Giá Trị Văn Hóa “Chính Trực Và Chịu Trách Nhiệm” - Nhân Kiệt
Có thể bạn quan tâm
CHÍNH TRỰC VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM
Slogan: Nhận trách nhiệm, Trao chính trực
1. Giữ lời hứa, cam kết
2. Chịu trách nhiệm 100%
3. Trung thực, luôn nói sự thật
4. Tuân thủ theo quy chuẩn công việc
(A) Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm”:
1. Các biểu hiện tích cực của văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm:
- Thành thật, luôn nói sự thật cho dù đang ở bất kể tính huống nào.
- Đúng giờ, giữa đúng lời hứa cam kết với khách hàng, đồng nghiệp và người lao động.
- Biết nói lời “xin lỗi”.
- Có niềm tin và tin tưởng vào công việc, đồng nghiệp, khách hàng.
- Chịu trách nhiệm 100%.
- Làm chủ tình huống, công việc.
- Đứng ra nhận trách nhiệm, cả kết quả do người khác thực hiện thuộc lĩnh vực mình quản lý, phụ trách.
- Chịu trách nhiệm theo nhiệm vụ.
- Luôn sẵn sàng nhiệm vụ thực hiện công việc.
2. Cách hiểu của văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm:
- Chúng tôi lấy sự chính trực làm nền tảng cho tất cả hoạt động của công ty và từng thành viên ở mọi cấp trong công ty. Chúng tôi tôn trọng các giá trị đạo đức, trung thực, nguyên tắc. Chúng tôi lấy đó làm tự hào và luôn tôn trọng cam kết của mình.
- Chúng tôi chịu trách nhiệm về những điều mình nói, những việc mình làm; chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ liên quan mà Chúng tôi đã không nói hoặc đã không làm. Chúng tôi không bào chữa hay đổ lỗi cho người khác mà sẵn sàng gánh chịu hậu quả khi nhiệm vụ không hoàn thành. Chúng tôi đối diện với sự thật để tìm giải pháp thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt hơn.
- Lãnh đạo ở mọi cấp trong Nhân Kiệt cam kết chính trực và chịu trách nhiệm về môi trường làm việc mà mình tạo ra trong đội nhóm của mình, cam kết môi trường đó sẽ tác động tích cực đến việc cá nhân ở đó về tinh thần chính trực và chịu trách nhiệm, thói quen chính trực và chịu trách nhiệm, văn hóa chính trực và chịu trách nhiệm.
3. Ý nghĩa của văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm”
Nền tảng của văn hóa chính trực và chịu trách nhiệm là tạo dựng được lòng tin trong toàn bộ công ty, tạo lòng tin giữa công ty và khách hàng, đối tác, và người lao động; Khi đó:
- Khách hàng, đối tác, người lao động tin tưởng vào công ty.
- Đoàn kết nội bộ cao, uy tín cá nhân được đánh giá cao.
- Hiệu quả công việc cao, phát triển bản than tốt.
- Thông tin được trao đổi dễ dàng, quan điểm được thảo luận cởi mở.
- Ai cũng thể hiện sự cam kết, muốn làm tốt nhất mọi việc và luôn hỗ trợ người khác.
- Mọi cấp bậc, mọi tình huống đều được giao tiếp vui vẻ, cởi mở và tôn trọng nhau
- Suy nghĩ và hành động tích cực luôn được vận dụng và phát huy.
4. Lý do cần có văn hoá “ Chính trực và chịu trách nhiệm”
- Trong công việc, uy tín là tất cả, với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và người lao động mà bạn đang liên hệ, niềm tin là thứ mấu chốt. Nếu bạn chính trực và chịu trách nhiệm, người ta sẽ tin bạn, và lời nói lan truyền hơn bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào bạn có thể nhìn thấy. Cũng tương tự, sự thiếu chính trực và chịu trách nhiệm sẽ bào mòn uy tín của bạn. Vì vậy, cư xử chính trực và chịu trách nhiệm cho phép bạn được sự tin tưởng từ đồng nghiệp, khách hàng, và người lao động.
- Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn, năng nổ hơn khi được làm việc trong môi trường chính trực và cam kết chịu trách nhiệm.
- Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta thường xuyên đối mặt với những cơ hội đi đường tắt hoặc tránh được rắc rối bằng cách cư xử thiếu chính trực và thiếu chịu trách nhiệm. Mặc khác, làm điều đúng đắn, biết chịu trách nhiệm có thể dẫn đến nhiều rắc rối hơn ban đầu, nhưng thường được tưởng thưởng hơn lúc cuối, mang lại triển vọng dài hạn.
5. Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm”
- Thói quen Chính trực và chịu trách nhiệm được hình thành sẽ giúp cá nhân chủ động giải quyết công việc, chủ động tìm phương pháp tối ưu không chỉ trong công việc của Nhân Kiệt mà trong cả cuộc sống gia đình, xã hội, giúp cho gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.
