Gia Tốc Là Gì? Công Thức Tính & Phân Loại Các Loại Gia Tốc
Có thể bạn quan tâm
Gia tốc là đại lượng được nhắc đến phổ biến trong Vật Lý dùng để mô tả chuyển động của vật. Vậy gia tốc là gì? Có những loại gia tốc nào? Công thức tính gia tốc? Cùng supperclean.vn ôn luyện về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- Gia tốc là gì? Những thông tin liên quan
- Đơn vị của gia tốc là gì?
- Đặc điểm của gia tốc là gì?
- Gia tốc có phải là vận tốc không?
- Phân loại gia tốc
- Gia tốc tức thời
- Gia tốc trung bình
- Gia tốc pháp tuyến
- Gia tốc tiếp tuyến
- Gia tốc toàn phần
- Gia tốc trọng trường
- Gia tốc góc
- Công thức tính gia tốc là gì?
- Cách tính gia tốc của chuyển động thẳng
- Công xác định gia tốc trung bình
- Cách tính gia tốc pháp tuyến
- Cách xác định gia tốc tiếp tuyến
- Cách xác định gia tốc toàn phần
- Cách tính gia tốc trọng trường
- Công thức tính gia tốc góc
- Một số câu hỏi thắc mắc khác
- Cảm biến gia tốc là gì?
- Xạ trị gia tốc là gì?
- Đào tạo gia tốc là gì?
Gia tốc là gì? Những thông tin liên quan
Gia tốc là đại lượng Vật Lý cơ bản dùng để mô tả chuyển động, đặc trưng cho sự biến thiên (thay đổi) của vận tốc theo thời gian. Thông qua gia tốc, ta có thể đánh giá được tốc độ di chuyển chậm, nhanh hoặc không đổi của vật thể.
Ví dụ, khi bạn chạy xe máy từ nhà đến trường, tùy từng quãng đường mà vận tốc có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn so với vận tốc ban đầu. Khi đó, sự chênh lệch giữa các vận tốc trong khoảng thời gian đó được gọi là gia tốc.
Đơn vị của gia tốc là gì?
Theo bảng đơn vị quốc tế SI, đơn vị chuẩn của gia tốc thường là m/s2. Theo quy ước, gia tốc được ký hiệu là “a”.
Đặc điểm của gia tốc là gì?
- Gia tốc là một đại lượng véc tơ nên có hướng.
- Hướng của gia tốc là hướng của lực tác dụng lên vật.
Gia tốc có phải là vận tốc không?
Gia tốc và vận tốc thường bị nhầm lẫn với nhau nhưng không phải là một. Trong đó, vận tốc là tốc độ di chuyển của vật trong một đơn vị thời gian nhất định, thường dùng đơn vị là m/s. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc về cả hướng và độ lớn, thường dùng đơn vị m/s2.
Muốn có gia tốc, cần có lực tác dụng lên vật, nhưng vận tốc thì không. Mọi chuyển động thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian nhất đều có gia tốc. Khi vật chuyển động đều, có vận tốc nhưng không có gia tốc. Khi vật đổi chiều chuyển động hoặc thay đổi độ lớn của vận tốc chắc chắn sẽ sinh ra gia tốc.
Phân loại gia tốc
Như vậy, bạn đã hiểu khái niệm gia tốc là gì rồi phải không? Vậy có những loại gia tốc nào? Trong Vật Lý, gia tốc được chia thành các loại sau:
Gia tốc tức thời
Gia tốc tức thời là đại lượng biểu diễn sự thay đổi về vận tốc của vật trong khoảng thời gian rất ngắn (tức thời) và nhanh chóng.
Gia tốc trung bình
Gia tốc trung bình là sự biến thiên về vận tốc của vật thể trong khoảng thời gian xác định. Hoặc có thể hiểu gia tốc trung bình là đạo hàm vận tốc theo thời gian.
Gia tốc pháp tuyến
Gia tốc pháp tuyến là đại lượng biểu diễn sự thay đổi về phương của vận tốc. Chúng có phương vuông góc với tiếp tuyến quỹ đạo và chiều hướng về vùng lõm của quỹ đạo.
Gia tốc tiếp tuyến
Đây là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi về độ lớn của véc tơ vận tốc. Gia tốc tiếp tuyến có đặc điểm sau:
- Về phương: Trùng với phương của tiếp tuyến quỹ đạo.
- Về chiều: Cùng với chiều chuyển động của vật khi vật chuyển động nhanh dần đều. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật khi chúng chuyển động chậm dần đều.
Gia tốc toàn phần
Gia tốc toàn phần là loại gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về chiều chuyển động và độ lớn của véc tơ vận tốc. Chúng được xác định bằng tổng của gia tốc tiếp tuyến và pháp tuyến.
Gia tốc trọng trường
Đây là loại gia tốc tạo ra dưới sự tác động của lực hút Trái Đất lên vật. Ở mỗi độ cao khác nhau, giá trị của gia tốc thay đổi và nằm trong khoảng từ 9.78 – 9.83m/s2. Tuy nhiên, để tiện cho quá trình tính toán khi làm bài tập, người ta quy định giá trị của gia tốc trọng trường là 9.8m/s2 hoặc 10m/s2.
