Giá Trị Pháp Lý Của Thư Mời Thử Việc (Mission 5) - Toiyeuhr

Hỏi:

Các anh chị và các bạn cùng giải quyết trường hợp này xem sao.

“Kính gởi ACE HCMgroup

Xin cho tôi hỏi về trường hợp của tôi đang gặp phải:

Tôi hiện nay đang làm cho công ty A (HĐLĐ không xác định thời hạn), Vừa rồi tôi có phỏng vấn bên công ty B và kết quả là Công ty B đã đồng ý nhận tôi vào làm việc và đã gởi mail mời tôi nhận việc cùng với đó gởi cho tôi bản Hard Copy ” Quyết Định: v/v tiếp nhận thử việc” do Tổng Giám Đốc ban hành, Ký tên và đóng dấu đỏ với thời gian thử việc 2 tháng.

Tôi đã hoàn thành thủ tục xin nghỉ bên công ty A và sẽ chính thức nghỉ vào ngày 30.12.2012. Nhưng đến hiện nay bên công ty B lại thông báo với tôi do có sự thay đổi nên họ sẽ không tiếp nhận tôi vào làm.

Vậy kính nhờ ACE giải thích cho tôi về trường hợp của tôi giải quyết ra sao cho đúng luật, quyền và nghĩa vụ của các bên ra sao và tôi có thể khởi kiện công ty B ra toà để đòi bồi thường các thiệt hại mà họ đã gây ra cho tôi không. Theo quan điểm cá nhân T, trường hợp này anh đã được nhận THƯ MỜI THỬ VIỆC dưới dạng quyết định tiếp nhận thử việc. Sự khác nhau của thư mời thử việc và bản thỏa thuận thời hạn thử việc là: – Thư mời thử việc thể hiện ý chí của người sử dụng lao động, chưa phải là quyết định của người lao động. – Thỏa thuận thời hạn thử việc sẽ bao gồm thời hạn thử việc, công việc, quyền hạn và nghĩa vụ của hai bên có thỏa thuận và chữ ký của hai bên.

Tuy nhiên,

Điều 32 BLLD đã quy định: “Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.” => Kết luận trong trường hợp này đó là, cho dù văn bản anh nhận được là thư mời thử việc hay bản thỏa thuân thời hạn thử việc thì bên sử dụng lao động vẫn có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không phải bồi thường. Sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu thì bên công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động. Khi đó, sẽ có các căn cứ pháp lý chiếu theo hợp đồng lao động.

Việc cần thiết là yêu cầu từ phía công ty một lời giải thích rõ ràng về trường hợp này, cũng như nên trình bày rõ hoàn cảnh của anh là vì chuẩn bị làm việc tại công ty mới nên đã hoàn tất thủ tục nghỉ việc tại công ty cũ. Vấn đề lúc này là người cần việc hơn chứ không chắc là việc cần người. Có thể lý do “có sự thay đổi” của công ty đưa ra là một trong những lý do có thể linh động được. Anh có thể khéo léo tìm hiểu lý do thực sự hay khó khăn của công ty như hạn hẹp quỹ lương, điều kiện làm việc hay một số vấn đề khác. Từ đó thỏa thuận để đảm bảo công việc của mình cũng như của công ty. Điều cần thiết là anh nên khẳng định rằng mình có thật sự muốn theo đuổi công việc này không? Nếu có hãy cố gắng mọi cách có thể để có được công việc mong muốn của mình.

Tuy nhiên, lưu ý một lần nữa rằng chưa đến thời gian tiếp nhận thử việc và cho dù có nhận anh vào thử việc, theo Điều 32 nói trên, công ty vẫn có thể hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Vì vậy, anh không có quyền khởi kiện công ty và đòi bồi thường. Lúc này, anh hãy coi đó là việc không may mà mình gặp phải và hãy củng cố lại tinh thần để sẵn sàng tìm kiếm một công việc mới trong thời gian sớm nhất.

Theo anh chị và các bạn thì có thể giải quyết theo cách khác không? Vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như của công ty.

Rất mong nhận được sự góp ý của anh chị và các bạn! Xin chân thành cảm ơn!

Nguồn: http://tailieunhansu.com/diendan/f557/gia-tri-phap-ly-cua-thu-moi-thu-viec-47202/ Rất mong nhận được sự tư vấn từ cộng đồng. Trần Hữu Nhân ”

Đáp:

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Thư Mời Nhận Việc Có Giá Trị Pháp Lý Không