6. Tập thói quen văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm như thế nào?
- Thói quen xấu rất khó bỏ, cách bỏ thói quen xấu hiệu quả nhất là hãy tập thói quen tốt. Toàn công ty Nhân Kiệt cùng nhau tạo ra phong trào luyện tập thói quen Chính trực và chịu trách nhiệm trong giá trị văn hóa của công ty Nhân Kiệt.
7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa xem trọng Chính trực và chịu trách nhiệm thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?
- Khi một người vi phạm giá trị văn hóa, có nghĩa là thói quen chưa được hình thành, chúng ta hãy cùng nhắc lại thói quen này, và cùng tiếp tục luyện tập, hãy viết lại cách hành xử theo thói quen tốt, cùng tập lại, và cùng đưa vào bộ ví dụ về thói quen này và phổ biến cho toàn công ty áp dụng, và tránh lập lại.
8. Thực từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ - Công Nhân viên
- Giám đốc, Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban thực hiện ngay văn hoá này.
- Triển khai và truyền thông rộng cho toàn thể Công nhân viên biết để cùng thực hiện.
- Thường xuyên trao đổi, chia sẻ và cập nhật các ví dụ tình huống thực tiễn để duy trì văn hoá này tốt tổ chức Nhân Kiệt
9. Cách thức triển khai văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm
- Triển khai và nhắc nhớ thường xuyên, tạo tư tưởng văn hoá này thành thói quen từ BGĐ, rồi triển khai tới toàn Công ty. Từ đó, từng bộ phận, phòng ban duy trì để nó thấm nhuần trong tư tưởng, tạo thành thói quen và là văn hoá của Nhân Kiệt
10. Các biểu hiện không tích cực cần nhận dạng và uốn nắn khi các cá nhân được nhắc nhở thực hiện đúng văn hoá “Chính trực và chịu trách nhiệm
- Không cam kết hoặc không thực hiện đúng lời hứa với khách hàng, với người lao động và đồng nghiệp;
- Không tôn trọng, hay quên, hay thất hứa với khách hàng và người khác
- Câu trả lời thiếu thành thật, bao che che đậy sự thật.
- Không tuân theo quy chuẩn trong công việc.
- Đổ lỗi và lý do tại vì, thì, mà, bởi, không nhận trách nhiệm và không tìm giải pháp cải thiện nó;
- Dùng dằng, thái độ giận thể hiện ra mặt;
- Hàng xử thiếu kiểm soát;
- Im lặng ra vẻ “ không quan tâm”, “không thèm nói”
- Lảng tránh, không tham gia tiếp;
- Mắc cỡ với người khác, im lặng, không phản hồi email, bỏ đi không nói tiếp
(B) Các ví dụ về văn hoá xem trọng “ Chính trực và chịu trách nhiệm”
Ví dụ 1 về “ Chính trực và chịu trách nhiệm”:
- Bạn A có nhận được hồ sơ của người B, khi nhận được hồ sơ, bạn A gửi tiếp cho bạn cùng phòng để gửi cho bạn C phụ trách các công viêc tiếp theo để gửi lại cho người B.
- Khoảng 2-3 tuần sau, người B alo hỏi bạn A tại sao chưa thấy hồ sơ gửi lại cho họ để họ xử lý công việc. Bạn A giật mình và alo cho bạn C có nhận được hồ sơ hay chưa.
- Bạn C đáp: Em chưa nhận được hồ sơ của bạn B chị ơi.
* Biểu hiện phù hợp:
- Bạn A chưa có trách nhiệm tới nơi với việc gửi hồ sơ trực tiếp cho bạn C.
- Chưa theo dõi tiến độ công việc
* Khắc phục:
- Bạn A đã xin lỗi bạn B vì sự sơ suất này, đồng thời tìm lại hồ sơ và gửi lại cho bạn B.
- Theo sát công việc tới khi hoàn thành
Ví dụ 2 về “ Chính trực và chịu trách nhiệm”:
- Chiều thứ bảy, sau tiếng gọi báo hiệu giờ tan sở. Mọi người thu dọn bàn làm việc ra về. Ở Công ty tôi, luôn giữ năng lượng tích cực và văn hóa vui vẻ, nên dù đã xuống nhà xe, tiếng cười vẫn giòn giã. Ngày ấy như một cơ duyên. Tôi trúng tuyển vào Công ty Cưng ứng Nhân Lực Nhân Kiệt. Công việc của tôi chủ yếu là quản lý Bảo hiểm, xử lý nghiệp vụ, làm chế độ, phúc lợi liên quan đến Bảo hiểm cho người lao động.
