Giác Hơi Từ điều Trị đến Chẩn đoán
Có thể bạn quan tâm
Giác hơi điều trị được gọi là giác pháp, là một liệu pháp dùng nhiệt độ cao làm giãn nở và đẩy không khí ra bên ngoài, tạo áp suất âm trong lòng ống giác, gây ra kích thích vật lý và áp lực nhân tạo trong lòng giác làm vỡ mao mạch bị tắc nghẽn, huy động tế bào gốc đến sửa chữa chức năng, hấp thụ tế bào máu bị hoại tử, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tinh khí, điều hòa khí huyết nhằm cải thiện và điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể.
Phương pháp độc đáo
Giác hơi là một phương pháp điều trị độc đáo được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, bên cạnh đó có những ghi nhận trong cổ văn y học cổ truyền về phương pháp này như “hỏa quán khí” trong “Bản thảo cương mục thập di” tác giả Triệu Học Mẫn, “bạt đồng pháp” trong “Ngoại khoa chánh tông” tác giả Trần Thực Công.
Thời cổ đại được dùng nhiều trong ngoại khoa ung thũng, ban đầu dùng vỏ sò hoặc sừng trâu để làm ống giác vì vậy một số cổ tịch gọi chung là “giác pháp”. Giác pháp được đề cập sớm nhất bằng văn bảng trong “Trửu hậu phương” của Cát Hồng. Sau này, chất liệu ống giác được thay thế bằng ống trúc, gốm sứ hoặc thủy tinh để tăng tính tiện dụng và thẩm mỹ hơn. Phạm vi trị liệu không chỉ giới hạn trong ngoại khoa ung thũng mà phát triển dùng điều trị đau phong thấp, đau eo lưng, đau đầu, hen suyễn, đau bụng, ngoại thương ứ huyết, đặc biệt hay được dùng trong phong thấp cảm mạo, các chứng nhức mỏi.
Phương pháp giác hơi chủ yếu tập trung vào vị trí tác động trên điểm, đường, vùng tương ứng đến từng triệu chứng bệnh hoặc thông qua các kinh lạc của tạng phủ đi qua vị trí giác để luận trị bệnh. Phương pháp biện chứng phân loại thành hàn - nhiệt, hư - thực.
Ngày nay, khoa học ghi nhận giác kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền khác điều trị hiệu quả vượt trội trên bệnh nhân herpes zoster, liệt mặt (liệt Bell), ho, hen suyễn, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ, phục hồi sau đột quỵ.
Giác pháp là một loại điều trị chuyên nghiệp, giác chắc chắn không đơn giản như bạn nghĩ, nếu chỉ làm một mình ở nhà, giác hơi, có khả năng gây nguy hiểm nếu không cẩn thận hoặc nếu lạm dụng giác hơi sẽ phản tác dụng làm cơ thể suy yếu, trầm trọng quá trình bệnh.
Lưu ý đối với các nguyên liệu giác ngày nay như tre trúc, thủy tinh, ly sứ có khả năng hâp thụ nhiệt khác nhau, nên tính toán thời gian đốt phù hợp để tạo áp suất cần thiết cũng như không làm quá nóng miệng ống giác.Được dùng trị liệu ngoại khoa ung thũng, đau phong thấp, đau eo lưng, đau đầu, hen suyễn, đau bụng, ngoại thương ứ huyết
Ống giác có miệng tiếp xúc đủ rộng và mịn, để không làm tổn thương vùng da thịt tiếp xúc ống giác. Có thể sử dụng một số chất bôi trơn, chẳng hạn như dầu parafin, thuốc mỡ vaselin thoa lên miệng lọ, để ngăn chặn tổn thương da trong quá trình giác.
Lựa chọn tư thế giác thích hợp cho người được giác để thả lỏng các cơ dễ tác động sâu xuống phần cơ; thoải mái cho người giác để thao tác dễ dàng, thời gian thao tác tỉ lệ nghịch với áp suất lòng ống và hiệu quả của phương pháp; bộc lộ tốt vùng cần giác các bộ phận có nhiều lông không phù hợp cho việc duy trì áp suất lòng giác, vùng cơ ít sẽ làm ống giác khó giữ chặt.
Chống chỉ định: dị ứng da, loét, phù nề và vị trí phân bố mạch máu lớn, các cơn co giật sốt cao, cũng như vùng trước tim, vùng bụng dưới của phụ nữ mang thai.
Những... dấu giác
Các vết hằn nổi sau khi giác hơi (gọi là dấu giác) do áp suất âm trong ống giác kéo và định hình các tổ chức dưới da trong thời gian nhất định. Dấu giác và những trạng thái sau khi giác thường không được chú ý và bỏ qua mặc dù có thể báo hiệu triệu chứng bệnh, góp phần củng cố quá trình biện chứng luận trị theo y học cổ truyền, theo ghi nhận có thể tạm phân thành các nhóm màu sắc, nhóm ung nhọt và nhóm triệu chứng khác như sau:
Nhóm màu sắc: dấu giác thường xuất hiện màu đỏ, đỏ tía hoặc thâm đen, màu sắc phân bố kín hoàn toàn, thành mảng hoặc phát điểm ban trong dấu giác; đau hay ngứa cũng thường xuất hiện, kèm theo các mức độ nhiệt tại vùng giác mà bác sĩ có thể cảm nhận được. Những thay đổi này là những tác dụng điều trị của giác pháp, kéo dài từ một đến vài ngày, điều này vô hình chung gây tâm lý e ngại về mặt phẩm mỹ.
