhiên rất đẹp mắt.

3. Những con người thổi hồn tái sinh sự sống cho đất

Gom-Bau-Truc
Sản phẩm đa dạng tại làng Gốm Bàu Trúc – Ảnh: Ben Khang

Tất cả công đoạn làm nên Gốm Bàu Trúc hoàn toàn bằng thủ công do đó mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn riêng và không sản phẩm nào giống tuyệt đối sản phẩm nào.

Mỗi sản phẩm là sức lao động, là niềm đam mê, là tình yêu với đất. Sản phẩm gốm Bàu Trúc không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang giá trị nhân văn bảo tồn 1 nét văn hóa đặc sắc Chăm lâu đời. Chúng tôi chỉ gọi ngắn gọn là những con người “THỔI HỒN CHO ĐẤT”.

4. Tổng hợp các làng nghề Gốm nổi tiếng tại Việt Nam

Gom Bau Truc 1
Sản phẩm lưu niệm tại làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Ảnh: Trung Long

Trong cả nước Việt trải từ Bắc chí Nam có các làng nghề gốm nổi tiếng đã có lịch sử bao đời nay:

  • Gốm Bát Tràng – Hà Nội
  • Gốm Chu Đậu – Hải Dương
  • Gốm Thanh Hà – Quảng Nam
  • Gốm Bàu Trúc – Ninh Thuận
  • Gốm Minh Long – Bình Dương

Ngày nay, làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận dưới sự phát triển du lịch làng nghề truyền thống thì ngoài các sản phẩm cơ bản sử dụng sinh hoạt hằng ngày. Khi đến Làng Gốm Bàu Trúc du khách còn được mua các sản phẩm lưu niệm đa dạng: 12 con giáp, ấm trà, lọ hoa, hòn non bộ, mô hình Tháp…

5. Các điểm tham quan kết hợp khi đến Làng Gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc
  • Làng Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (nằm đối diện cổng làng Bàu Trúc)
  • Làng sen Charaih (nằm cuối làng Dệt Mỹ Nghiệp)
  • Theo cung đường tỉnh lộ 703 thì có thể kết hợp tham quan: Vườn Nho Ba Mọi, Tháp Chàm PoKlong Garai
  • Theo QL1A trở về Tp. Phan Rang có thể ghé tham quan Cồn Cát Tuấn Tú và Nam Cương

Một lần đặt chân đến du lịch Ninh Thuận bạn nhớ ghé thăm làng Gốm Bàu Trúc, cùng nhau trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Chăm, tìm hiểu cách làm Gốm và mua 01 sản phẩm lưu niệm 01 trong 05 làng nghề làm gốm nổi tiếng trong cả nước, bổ sung cho bộ sưu tập làng nghề Gốm trong hành trình khám phá văn hóa Việt Nam.

Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận chào đón bạn ghé thăm….

Blogger: Tuệ Minh

Tháp Pôklông Garai Ninh Thuận cùng những bí ẩn chưa lời giải
Tháp Hòa Lai Ninh Thuận và sự thật đằng sau ÍT AI BIẾT ĐẾN

Từ khóa » Giới Thiệu Về Làng Gốm Bàu Trúc Ninh Thuận