Giải Bài Tập Công Nghệ 8: Truyền Chuyển động - Bài Kiểm Tra
Có thể bạn quan tâm
I. Tại sao cần truyền chuyển động
Máy hay thiết bị gồm nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận được dặt ở các vị trí khác nhau.
Em hãy quan sát cơ cấu truyền chuyển động của chiếc xe đạp trong hình 29.1 và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi: Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau?
Trả lời: Ta cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau vì các bộ phận của trục giữa và các bộ phận của trục sau ở xa nhau. Muốn xe đi được cần truyền chuyển động ban đầu, dùng chân đạp nhẹ xuống đất để xe chuyển động sau đó đạp vào bàn đạp. Nếu chỉ ngồi lên xe rồi đạp vào bàn đạp cho xe chuyển động thì lực kéo ban đầu của xích rất lớn và xích chóng hỏng.
Câu hỏi: Tại sao số răng của dĩa lại nhiều hơn số răng của líp?
Trả lời: Số răng của đĩa nhiều hơn số răng của líp thì số vòng quay của líp nhiều hơn số vòng quay của đĩa, giúp cho bánh sau quay nhanh, xe sẽ chuyển động nhanh hơn.
II. Bộ truyền chuyển động
Bộ truyền chuyển động được trang bị phục vụ cho việc nghiên cứu kiến thức mới và thực hành của HS. Để dạy-học bài 29 cần chuẩn bị một số TBDH sau (Bộ GD và ĐT cung cấp theo cơ số 7, GV: 1, HS: 6, lớp chia thành 6 nhóm).
A. Chuẩn bị: (cho 1 nhóm)
Số TT | Tên TBDH | Số lượng | Ghi chú |
1 2 3 4 5 6 7 | Bộ truyền động ma sát Bộ truyền động đai: a. Bộ truyền động đai tròn. b. Bộ truyền động đai dẹt. Bộ truyền động bánh răng Bộ truyền động xích Tấm nền Tay quay Sapô vít | 1 1 1 1 1 1 4 | Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2 Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2 Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2 Bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2 Đĩa dẫn 1, đĩa bị dẫn 2 |
B. Trình tự tiến hành
1. Tổ chức:
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Phân TBDH về các nhóm.
2. Tiến hành nghiên cứu
- GV: Hướng dẫn HS tên gọi các chi tiết, lần lượt hướng dẫn cách lắp tùng bộ truyền chuyển động.
- HS: Tiến hành nghiên cứu theo sự hướng dẫn của GV, chỉ cần biết nguyên lí chung, chưa cần xác định các số liệu cụ thể. Để dễ quan sát và nắm được nguyên lí làm việc của các bộ truyền chuyển động, ta có thể tạm quy ước như sau:
Bánh dần 1, dĩa dẫn 1: Đường kính có kích thước lớn.
Bánh bị dẫn 2, dĩa bị dẫn 2: Đường kính có kích thước nhỏ.
a. Truyền động ma sát - truyền động đai.
* Truyền động ma sát:
- Lắp bánh dẫn 1 và bánh bị dẫn 2 vào tấm nền (hình 2.10).
- Lắp tay quay vào sau bánh dẫn 1.
- Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động (quan sát tốc độ của bánh 1 và bánh 2).
* Truyền động đai.
- Truyền động đai dẹt
+ Lắp bánh dẫn 1 và bánh bị dẫn 2 vào tấm nền (hình 2.11).
+ Lắp dai dẹt vào 2 bánh.
+ Lắp tay quay vào sau bánh dẫn 1.
Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động.
- Truyền động đai tròn.
+ Lắp bánh dẫn 1 và bánh bị dẫn 2 vào tấm nền.
+ Lắp đai tròn vào 2 bánh:
+ 2 nhánh đai không chéo nhau (hình 2.12).
+ 2 nhánh đai mắc chéo nhau (hình 2.13).
+ Lắp tay quay vào sau bánh dẫn 1 (hình 2.13).
- Nguyên lí làm việc:
+ Bánh dẫn 1 D1: Đường kính nd(n1): Tốc độ quay (vòng/phút) Tỉ số truyền: | + Bánh bị dẫn 2 D2: Đường kính Nbd(n2): Tốc độ quay (vòng/phút) |
Câu hỏi: Từ hệ thức trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng? Trả lời: Từ hệ thức trên em thấy bánh đai nào có kích thước nhỏ hơn sẽ quay nhanh hơn.
b. Truyền động ăn khớp.