Một số biểu hiện về màu sắc trên bề mặt dấu giác phản ánh trình trạng bệnh theo y học cổ truyền ghi nhận như sau:
Dấu giác tím hoặc thâm đen hoàn toàn là biểu hiện thường thấy khi máu huyết cung cấp không đủ, hành kinh không thông, ứ huyết.
Dấu giác xuất hiện mảng đốm tím thường gặp ở bệnh nhân hàn ngưng huyết ứ,tùy vào vị trí mảng ở trung tâm hay tập trung rìa dấu giác ghi nhận như “hình nhẫn”.
Dấu giác xuất hiện rải rác điểm tím thường gặp khi có khí trệ huyết ứ, cách phân bố có thể tập trung thành đám hoặc phân bố đều theo lỗ chân lông.
Dấu giác có điểm đen phân bố phần rìa dấu giác biểu thị chứng vi hàn hoặc toàn bộ dấu giác chứng tỏ đã cảm thụ phong hàn nặng.
Dấu giác đỏ tươi thường gặp ở chứng âm hư, khí huyết lưỡng hư hoặc âm hư hỏa vượng; màu sắc có thể đậm ở trung tâm nhạt dần ra ngoài hoặc ngược lại, hoặc phân bố đều phản ánh từng tình trạng bệnh khác nhau. Dấu giác màu đỏ thẫm ghi nhận trên bệnh nhân lipit máu cao có nhiệt tà ủng thịnh.Đặc biệt hay được dùng trong phong thấp cảm mạo, các chứng nhức mỏi
Dấu giác xám tro ở trung tâm phần rìa sáng màu hơn vùng da bình thường, chạm vào không ấm (dấu hiệu chỉ phát hiện bằng giác hơi truyền thống nhiệt độ dấu giác thường sẽ cao hơn vùng da bên ngoài do tác động nhiệt trong quá trình đốt ống giác) gặp ở bệnh nhân hư hàn hoặc thấp tà.
Nhóm ung nhọt là những biểu hiện xuất hiện trên bề mặt dấu giác như: mụn nước, phù nề và hơi ẩm, ghi nhận ở bệnh nhân bị thấp thịnh hoặc cảm thụ ẩm thấp thành bệnh. Đôi khi màu sắc của mụn nước có thể giúp bác sĩ khai thác triệu chứng bệnh, mụn nước có máu đỏ hoặc đỏ tía cho thấy phản ứng bệnh lý ở bệnh nhân có chứng thấp kèm huyết ứ.
Nhóm triệu chứng khác: được ghi nhận thông qua cảm nhận của người bệnh sau khi giác: dấu giác ngứa gặp trên bệnh nhân có phong tà hoặc thấp tà, tình trạng ngứa liên tục trong một khoảng thời gian hoặc chạm vào gây ngứa giúp xác định tính chất và vị trí của bệnh. Xuất hiện hơi nước bám vào thành trong ống giác, biểu hiện nhẹ như màng sương hoặc đọng lại thành dòng, hiện tượng này cho thấytạng phủ tương ứng với vị trí giác có thấp khí; người ít vận động, mùa thu cảm nhiễm ngoại thấp, uống bia rượu quá mức, môi trường ở không thông thoáng.
Dấu giác xuất hiện bọt nước kết thành từng đám, có thể nhiễu do ống giác tiếp xúc kém với bề mặt da, nhưng nếu loại trừ được yếu tố này thì dấu bọt nước này chỉ điểm cho thể nội thấp khí trọng, màu sắc của bọt nước quyết định tình trạng bệnh, bọt màu hồng biểu hiện phản ứng của thấp nhiệt độc.
Nói chung, không có sự thay đổi rõ ràng ở những bệnh nhân không mắc bệnh và sự thay đổi này là một ảnh ứng bệnh lý sau khi loại trừ nguyên nhân do sai sót trong kỹ thuật và tai biến y khoa.
Từ khóa » Giác Hơi Bao Lâu Hết Thâm
-
Giác Hơi Bị Thâm Và Những điều Cần Phải Biết - YouMed
-
Phương Pháp Giác Hơi Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Gặp Họa Vì Giác Hơi Sai Cách - Tiền Phong
-
Đã Giác Hơi 2 Tháng Nhưng Sao Vẫn Còn Vết Bầm? - AloBacsi
-
Màu Sắc Dấu Giác Phản ánh Tình Trạng Sức Khỏe Cơ Thể - Nguyên Thái
-
Giác Hơi: Lợi Hay Hại?
-
Hoại Tử Da Nặng Nề Vì đi Giác Hơi Chữa đau Mỏi Vai Gáy - Báo Dân Sinh
-
Cơ Thể đầy Vết Bầm Giác Hơi Của Hàng Loạt VĐV Olympic
-
Tác Dụng Của Giác Hơi Khi Bạn Dùng đúng Cách - Hello Bacsi
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Giác Hơi đúng Cách - VnExpress Sức Khỏe
-
Bí Kíp Tan Máu Bầm đơn Giản - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
[TỔNG HỢP] Bệnh Nóng Gan: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị