Giá Tấm Panel EPS Theo M2 | Báo Giá Thi Công Tấm Bê Tông Nhẹ Eps
Có thể bạn quan tâm
Tấm panel EPS xây tường, vách ngăn, làm sàn bê tông nhẹ EPS đang là xu hướng thịnh hành và được ứng dụng phổ biến tại nhiều công trình xây dựng. Nhưng đối với nhiều người đặc biệt không phải “dân trong ngành” loại bê tông này khá mới lạ. Đó là lý do betongsieunhe.vn muốn dành trọn vẹn nội dung bài viết này cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về panel EPS – Loại vật liệu nhẹ đầy tính năng hấp dẫn cho những quý vị quan tâm.
Tấm panel EPS là gì?
Tấm panel EPS hay còn gọi là tấm bê tông nhẹ EPS. Nhắc đến từ “xốp” chúng ta cũng dễ dàng tưởng tượng ra loại bê tông này sẽ rất nhẹ và thành phần của nó chắc chắn sẽ có xốp. Đúng như vậy.
Tấm bê tông nhẹ được sản xuất từ các thành phần chính như:
- Xi măng, cát, nước
- Hạt xốp EPS: Loại xốp được gia công bằng cách nén xốp với tỷ trọng hạt cao nên nhẹ nhưng cứng, khác với các loại xốp nở thông thường nhẹ nhưng mềm, dễ bẻ gãy
- 1 số chất phụ gia đặc biệt
Từ những vật liệu này tấm bê tông nhẹ được sản xuất trên dây truyền hiện đại để tạo thanh tấm bê tông xốp EPS.
Hotline: 091.129.3338 (24/7)
Các loại tấm bê tông nhẹ EPS
Tấm bê tông nhẹ hiện có những loại nào? Tham khảo những thông tin trong nội dung dưới đây quý vị và các bạn sẽ có câu trả lời.
Phân loại tấm EPS theo kích thước
Hiện nay tấm panel EPS của NuceWall là loại tấm được ưa chuộng nhất. Các tấm bê tông nhẹ Nuce panel được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau nhằm mục đích để làm sàn cho nhiều hạng mục và từng đặc điểm công trình. Theo kích thước có các loại tấm bê tông EPS như sau:
– Tấm bê tông nuce panel 70x500x1200 mm
Loại tấm này có độ dày 7cm, rộng 50cm và dài 1,2m thường được sử dụng làm làm sàn nhẹ
– Tấm sàn nuce panel 100x500x1500mm
Tấm panel EPS dày 10cm, rộng 50cm và dài 1,5m thường được sử dụng làm trần, sàn những không gian cần chịu lực lớn.
Ngoài ra trên thị trường còn có các loại tấm bê tông EPS có kích thước như:
– Tấm bê tông nhẹ 120x500x2000mm
Tấm panel EPS dày 12cm, rộng 50cm và dài (cao) 2m sử dụng làm tường bao hoặc sàn
– Tấm EPS 150x500x2000mm
Tấm eps có độ dày 15cm, rộng 50cm và dài 2m sử dụng làm tường bao hoặc sàn tại những công trình cần khả năng chịu lực lớn
Trên đây là 4 loại tấm panel EPS phân theo kích thước hiện có tại Việt Nam. Trong số đó, tấm bê tông nuce panel 70x500x1200mm và tấm bê tông nhẹ nuce panel 100x500x1500mm là loại tấm được sử dụng phổ biến hơn cả.
Phân loại tấm bê tông xốp theo thành phần
Phân loại theo thành phần, tấm panel EPS có 2 loại:
1. Tấm không lõi thép
Tấm bê tông xốp không lõi thép là loại tấm chỉ bao gồm các thành phần cơ bản như xi măng, cát, nước, và xốp.
2. Tấm bê tông xốp cốt thép nuce panel
Tấm bê tông xốp cốt thép EPS nuce panel ngoài những thành phần chính nêu trên còn được thêm vào cốt thép lưới D3, hoặc D6 để tăng độ bền, khả năng chịu lực.
