Thư Mời Thử Việc Có Ràng Buộc Pháp Lý Không? - Tin Tức - AZTAX
Có thể bạn quan tâm
Thư mời thử việc được nhà tuyển dụng gửi khi ứng viên hoàn thành tốt vòng phỏng vấn. Tuy nhiên, thư mời này hiện nay có giá trị pháp lý không? Doanh nghiệp có được từ chối ứng viên vào làm sau khi gửi thư xác nhận kết quả phỏng vấn và mời làm việc không? Hãy xem bài viết sau để biết thêm chi tiết.
Nội Dung Bài Viết
1. Thư mời thử việc có ràng buộc pháp lý không?
Thư mời thử việc là loại văn bản được doanh nghiệp soạn lập và gửi cho ứng viên sau khi hoàn thành tốt buổi phỏng vấn. Nội dung văn bản nhằm thông báo kết quả và cung cấp thông tin cho ứng viên về thời gian nhận việc.
Thông thường, loại văn bản này hiện nay sẽ được gửi bằng email trực tuyến nhằm cung cấp thông tin nhanh chóng đến ứng viên. Các thông tin có trong thư mời bao gồm vị trí, thời gian nhận việc, địa chỉ văn phòng, mức lương khởi điểm,… .Với đầy đủ thông tin như hợp đồng thử việc, văn bản này thường bị hiểu nhầm thành hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, hai loại văn bản này không giống nhau.
2. Có thể không nhận người lao động khi đã gửi thư mời thử việc không?
Không ít trường hợp hiện nay sau khi gửi thư mời thử việc vì nhiều lý do khác nhau mà người sử dụng lao động không muốn nhận ứng viên đó nữa. Lúc này, người sử dụng lao động gửi thư thông báo về việc ngừng tiếp nhận ứng viên này. Vậy, người sử dụng lao động có vi phạm pháp luật không?
Loại thư mời trên là văn bản phát sinh từ một phía chưa có sự thống nhất, cam kết giữa hai bên nên không có giá trị pháp lý ràng buộc đôi bên. Vì thế doanh nghiệp không vi phạm pháp luật khi ngừng nhận ứng viên đã gửi thư mời ứng viên thực hiện công tác thử việc. Hơn nữa, khi đã nhận ứng viên thử việc thì trong thời gian thử việc người sử dụng lao động vẫn có thể chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước.
Cụ thể việc này được đề cập tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, như sau:
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, khi chấm dứt hợp tác với người lao động trong thời gian thử việc thì người sử dụng lao động không phải bồi thường hay vi phạm về mặt pháp luật.
3. Phân biệt về hợp đồng thử việc và thư mời thử việc
2.1. Hợp đồng thử việc
Điều 26 Bộ luật lao động 2019 có đề cập về hợp đồng thử việc như sau:
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.
=> Như vậy, hợp đồng thử việc sẽ có những điều khoản ràng buộc gần như hợp đồng chính dùng để thoả thuận quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thử việc. Hai bên tham gia có trách nhiệm tuân thủ những nguyên tắc đã đặt ra.
2.2. Thư mời thử việc
Đối với thư mời thử việc, loại văn bản này xuất phát từ mong muốn, ý chí của riêng người sử dụng lao động. Chính vì thế, tính pháp lý ràng buộc của văn bản này là không có. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong thư không có hiệu lực như hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu không ký hợp đồng lao động mà chỉ thực hiện theo thư mời thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn có quan hệ thử việc. Điều này xảy ra bởi vì khi người lao động đồng ý làm việc và nhận các chế độ được trình bày trong thư mời làm việc thì người lao động ngầm đồng ý với những điều kiện mà người sử dụng lao động đề xuất. Vì vậy, đôi bên được xem là có thoả thuận về việc làm thử.
Như vậy, bài viết sau đã trả lời cho câu hỏi: “Thư mời thử việc có ràng buộc pháp lý không?”. Nếu ứng viên rơi vào trường hợp trong bài thì nên chủ động liên hệ với người sử dụng lao động để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó rút kinh nghiệm trong lần ứng tuyển tiếp theo. Chúc cho quý doanh nghiệp có thể tuyển được ứng viên phù hợp. Đồng thời, AZTAX cũng chúc cho ứng viên có thể được nhận vào nơi mình yêu thích cũng như phù hợp với khả năng mình.
Trường hợp, doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến Hợp đồng lao động, C&B hay các vấn đề về Bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ AZTAX theo thông tin sau đây. Chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm: Dịch vụ làm work permit
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Thư Mời Nhận Việc Có Giá Trị Pháp Lý Không
-
TƯ VẤN VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA THƯ MỜI THỬ VIỆC
-
Thư Mời Thử Việc Có Giá Trị Pháp Lý Không? - LuatVietnam
-
Tư Vấn Về Thư Mời Làm Việc Và Chấm Dứt Thỏa Thuận Thử Việc
-
Thư Mời Thử Việc Có Giá Trị Pháp Lý Như Thế Nào? - Luật Sao Việt
-
THƯ MỜI THỬ VIỆC CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHÔNG? - ESOS
-
Thư Mời Thử Việc Có Phải Hợp đồng Thử Việc Hay Không?
-
Thư Mời Thử Việc Có Giá Trị Pháp Lý Hay Không - DanLuat
-
Thư Mời Thử Việc Có Giá Trị Pháp Lý Hay Không? - Báo Bạc Liêu
-
Những Vấn đề Pháp Lý Về Hợp đồng Thử Việc Mới Nhất Cần Thiết Cho ...
-
Thư Mời Thử Việc Tại Công Ty
-
Giá Trị Pháp Lý Của Thư Mời Thử Việc (Mission 5) - Toiyeuhr
-
Thư Mời Làm Việc Chưa Phải Là Hợp đồng Lao động - PLO
-
Khi Phía Tuyển Dụng Hủy Ngang “Thư Mời Làm Việc” - Saigon Times