Giá Trị Xét Nghiệm NT-proBNP Trong Chẩn đoán, Theo Dõi, Tiên Lượng ...

Video

Xem thêm tin
Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

04/12/2024 Chi tiết
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Giá trị xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và sàng lọc suy tim 09:41 PM 06/10/2016 1. Nguồn gốc và chuyển hóa của NT-proBNP NT-proBNP là peptid gồm 76 acid amin. Tiền thân của NT-proBNP là pre-pro-peptid gồm 134 acid amin. Pre-pro-peptid tách ra thành proBNP và một đoạn peptid tín hiệu. Khi được giải phóng vào máu, proBNP bị thủy phân tạo thành NT-proBNP (76 acid amin) và BNP (32 acid amin).  Ở người, NT-proBNP và BNP có hàm lượng lớn trong cơ tâm thất trái, nhưng cũng có một ít trong mô tâm nhĩ cũng như trong cơ tâm thất phải. NT-proBNP tăng phóng thích khi có tăng sức nén huyết động học tại tim (tức thành tim bị giãn, phì đại hoặc tăng áp lực tác động lên thành tim). NT-proBNP gia tăng nồng độ trên những bệnh nhân suy tim. NT-proBNP được thải trừ thụ động, chủ yếu qua thận. Xét nghiệm NT-proBNP có độ nhạy cao hơn và thông dụng hơn BNP trong chẩn đoán suy tim.  2. Chỉ định xét nghiệm NT-proBNP 2.1. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt suy tim: - Xác định hoặc loại trừ suy tim ở các bệnh nhân khó thở cấp. - Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở bệnh nhân có nguy cơ suy tim (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành), bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác. - Chẩn đoán suy tim trong trường hợp khám lâm sàng hoặc siêu âm khó thực hiện (như bệnh nhân béo phì, quá già hoặc trẻ em).  2.2. Theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị suy tim: - Theo dõi lâu dài bệnh nhân suy tim mạn. - Đánh giá nguy cơ suy tim tái phát. Xác định độc tính của thuốc sử dụng hoặc hiệu quả điều trị.  2.3. Tiên lượng suy tim: - Tiên lượng suy tim ở bệnh nhân khó thở hoặc suy tim đã được chẩn đoán. 2.4. Sàng lọc suy tim: - Sàng lọc trong cộng đồng, đặc biệt chú ý nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim cao như bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành … - Sàng lọc nguy cơ suy tim ở các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật các cơ quan.  - Sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ suy tim ở các đối tượng có nguy cơ bị bệnh tim mạch (béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy thận). 3. Giá trị tham chiếu và thay đổi của NT-proBNP trong suy tim Giá trị tham chiếu trên người bình thường của NT-proBNP huyết tương thay đổi theo tuổi: < 50 tuổi là 50 pg/mL, 50-75 tuổi là 75-100 pg/mL và > 75 tuổi là 250-300 pg/mL; một điểm cắt chung cho cả hai giới là 125 pg/mL. - Điểm cắt tối ưu để loại trừ suy tim mạn là NT-proBNP < 125 pg/mL. - Điểm cắt tối ưu loại trừ suy tim cấp khi khó thở, NT-proBNP < 300 pg/mL 4. Ý nghĩa lâm sàng của NT-proBNP Nồng độ NT-proBNP huyết tương có thể tăng trong các bệnh lý và hội chứng sau: - Khó thở cấp/ suy tim cấp: các điểm cắt tối ưu của NT-proBNP để xác định suy tim cấp đối với các lứa tuổi < 50, 50-75 và > 75 lần lượt là 450, 900 và 1800 pg/mL. Điểm cắt không phụ thuộc tuổi NT-proBNP < 300pg/mL có giá trị chẩn đoán âm tính để loại trừ suy tim cấp là 98%.  - Suy tim mạn: ở các bệnh nhân này việc đo NT-proBNP lặp lại mỗi lần khám bệnh là cần thiết, nguy cơ tiên lượng nặng khi NT-proBNP > 1000pg/mL.  - Thiếu máu cục bộ cơ tim ổn định và không ổn định: nên đo NT-proBNP lặp lại 24-72 giờ, nồng độ NT-proBNP tăng kéo dài > 250 pg/mL dự báo một tiên lượng xấu, nên đo NT-proBNP lặp lại hàng tuần hoặc hàng tháng tùy tình trạng cụ thể. - Bệnh thận: tăng NT-proBNP huyết tương ở bệnh thận mạn tính do sự giảm đào thải peptid này qua thận.  - NT-proBNP có thể tăng ở một số bệnh lý không phải suy tim: bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu, bệnh nặng (sốc nhiễm trùng, sốc do các nguyên nhân khác), đột quỵ do nhồi máu não, các hội chứng tâm phế...  TS. Quách Xuân Hinh  Khoa Sinh hóa – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Nồng độ Probnp