* Truyền động bánh răng.
- Lắp bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2, bánh bị dẫn 3 lên tấm nền (hình 2.14)
- Lắp tay quay vào bánh dẫn 1.
- Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động của bánh răng.
Bánh dẫn 1 | Bánh bị dẫn 2 |
Z1 : Số răng n1: Tốc độ quay (vòng/phút) | Z2: Số răng n2: Tốc độ quay (vòng/phút) |
- Tỉ số truyền:
* Truyền động xích.
- Lắp theo hình bên (hình 2.15).
- Quan sát cấu tạo và cơ cấu truyền chuyển động.
- Tỉ số truyền:
Câu hỏi: Tại sao máy và thiết bị cần truyền chuyển động?
Trả lời: - Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau.
- Tốc độ quay các bộ phận của máy thường khác nhau.
- Cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau của máy.
Câu hỏi: Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyến động quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.
Trả lời: - Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i.
- Công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động:
Câu hỏi: Cho biết ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động?
Trả lời: Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của các bộ truyền chuyển động:
Bộ truyền động đai Truyền động ăn khớp
- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.
- Vận hành êm, không ồn.
- Có thể truyền chuyền động giữa các trục cách xa nhau.
- Kích thước không gọn.
- Do có trượt đai nên không bảo đảm được độ chính xác về tỉ số truyền. - Chế tạo tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao.
- Có nhiều tiếng ồn khi có vận tốc lớn.
- Truyền chuyển động giữa các trục xa nhau.
- Chỉ cần một xích có thể truyền chuyển động từ trục dẫn tới nhiều trục bị dẫn khác nhau.
Bộ truyền động đai | Truyền động ăn khớp |
- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ. - Vận hành êm, không ồn - Có thể chuyển động giữa các trục cách xa nhau. - Kích thước không gọn - Do có trượt đai nên không bảo đảm được độ chính xác về tỉ số truyền. - Ứng dụng vào máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo, ... | - Chế tạo tương đối phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. - Có nhiều tiếng ồn khi có vận tốc lớn - Truyền chuyển động giữa các trục xa nhau. - Chỉ cần một xích có thể truyền chuyển động từ trục dẫn tới nhiều trục bị dẫn khác nhau. - Kích thước nhỏ gọn. - Tỉ số truyền chính xác. - Ứng dụng vào đồng hồ, tuốc năng quạt, hộp số xe máy, máy nông nghiệp, máy công cụ, ... |
Câu hỏi: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Trả lời: Tỉ số truyền:
Trục của đĩa líp sẽ quay nhanh hơn trục của đĩa xích 2,5 lần.
Câu hỏi: Với bộ truyền chuyển động em đang sử dụng, biết bánh dẫn có số răng 38. bánh bị dẫn có số răng 19. Tính tí số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Trả lời: Tỉ số truyền:
Bánh bị dẫn quay nhanh hơn bánh dẫn 2 lần.
Từ khóa » đĩa Líp Là Bánh Dẫn Hay Bánh Bị Dẫn
-
Trong Xe đạp đĩa Líp Là Bánh Bị Dẫn Hay Bánh Dẫn Đĩa Xích Là Bánh ...
-
Trong Xe đạp đĩa Líp Là Bánh Bị Dẫn Hay Bánh Dẫn ...
-
Top 15 đĩa Líp Là Bánh Dẫn Hay Bánh Bị Dẫn
-
Trong Xe đạp đĩa Líp Là Bánh Bị Dẫn Hay Bánh Dẫn Đĩa ... - MTrend
-
Trong Xe đạp đĩa Líp Là Bánh Bị Dẫn Hay Bánh Dẫn Đĩa Xích ... - Rò
-
Chi Tiết đĩa Xích Là đĩa Dẫn Hay Bị Dẫn? Tại Sao? - Hoc24
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 8 - Bài 29. Truyền Chuyển động
-
Bài 29: Truyền Chuyển động
-
Bánh Dẫn Và Bánh Bị Dẫn Cái Nào Quay Nhanh Hơn
-
Bài 29: Truyền Chuyển đông - Tài Liệu Text - 123doc
-
Trong Cơ Cấu Truyền Chuyển động ăn Khớp Của đĩa Xích, đĩa Líp Xe ...
-
Bài Giảng Công Nghệ Lớp 8 - Tiết 27 - Bài 29: Truyền Chuyển Động
-
Bài 29_Truyền Chuyển động - Công Nghệ 8 - Nguyễn Thị Bích Phượng