Thói Quen 'sáu Dám' Trong Thực Thi Công Vụ - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Lâu nay người dân vẫn nghe nhiều về phân cấp, nó thật sát sườn và cần phải thúc đẩy phân cấp nhiều hơn cho dân nhờ.
Ví dụ, người dân đi chứng thực giấy tờ ở UBND phường từng gặp cảnh lãnh đạo phường bận họp hoặc đi vắng, phải về, chờ.
Nếu được phân cấp và ủy quyền của chủ tịch phường, công chức tư pháp - hộ tịch nhận hồ sơ có thể ký chứng thực một số trường hợp mà không cần đến chữ ký của vị chủ tịch, vậy là hồ sơ chứng thực của dân được giải quyết ngay, không phải chờ đợi.
Trước đây, từng có quy định người ký trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà phải là chủ tịch UBND tỉnh, thành. Nhưng rồi chẳng ông, bà chủ tịch nào ký cho xuể, rồi cũng phải phân cấp về cho chủ tịch quận, huyện. Chuyện phân cấp bao giờ cũng có lợi cho dân.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp trách nhiệm ở các bộ ngành nhưng khi địa phương vướng, hỏi, các bộ ngành cứ nơi này nhìn nơi kia khiến vụ việc giậm chân tại chỗ. Và tình hình "nhìn qua nhìn lại", đẩy vụ việc lên cấp trên, cấp cao hơn quyết định... thay vì xắn tay vào việc có vẻ ngày càng trầm trọng.
Chúng ta đã thấy bệnh, cũng tìm ra thuốc trị bệnh đùn đẩy này bằng chủ trương đẩy mạnh phân cấp gắn với phân quyền. Đúng, nhưng phân cấp, phân quyền phải đi kèm với việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, những người dám mạnh dạn sử dụng quyền hạn được giao để xử lý công việc vì hiệu quả công việc chung.
Thực tế, không ít cán bộ có tâm lý "linh động quá hóa rủi ro". Bởi lẽ pháp luật chúng ta còn chồng chéo rất nhiều, xử lý không khéo rơi vào cảnh đúng với luật này nhưng "vênh" với luật kia.
Đây chính là nguyên nhân có rất nhiều vụ việc nằm trong tầm tay của địa phương liên quan đến thủ tục hành chính nhà đất, nhưng quận chờ sở, sở chờ thành phố hay bộ ngành trung ương. Cán bộ, công chức chẳng vội vã gì, hát mãi bài ca kiến nghị, đề xuất, xin ý kiến...
Hậu quả là việc của dân và doanh nghiệp nằm đó, họ chẳng biết kêu ai, thiệt hại vật chất không đong đếm được (như với các dự án bất động sản), thiệt hại lòng tin cũng chẳng kém khi hồ sơ bị "đóng băng" tại cơ quan nhà nước.
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền đi thông điệp "phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, không đùn đẩy trách nhiệm; phải khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh trong thực thi công vụ, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung".
Rất nhiều ý kiến đồng tình rằng các cán bộ, công chức nhiệt huyết đang cần cơ chế này. Có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì công việc chung, chúng ta mới loại bỏ được thói quen đùn đẩy trách nhiệm.
Có vậy mới xây dựng và hình thành nơi cán bộ, công chức thói quen "sáu dám": "dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn và hành động vì lợi ích chung".
Đây chính là nền tảng để cán bộ, công chức sáng tạo. Có sáng tạo, công việc của dân và doanh nghiệp mới không bị ách tắc. Có sáng tạo, mới tạo ra động lực phát triển. Có sáng tạo sẽ có tất cả.
Chính quyền đô thị: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyềnTTO - Bà Phạm Phương Thảo - nguyên phó bí thư Thành ủy, nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM - chia sẻ như vậy với Tuổi Trẻ về mô hình mà khi còn đương chức bà đã dành rất nhiều tâm huyết để xây dựng.
Từ khóa » Thói Quen Dám Chịu Trách Nhiệm
-
Nghệ Thuật Hình Thành Thói Quen Dám Chịu Trách Nhiệm
-
Ý Thức Trách Nhiệm
-
Trách Nhiệm Là Gì? Làm Gì để Trở Thành Người Có Trách Nhiệm?
-
Nghị Luận Về Thói Vô Trách Nhiệm Hay Nhất (9 Mẫu) - Văn 12
-
Nghị Luận Lối Sống Có Trách Nhiệm (20 Mẫu) - Văn 9
-
Nghệ Thuật Quản Trị (The Art Of Administration) Là Gì?
-
Cách để Trở Nên Trách Nhiệm - WikiHow
-
Nghị Luận Xã Hội Về Thói Vô Trách Nhiệm
-
Giá Trị Văn Hóa “Chính Trực Và Chịu Trách Nhiệm” - Nhân Kiệt
-
Kỹ Năng Mềm - Bạn Có Dám Chịu Trách Nhiệm?
-
Sống Có Trách Nhiệm Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tinh Thần Trách Nhiệm Trong Công Việc Là Gì? - Joboko
-
Trách Nhiệm Là Gì? Tìm Hiểu để Trở Thành Người Sống Có Trách Nhiệm
-
Tầm Quan Trọng Của Nghệ Thuật Tự Quản Trị Và Cách Thức Thực Hành