- Tối nay, tôi chưa có kế hoạch gì, nên cứ thong thả lái xe. Tôi thích cảnh chiều trên đường đi làm về. Nắng đã nhạt, những ngọn gió mát lạnh, nhẹ nhàng thổi qua kẽ lá. Tiếng chim non ríu rít chờ mẹ về thăm sau một ngày dài. Hôm nay, tôi quyết định tự thưởng cho mình một ly trà sữa và đi dạo công viên. Công viên tôi hay ghé chơi, phía sau một chung cư lớn. Mùa này, tụi trẻ con sống ở chung cư hay ra đây thả diều. Cánh diều lại khiến tôi nhớ về tuổi thơ, nhớ về những kỉ niệm đẹp. Bỗng! Điện thoại tôi đổ chuông, 1 số lạ, như một thói quen. Tôi bắt máy trả lời:
- “Dạ! Alo! Công ty Cưng ứng nhân lực Nhân Kiệt nghe ạ”
- Đầu dây bên kia là một người phụ nữ, giọng Bắc nhẹ nhàng nói:
“Cho mình hỏi, bạn phụ trách Bảo hiểm xã hội Công ty Nhân Kiệt phải không?”
- Tôi đáp: “Dạ đúng rồi, chị liên hệ có vấn đề gì không chị?”
- Người phụ nữ nói tiếp: “Mình có việc này, muốn nhờ bạn giúp đỡ?”
- Tôi chậm lại một giây, thoáng qua một suy nghĩ, rồi bất giác trả lời: “Dạ em đang nghe!”
- Giọng nghẹn ngào, người phụ nữ run run:
“Hiện tại mình đang nghỉ thai sản. Đợt này, gia đình mình đang gặp chuyện. Cần một khoản tiền lớn. Lương đóng Bảo hiểm của mình đang ở mức 4.729.400đ. Lãnh tiền thai sản được khoảng: 31 triệu. Người phụ nữ, bối rối nói tiếp: “Bạn có thể điều chỉnh mức đóng Bảo hiểm 6 tháng trước khi sinh của mình lên 7 triệu được không? “Mình tính ra số tiền chênh lệch khoảng: 14 triệu. Mình gửi bạn 4 triệu để bạn uống nước! Công ty bạn lớn, bạn giúp mình không ảnh hưởng gì đâu, gia đình mình gặp chuyện, nên mình rất mong bạn giúp”.
- Tôi nói chậm lại, giải thích cho chị ấy hiểu và không do dự tôi đáp:
“Dạ, xin lỗi chị em không thể giúp chị việc này. Bởi bản thân em không cho phép mình làm điều đó. Tiền thì ai cũng cần, nhưng kiếm tiền bằng sự chính trực và trách nhiệm thì đồng tiền đó mới lâu dài được chị ạ”. Việc em làm, sẽ ảnh hưởng đến uy tín Công ty, ảnh hưởng đến quản lý em và cả đồng nghiệp em nữa, nên mọi việc em làm luôn phải đi đối với trách nhiệm và lợi ích công ty. Chị thông cảm giúp em!
- Người phụ nữ cố gắng thuyết phục tôi, nhưng tôi không thay đổi quyết định
- Một lát sau người phụ nữ lặng lẽ cúp máy
- Tôi trở về nhà, trong lòng đầy vui vẻ.
* Biểu hiện phù hợp:
- Bạn nhân viên Nhân Kiệt thực hiện văn hóa chính trực và chịu trách nhiệm khi không thực hiện theo yêu cầu của người phụ nữ. Đồng thời trao đổi thông tin rõ ràng thẳng thắn với người phụ nữ đó.
Tác giả: @BHAG - 2030
Tháng 5/2021
<<Bài viết cảm nhận về Giá trị văn hóa "Chính trực và chịu trách nhiệm">>
Từ khóa » Thói Quen Dám Chịu Trách Nhiệm
-
Nghệ Thuật Hình Thành Thói Quen Dám Chịu Trách Nhiệm
-
Ý Thức Trách Nhiệm
-
Thói Quen 'sáu Dám' Trong Thực Thi Công Vụ - Báo Tuổi Trẻ
-
Trách Nhiệm Là Gì? Làm Gì để Trở Thành Người Có Trách Nhiệm?
-
Nghị Luận Về Thói Vô Trách Nhiệm Hay Nhất (9 Mẫu) - Văn 12
-
Nghị Luận Lối Sống Có Trách Nhiệm (20 Mẫu) - Văn 9
-
Nghệ Thuật Quản Trị (The Art Of Administration) Là Gì?
-
Cách để Trở Nên Trách Nhiệm - WikiHow
-
Nghị Luận Xã Hội Về Thói Vô Trách Nhiệm
-
Kỹ Năng Mềm - Bạn Có Dám Chịu Trách Nhiệm?
-
Sống Có Trách Nhiệm Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tinh Thần Trách Nhiệm Trong Công Việc Là Gì? - Joboko
-
Trách Nhiệm Là Gì? Tìm Hiểu để Trở Thành Người Sống Có Trách Nhiệm
-
Tầm Quan Trọng Của Nghệ Thuật Tự Quản Trị Và Cách Thức Thực Hành