Gia tốc góc
Gia tốc góc là đại lượng biểu diễn sự thay đổi về vận tốc góc của vật chuyển động trên quỹ đạo tròn theo thời gian. Đây là loại gia tốc ít được đề cập đến nhất trong Vật Lý.
Công thức tính gia tốc là gì?
Cách tính gia tốc của chuyển động thẳng
Trong đó:
- a: Ký hiệu gia tốc (m/s2)
- vo: Vận tốc tức thời tại thời điểm ban đầu (to) (m/s)
- v: Vận tốc tức thời của vật tại thời điểm t (m/s)
- t, to: Là các khoảng thời gian vật có vận tốc v và vo (s)
- △t: Khoảng thời gian vật biến thiên vận tốc từ vo sang v (s)
- △v: Sự thay đổi về vận tốc của vật trong khoảng thời gian △t.
Lưu ý: Nếu △t rất ngắn thì a là gia tốc tức thời.
Thông qua giá trị gia tốc, người ta chia chuyển động của vật thành 3 loại là:
- Chuyển động thẳng đều: a = 0, v = const (không đổi)
- Chuyển động thẳng biến đổi đều: a#0, độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm theo thời gian.
- Chuyển động biến đổi phức tạp: a#0 nhưng không có giá trị cụ thể.
Công xác định gia tốc trung bình
- atb: Ký hiệu gia tốc trung bình (m/s2)
- v1, v2: Vận tốc của vật lần lượt tại các thời điểm t1, t2 (m/s)
- △v: Sự biến thiên vận tốc của vật (m/s)
- △t: Quãng thời gian để vật biến thiên vận tốc (s)
Cách tính gia tốc pháp tuyến
- an: Ký hiệu gia tốc pháp tuyến
- v: Vận tốc di chuyển tức thời của vật (m/s)
- R: Bán kính của đường cong (m)
Cách xác định gia tốc tiếp tuyến
- at; Ký hiệu gia tốc tiếp tuyến
- v: Vận tốc dịch chuyển tức thời của vật (m/s)
- t: Thời gian vật di chuyển (s)
Cách xác định gia tốc toàn phần
Cách tính gia tốc trọng trường
Cách tính gia tốc trọng trường
- g: Gia tốc trọng trường của vật ở độ cao h (m/s2)
- go:Gia tốc trọng trường của vật ở mặt đất (m/s2)
- G: Hằng số hấp dẫn
- M: Khối lượng Trái Đất
- R: Bán kính của Trái Đất.
Công thức tính gia tốc góc
- ε: Ký hiệu gia tốc góc (rad/s2)
- M: Momen lực
- I: Momen quán tính
Một số câu hỏi thắc mắc khác
Cảm biến gia tốc là gì?
Cảm biến gia tốc là loại máy hay thiết bị dùng để đo lường gia tốc. Cảm biến gia tốc có thể phát hiện một vật thể giảm tốc, tăng tốc hoặc đổi hướng dịch chuyển.
Xạ trị gia tốc là gì?
Xạ trị gia tốc là kỹ thuật xạ trị hiện đại và mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư. Đây là kỹ thuật xạ trị ngoài và ứng dụng máy gia tốc thẳng. Khi đó, máy gia tốc thẳng sẽ phát ra 2 loại bức xạ là chùm điện tử và chùm tia X.
Đào tạo gia tốc là gì?
Đây là phương pháp dạy học mới, hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp này giúp người học tiếp thu kiến thức nhanh hơn và toàn diện hơn bằng cách dùng hai bán cầu não theo lý thuyết “não đa giác quan”.
XEM THÊM:
- Tiết diện là gì? Tiết diện dây dẫn là gì? Đơn vị, cách tính tiết diện
- Lực hấp dẫn là gì? Đặc điểm, công thức tính và ví dụ minh họa chi tiết
Trên đây là bài viết giải thích lực gia tốc là gì Vật Lý 10 và công thức tính gia tốc. Hy vọng sẽ mang đến nhiều kiến thức hay, giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình học tập và ôn luyện. Đừng quên theo dõi SUPPERCLEAN để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Ct Tính Gia Tốc Góc
-
Công Thức Tính Gia Tốc Góc Và Bài Tập Có Lời Giải Dễ Hiểu
-
Gia Tốc Góc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Thức Tính Gia Tốc Góc Và Bài Tập Có Lời Giải Dễ ...
-
Công Thức Tính Gia Tốc
-
Tính Công Thức Gia Tốc Góc - CalcProfi
-
Top 10 Công Thức Tính Gia Tốc Góc 2022
-
Công Thức Tính Gia Tốc Góc Và Bài Tập Có Lời Giải Dễ ... - GG - Information
-
Công Thức Tính Gia Tốc - Vật Lý 10
-
Top 13 Ct Tính Gia Tốc Góc
-
Câu 3: Tính Gia Tốc Góc Của Chuyển động Quay - Tech12h
-
Chuyển động Tròn Biến đổi đều, Gia Tốc Góc | VẬT LÝ PHỔ THÔNG
-
Công Thức Tính Vận Tốc Góc Và Bài Tập Có Lời Giải
-
[ĐÚNG NHẤT] Công Thức Tính Vận Tốc Góc? - Top Lời Giải
-
Công Thức Tính Gia Tốc Góc