Giải Bài 14 Vật Lí 12: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp. - Tech12h
Có thể bạn quan tâm
A. Lý thuyết
I. Các giá trị của cường độ dòng điện và hiệu điện thế tức thời. Giản đồ vecto cho mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
Xét một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp (hình vẽ), giả sử biểu thức dòng điện trong mạch là: $i = I_{0}\cos (wt)$ (A) (được biểu diễn bằng vectơ $\overrightarrow{I}$).
Biểu thức hiệu điện thế ở hai đầu mỗi phần tử là:
$u_{R} = U_{0R}\cos (wt)$ $\Leftrightarrow $ $\overrightarrow{U_{R}}$.
$u_{L} = U_{0R}\cos (wt + \frac{\pi }{2})$ $\Leftrightarrow $ $\overrightarrow{U_{L}}$
$u_{C} = U_{0C}\cos (wt + \frac{\pi }{2})$ $\Leftrightarrow $ $\overrightarrow{U_{C}}$.
Biểu thức hiệu điện thế trong mạch là:$u_{AB} = u_{R} + u_{R} + u_{C} = U_{0}\cos (wt + \varphi )$.
Tại một thời điểm dòng điện trong mạch được coi là dòng một chiều, nên ta có: $U_{AB} = U_{R} + U_{L} +U_{C}$.
Giản đồ vectơ cho mạch có RLC mắc nối tiếp là:
II. Các giá trị của mạch RLC mắc nối tiếp
Hiệu điện thế hiệu dụng: $U_{AB} = \sqrt{U_{R}^{2} + (U_{L} - U_{C})^{2}}$.
Định luật Ôm cho mạch RLC mắc nối tiếp: $I = \frac{U}{\sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}}$
Tổng trở: $Z = \sqrt{R^{2} + (Z_{L} - Z_{C})^{2}}$ ($\Omega $).
$\Rightarrow $ Định luật Ôm: Cường độ hiệu dụng trong một xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng của mạch và tổng trở của mạch:
$I = \frac{U}{Z}$.
Độ lệch pha giữa u và i: $\tan \left | \varphi \right | = \frac{U_{LC}}{U_{R}}$ hay $\tan \varphi = \frac{U_{L} - U_{C}}{U_{R}} = \frac{Z_{L} - Z_{C}}{R}$.
- Nếu $Z_{L} > Z_{C}$ $\Rightarrow $ $\varphi > 0$ thì u sớm pha hơn i một góc $\varphi $.
- Nếu $Z_{L} < Z_{C}$ $\Rightarrow $ $\varphi < 0$ thì u trễ pha howni một góc $\varphi $.
- Nếu $Z_{L} = Z_{C}$ $\Rightarrow $ $\tan \varphi = 0$ $\Rightarrow $ $\varphi = 0$ thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.
Hiện tượng cộng hưởng điện: xảy ra khi $Z_{L} = Z_{C}$, lúc này dòng điện cùng pha với điện áp.
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện, các thông số của mạch như sau:
- Độ lệch pha giữa u và i: $\varphi = 0$ (u, i cùng pha).
- Tần số góc của dòng điện: $Z_{L} = Z_{C}$ $\Rightarrow $ $w.L = \frac{1}{wC}$ $\Rightarrow $ $w = \frac{1}{\sqrt{L.C}}$.
- Tổng trở: Z = R.
- Định luật Ôm: $I = \frac{U}{R}$.
Từ khóa » Bài Tập Mạch Có Rlc Mắc Nối Tiếp
-
Các Dạng Bài Tập Mạch Xoay Chiều RLC Mắc Nối Tiếp Có Lời Giải
-
Giải Vật Lí 12 Bài 14: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp
-
Bài 14. Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp
-
Các Dạng Bài Tập Mạch điện Xoay Chiều R L C Mắc Nối ... - HayHocHoi
-
Giải Bài Tập Vật Lý 12 Bài 14: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp
-
Giải Bài Tập Vật Lí 12 - Bài 14: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp
-
Bài Tập Mạch RLC Mắc Nối Tiếp Trong đề Thi Đại Học Có Giải Chi Tiết
-
Giải Bài Tập SGK Vật Lý 12 Bài 14: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp
-
Vật Lý 12 Bài 14: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp - HOC247
-
Mạch điện Xoay Chiều R,L,C Mắc Nối Tiếp, Giản đồ Frenen
-
Các Dạng Bài Tập Mạch điện Xoay Chiều R L C Mắc ... - Soạn Bài Tập
-
Giải Bài Tập SGK Vật Lý 12 Bài 14: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp
-
Bài Tập Mạch R, L, C Mắc Nối Tiếp Khoa Học Tự Nhiên, Công Nghệ Và ...
-
Giải Bài Tập SGK Bài 14: Mạch Có R, L, C Mắc Nối Tiếp - Vật Lý 12