Hiện tại loại tấm bê tông xốp cốt thép được sử dụng phổ biến hơn cả. Khi nhắc đến panel EPS người ta sẽ hiểu rằng đây là loại bê tông xốp lõi thép.
Báo giá thi công tấm EPS trọn gói
Thi công sàn bê tông siêu nhẹ EPS và tường bê tông nhẹ EPS quy cách khá giống nhau nên chúng tôi sử dụng chung báo giá để khách hàng dễ dàng tính toán chi phí.
Báo giá thi công tấm bê tông nhẹ EPS làm tường, sàn trọn gói 2022 như sau:
+ Thi công trần, tường sử dụng tấm EPS dày 7cm có giá 620.000đ/m2
+ Thi công trần (sàn), tường sử dụng tấm EPS dày 10cm có giá 680.000đ/m2
Giá thi công tấm EPS trọn gói đã bao gồm công vận chuyển, vật tư, chi phí nhân công
Lưu ý báo giá có thể thay đổi theo từng thời điểm nên để cập nhật giá chính xác quý khách vui lòng bấm gọi:
Hotline: 091.129.3338 (24/7)
Qúy vị lưu ý báo giá trên chỉ là giá sơ bộ. Báo giá có thể được điều chỉnh tùy theo từng công trình thực tế (diện tích thi công lớn hay nhỏ). Để có báo giá tốt nhất hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline trên Website nhé.
Báo giá panel EPS – Tấm bê tông nhẹ EPS 2022
Nhiều đơn vị có nhu cầu mua tấm bê tông nhẹ EPS hay tấm bê tông xốp để tự thi công nên quan tâm đến báo giá tấm. Và dưới đây là báo giá tấm panel EPS của chúng tôi:
STT | Kích thước tấm | Giá bán (vnđ/m2) |
1 | Panel EPS 2000×500×70 mm | 265,000 |
2 | Tấm Panel EPS 2000×500×100 mm | 330,000 |
3 | Tấm Panel EPS 2000×500×120 mm | 385,000 |
4 | Tấm Panel EPS 2000×500×150 mm | 470,000 |
Lưu ý báo giá trên chỉ mang tính sơ bộ và là giá bán tại kho (chưa bao gồm công vận chuyển). Giá bán có thể được điều chỉnh theo biến động từ nhà sản xuất.
Cách thi công tấm bê tông nhẹ EPS làm sàn, tường
Tấm panel EPS nuce panel làm sàn, tường cách thi công cực kỳ dễ dàng, đơn giản. Yếu tố quan trọng khi thi công là yêu cầu kỹ thuật chuẩn và có đầy đủ những dụng cụ chuyên dụng.
Thêm vào đó yêu cầu bắt buộc cho các công trình muốn sử dụng tấm bê tông nhẹ làm tường, sàn đó là phải dùng nhà khung thép tiền chế chứ không đổ cột, dầm bê tông truyền thống. Trừ trường hợp làm tường rào sẽ không yêu cầu làm khung thép.
Không để quý vị chờ lâu, dưới đây là quy trình thi công sàn, tường bê tông EPS chi tiết, chuẩn kỹ thuật:
Cách làm sàn bê tông nhẹ EPS
Cách thu công sàn bê tông nhẹ Nuce panel được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tiến hành gia cố thêm khung thép hộp, và thép chữ V trên hệ dầm
Gia cố thêm khung thép theo thiết kế để đảm bảo độ vững chãi cho sàn bê tông.
Bước 2: Lắp ghép các tấm với nhau
Lắp tấm đầu tiên lên hệ dầm thép, sau đó đóng chốt thép vào cạnh của tấm số 1. Tiếp theo lắp đến tấm thứ 2 và liên kết với tấm số 1 qua chốt thép. Thực hiện lần lượt như vậy cho đến khi các tấm đã bao phủ hết mặt sàn/trần.
