Giải Bài Tập Hóa 12 Bài 38: Luyện Tập Tính Chất Hóa Học Của Crom ...

Giải bài tập Hóa 12 bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúngGiải bài tập Hóa 12 trang 166Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập Hóa học 12: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng

  • Bài 1 trang 166 SGK Hóa 12
  • Bài 2 trang 166 SGK Hóa 12
  • Bài 3 trang 167 SGK Hóa 12
  • Bài 4 trang 167 SGK Hóa 12
  • Bài 5 trang 167 SGK Hóa 12
  • Bài 6 trang 167 SGK Hóa 12

VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh 12 tham khảo tài liệu Giải bài tập Hóa 12 bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng, chắc chắn bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh rèn luyện giải bài tập Hóa học 12 một cách nhanh và chính xác.

  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
  • Giải bài tập Hóa học 12 bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 166, 167 Hóa học 12

Bài 1 trang 166 SGK Hóa 12

Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.

Đáp án hướng dẫn giải 

Cu + S → CuS

3CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 8NO + 4H2O

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

CuCl2 → Cu +Cl2.

Bài 2 trang 166 SGK Hóa 12

Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.

Đáp án hướng dẫn giải 

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)

Phần không tan là Fe và Cr

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)

Số mol H2 (1) nH2 (1)= 6,72 / 22,4 = 0,3(mol)

Số mol H2 (2), (3) là nH2 = 38,08 / 22,4 = 1,7(mol)

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al

Theo bài ra ta có hệ phương trình

56x + 52y + 27z = 100

x+y=1,7

3z/2 = 0,3

=> x=1,55 y=0,15 z=0,2.

Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :

%mFe = 1,55 x 56 / 100 x 100% = 86,8%

%mCr = 0,15 x 52 / 100 x 100% = 7,8%

%mAl = 0,2 x27 / 100 x 100% = 5,4%

Bài 3 trang 167 SGK Hóa 12

Hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 3,36 lít

Đáp án hướng dẫn giải

Đáp án D.

%Fe = 100% - 43,24% = 56,76%

Khối lượng của Fe là mFe = 14,8 x 56,76 / 100 = 8,4 (g)→ nFe = 8,4 / 56 = 0,15 (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Thể tích khí H2: VH2 = 0,15 x 22,4 = 3,36 (lit)

Bài 4 trang 167 SGK Hóa 12

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?

A. 70%

B. 75%

C. 80%

D. 85%

Đáp án hướng dẫn giải

CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O (1)

Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)

Ta có: nNO = 0,2 mol.

Theo (2): nCu = 3/2nNO = 0,3; nHNO3 = 8/3nNO = 0,8 (mol).

Theo (3): nCuO = 1/2nHNO3 = 1/2(1−0,8) = 0,1

=> nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)

Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.

Bài 5 trang 167 SGK Hóa 12

Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?

A. 9,3 g.

B. 9,4 g.

C. 9,5 g.

D. 9,6 g.

Đáp án hướng dẫn giải

Đáp án D.

Gọi số mol của Fe phản ứng là x (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

x → x (mol)

∆mtăng = mCu - mFe

=> 64x – 56x = 1,2

=> x = 0,15 (mol)

=> mCu­ = 0,15.64 = 9,6 (g)

Bài 6 trang 167 SGK Hóa 12

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?

A. NO2.

B. NO.

C. N2O.

D. NH3.

Đáp án hướng dẫn giải

Đáp án B.

3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + Na2SO4 + 2NO↑ + 4H2O

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho các bạn học sinh trong quá trình trao đổi cũng như cập nhật thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Từ khóa » Hoá Bài 38 Lớp 12