Bước 3: Rải vữa vào giữa khe của các tấm và đặt thép vào các khe dầm
Rải 1 lớp vữa mỏng vào các khe giữa 2 tấm sàn bê tông nhẹ. Đây là loại vữa loại chuyên dùng cho sàn bê tông EPS lắp ghép nên có độ kết dính cực kỳ tốt. Tiếp theo đó đặt các thanh thép D6 hoặc D8 liên kết từ dầm bên nọ sang dầm bên kia để đảm bảo độ vững chắc cần thiết. Đợi 1 – 2 tiếng để lớp vữa liên kết này khô lại rồi chúng ta thực hiện sang bước tiếp theo
Bước 4: Đổ vữa tự chảy để tạo mặt sàn
Đổ vữa tự chảy vào các khe giữa các tấm để làm phẳng mặt sàn. Lúc này đã hoàn thành việc thi công sàn bê tông nhẹ từ các tấm panel EPS từ các tấm sàn nuce panel rồi. Sau khi thi công sàn các gia đình có thể ốp gạch hoặc làm sàn gỗ tùy theo nhu cầu sử dụng.
Như vậy chỉ với 4 bước rất đơn giản chúng ta đã có sàn bê tông siêu nhẹ phẳng mịn hơn cả sàn bê tông truyền thống. Đây là cách ứng dụng tấm bê tông xốp eps làm sàn vậy cách thi công tường như thế nào, quý vị và các bạn hãy di chuyển xuống bên dưới 1 chút nhé.
Cách thi công tấm tường, tấm vách ngăn panel EPS
Cách thi công tấm tường panel EPS như sau:
+ Bước 1: Phết keo xi măng vào gờ dương của tấm tường
Nếu như thi công sàn keo xi măng được phết vào gờ âm thì khi làm tường keo lại được phết vào gờ dương. Đây chính là sự khác biệt mà quý vị và các bạn cần đặc biệt lưu ý, nhất là đối với thợ thi công tường bê tông nhẹ lần đầu. Song song với đó cần phết vữa chuyên dụng ở bề mặt tường sẽ kết nối với sàn.
+ Bước 2: Dựng tấm vào vị trí, cố định tấm với sàn và với khung thép (góc L)
Góc L luôn cần thi công đầu tiên bởi đây là góc giao giữa tường, khung thép và sàn. Chúng ta thi công góc này như sau: Dựng tấm tường panel eps siêu nhẹ vào vị trí đã đo đạc, đánh dấu sẵn. Cố định tấm tường với sàn bằng cách đóng thanh thép phi 8 từ tấm xuống sàn (nếu sàn cũng làm bằng tấm EPS. Với sàn bê tông thông thường sẽ cần khoan sàn sau đó mới sử dụng thép phi 8 để cố định sàn và tấm tường.
Đối với khung thép, sử dụng 1 thanh sắt phi 8 cố định 1 đầu vào tấm tường, 1 đầu đập cong sát vào khung thép rồi hàn chặt.
+ Bước 3: Lắp ghép và cố định tấm
Sau khi xử lý góc L đầu tiên, chúng ta sẽ lắp ghép các tấm bê tông nhẹ với nhau, gờ dương ghép vào gờ âm của tấm tiếp theo. Sau khi lắp ghép xong 2 tấm lại phải cố định bằng cách đóng thanh thép phi 8. Cứ như vậy cho đến hết chiều dài tường.
+ Bước 4: Xử lý mối nối và hoàn tất
Xử lý các mối nối, khe hở giữa các tấm tường bằng xi măng chuyên dụng. Sau khi thi công xong chúng ta đã hoàn thành 1 tấm tường thô cơ bản, chỉ cần bả và sơn là hoàn thiện.
Đáng giá ưu, nhược điểm của tấm bê tông nhẹ EPS
Vì sao tấm bê tông siêu nhẹ eps ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình. Cùng tham khảo đánh giá ưu, nhược điểm của loại tấm này ngay sau đây.
Ưu điểm
Tấm bê tông nhẹ EPS làm sàn, tường mang đến hàng loạt những lợi ích hấp dẫn so với tường gạch hay trần bê tông truyền thống. Những ưu điểm này có thể liệt kê như sau:
Tiết kiệm 2/3 thời gian thi công
Lợi ích được nhắc đến đầu tiên khi sử dụng tấm panel EPS đó chính là tiết kiệm thời gian thi công. Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, “chậm là chết” các công trình cần được xây dựng nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để đưa vào sử dụng sớm, hạn chế phát sinh chi phí.
Đó là lý do vì sao đa số các công trình xây dựng hiện nay như nhà hàng, nhà máy, công ty đều sử dụng tấm bê tông nhẹ lắp ghép làm sàn, tường để giảm tối đa thời gian thi công.
Khi sử dụng sàn bê tông nhẹ EPS, tường nhẹ, nhà khung thép có thể giảm được đến 2/3 thời gian thi công. Ví dụ nếu 1 công trình bình thường phải thi công mất 1 tháng để xong phần tường, sàn (kể cả thời gian chờ khô, dưỡng trần) thì việc lắp dựng sàn, tường bê tông nhẹ chỉ mất khoảng 10 ngày.
Sau khi thi công xong, tường sàn có thể sử dụng luôn, không cần chờ khô hay dưỡng cũng không cần chát lại.
Giảm 1/3 – 1/2 trọng lượng công trình so với cách truyền thống
Sử dụng tấm panel EPS lõi thép làm sàn, tường sẽ giúp giảm đáng kể trọng lượng công trình. Thông thường 1m2 tường hoặc sàn bê tông nhẹ sử dụng tấm EPS dày 7cm sẽ có khối lượng khoảng 55 – 60kg, sử dụng tấm dày 10cm sẽ có trọng lượng khoảng 95kg – 105kg, nhẹ hơn 1/3 – 1/2 khối lượng của tường gạch hay trần bê tông truyền thống.
Trọng lượng nhẹ nên áp lực từ toàn bộ công tình lên nền móng sẽ ít hơn nên những công trình cao tầng, các công trình lớn ít lo bị sụt lún ngay cả khi xây trên nền đất yếu.
Khả năng chống cháy, cách nhiệt cực kỳ vượt trội
Bề mặt tấm bê tông nhẹ EPS là 2 tấm xi măng sợi có khả năng chống cháy tốt, kết hợp với các hạt xốp EPS chống cháy lan nên loại tấm panel này được biết đến với khả năng chống cháy vô cùng vượt trội.
Theo những thí nghiệm thực tế tấm tường bê tông xốp cốt thép EPS có khả năng chịu nhiệt hơn 1000 độ C trong khoảng thời gian hơn 3 giờ. Ở nhiệt độ cao hạt EPS cũng không bị cháy, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nhờ khả năng chống cháy tốt nên tấm bê tông nhẹ này ngày càng được ưa chuộng sử dụng xây nhà dân dụng, nhà máy trong các khu công nghiệp….
Tấm panel eps cách nhiệt cực tốt. Vì vậy khi làm nhà bằng loại tấm này không gian sẽ trở nên thông thoáng, dễ chịu hơn.
Khả năng chịu lực hoàn hảo
Trọng lượng nhẹ nên nhiều người còn hoài nghi về khả năng chịu lực của tấm bê tông nhẹ EPS. Nhưng chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng tường hay sàn bê tông xốp EPS có khả năng chịu lực tương đương thậm chí tốt hơn tường gạch hay sàn bê tông. Dẫn chứng là loại tường nhẹ và sàn nhẹ này đã được cấp chứng chỉ chứng minh khả năng chịu lực trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi như hiện nay.
Tính năng cách âm, chống ồn cần thiết cho cuộc sống hiện đại
So sánh về khả năng cách âm chống ồn của tường nhẹ EPS chúng tôi sẽ lấy 1 ví dụ rất đơn giản để quý vị và các bạn có thể hình dung dễ dàng hơn:
Tường gạch độ dày 10cm khả năng cách âm vào khoảng 28db. Trong khi đó cũng cùng độ dày đó tường panel EPS có thể cách âm được 44db. Tiếng ồn nước mưa vào khoảng 50db, tiếng ồn ào đường phố khoảng 70 – 80db. Như vậy khi xây tường nhẹ EPS bạn sẽ được sở hữu 1 không gian tĩnh lặng, thoải mái hơn.
Chống thấm, chống nước tốt
Vốn dĩ xốp không thấm nước, vì lẽ đó tấm bê tông xốp EPS có khả năng chống thấm, chống nước cực tốt. Trên thực tế, khả năng thấm nước của loại tấm này chỉ khoảng 8.9% trong khi tường gạch là 15%. Vì vậy ngoài việc xây tường, làm sàn các gia đình có thể tự tin sử dụng tấm bê tông siêu nhẹ EPS để làm mái.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đắt giá kể trên, tấm bê tông nhẹ EPS cũng tồn tại 1 số nhược điểm nho nhỏ mà gia chủ hay chủ thầu cần hết sức lưu ý.
Thi công bê tông xốp eps làm sàn, tường cần thực hiện chuẩn kỹ thuật do đó thợ thi công cần được đào tạo bài bản và có chuyên gia giám sát 24/24. Những loại xi măng, vữa sử dụng khi thi công phải là loại chuyên dụng, không được sử dụng vữa bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Vì vậy khi cần xây nhà bằng panel EPS gia chủ hay chủ đầu tư cần tìm những đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm như betongsieunhe.vn.
Công ty chuyên cung cấp tấm bê tông nhẹ EPS, thi công trọn gói sàn, tường, vách ngăn panel siêu nhẹ và nhà khung thép tiền chế. Qúy khách quan tâm có thể tham khảo thêm báo giá dưới đây của chúng tôi.
Trên đây là tất tần tật thông tin về panel EPS, tấm bê tông nhẹ EPS hiện đang được ứng dụng phổ biến làm sàn và tường nhẹ tại các công trình dân dụng cũng như nhà máy, chung cư cao tầng…Qúy vị cần tư vấn thêm thông tin về loại bê tông nhẹ này hay có nhu cầu thi công hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại đường dây nóng trên Website để được hỗ trợ.
Hotline: 091.129.3338 (24/7)
Từ khóa » Giá Bê Tông Siêu Nhẹ Eps
-
Cập Nhật Báo Giá Tấm Bê Tông Nhẹ EPS
-
Báo Giá Tấm Panel Bê Tông Nhẹ ALC AAC EPS
-
Bê Tông EPS Là Gì? Báo Giá Tấm Bê Tông Nhẹ EPS Làm Tường Sàn Mới ...
-
Tấm Bê Tông Nhẹ EPS – Giá Bê Tông EPS Theo M2 MỚI NHẤT
-
Bảng Giá - Bê Tông Nhẹ EPS VN
-
Tấm Bê Tông Nhẹ EPS Bọt Xốp NuceWall Làm Sàn Nhẹ Làm Tường
-
Báo Giá Tấm Bê Tông Nhẹ đúc Sẵn Làm Sàn Chịu Lực Giá Rẻ Tại Hà Nội ...
-
TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG NHẸ HẠT XỐP N-EPS | BẢNG GIÁ NĂM 2022
-
Báo Giá Thi Công Sàn Bê Tông Nhẹ. Giá Bê Tông Nhẹ Năm 2022
-
Tấm Bê Tông EPS Kim Long (2 Mặt Tấm Cemboard)
-
Đánh Giá ưu điểm Tấm Sàn Bê Tông Nhẹ EPS Trong Thực Tế
-
Giá Bê Tông Siêu Nhẹ 2022: Báo Giá Thi Công Trọn Gói Và Giá Bán Vật Tư
-
Báo Giá Xây Nhà Bằng Tấm Tường Bê Tông Xốp Siêu Nhẹ EPS Tại Hải ...