Giải Bài Tập SGK Lịch Sử Lớp 6 Bài 14+ 15: Nước Âu Lạc

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 14+ 15: Nước Âu LạcGiải bài tập Lịch sử lớp 6 bài 14+ 15Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lịch sử lớp 6 bài 14+ 15: Nước Âu Lạc

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 14+ 15: Nước Âu Lạc. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 12: Nước Văn Lang

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội

1. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần diễn ra như thế nào?

- Cuối thế kỷ III TCN, nước Văn Lang không còn yên bình, vua quan không chăm lo việc nước, đời sống nhân dân muôn vàn khó khăn.

- Giữa lúc đó, năm 218 TCN, Vua Tần đánh xuống phương Nam. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần đã kéo đến vùng Bắc Văn Lang. Cuộc kháng chiến bùng nổ

- Do vậy, người Tây Âu và Lạc Việt hợp lại, cử Thục Phán chỉ huy. Người Việt trốn vào rừng, ngày ở yên, đêm ra đánh.

- Kết quả: Năm 209 TCN, Người Việt đánh tan quân Tần, giết chết Hiệu úy Đồ Thư, quân Tần rút về nước.

Nước Âu Lạc

2. Nước Âu Lạc ra đời

- Năm 207 TCN, Thực Phán hợp nhất đất đai Tây Âu và Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa – Đông Anh - Hà Nội ngày nay)

- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi, đứng đầu là An Dương Vương, giúp vua có Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Làng, chạ vẫn do Bộ chính cai quản

=> Nhìn chung, bộ máy nhà nước thời An Dương Vương đã chặt chẽ hơn, quyền lực nhà vua cũng cao hơn.

3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi?- Nước ta cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ đáng kể.

+ Nông nghiệp: Lưỡi cày đồng dùng phổ biến, lúa gạo, rau, củ,... nhiều hơn, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển.

+ Thủ công nghiệp: Đồ gốm, dệt vải phát triển, đặc biệt là ngành xây dựng và luyện kim. Giáo, mác, mũi tên đồng, cuốc sắt,...được sử dụng ngày càng nhiều

Nước Âu Lạc

Lưỡi cày đồng hình trái tim được phát hiện tại Cổ Loa (Hà Nội)

+ Xã hội: Dân số tăng, phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1.Tình hình nhà nước Văn Lang như thế nào trước khi bị quân Tần đem quân xâm lược?

Trả lời:

Vào cuối thế kỉ III TCN, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước. Vua không lo sửa sang võ thị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhà nước Văn Lang suy yếu.

2. Khi quân Tần tấn công xâm lược vùng Bắc Văn Lang, những ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược?

Trả lời:

Khi quân Tần tấn công xâm lược vùng Bắc Văn Lang, người Tây Âu và Lạc Việt đã cùng nhau chống lại cuộc tấn công của quân Tần.

3. Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Lợi dụng cơ hội Văn Lang suy yếu, nhà Tần tiến hành xâm lược đất nước Văn Lang của người Tây Âu và Lạc Việt. Nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng giặc đã đoàn kết để tự vệ, bầu người giỏi là Thục Phán làm thủ lĩnh cuộc kháng chiến. Họ cùng nhau trốn vào rừng, ban ngày trốn, ban đêm ra đánh giặc.

- Họ đã duy trì cuộc chiến đấu đó trong suốt 6 năm ( 214 TCN - 208 TCN), khiến quân Tần lâm vào tình trạng khốn đốn "tiến thoái lưỡng nan", phải rút quân. Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt hoàn toàn thắng lợi.

4. Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu - Lạc Việt?

Trả lời:

Người Tây Âu - Lạc Việt chiến đấu rất dũng cảm, bền bỉ, mưu trí, biết dựa vào địa thế rừng núi, ngày ở yên "ngày ẩn", đêm đánh quân Tần "đêm hiện", đánh lâu dài với giặc khiến chúng gặp nhiều khó khăn, chán nản, mất hết ý chí xâm lược nên phải rút quân.

5. Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt thắng lợi?

Trả lời:

Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt thắng lợi:

- Tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm, kiên trì của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt

- Sự lãnh đạo tài giỏi của Thục Phán với lối đánh du kích lâu dài "ngày ẩn, đêm hiện"

6. Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc?

Trả lời:

Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc vì:

- Nhân dân Tây Âu - Lạc Việt là hai bộ lạc sống gần nhau, có chung trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và họ đã đoàn kết với nhau để chống lại quân Tần bảo vệ lãnh thổ.

- Đồng thời để có sự kết hợp ý nghĩa lớn tên gọi của hai bộ lạc Tây Âu - Lạc Việt nên Thục Phán đặt tên nước là ÂU LẠC.

7. Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Vào cuối thế kỉ III TCN, nhà nước Văn Lang suy yếu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Quân Tần đem quân sang xâm lược. Thục Phán đã lãnh đạo nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chiến đấu đánh tan quân xâm lược Tần.

- Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi, năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và hợp nhất hai vùng đất của của người Tây Âu - Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê (Vùng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)

8. Vì sao An Dương Vương chọn Phong Khê làm đất đóng đô?

Trả lời:

An Dương Vương chọn Phong Khê làm đất đóng đô vì đây là vùng đất có vị trí trung tâm đất nước, dân cư đông đúc, gần các con sông lớn, thuận tiện cho việc đi lại.

>> Xem thêm: Tập bản đồ Lịch sử lớp 6 bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)

9. Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương. Em có nhận xét gì về vai trò của nhà nước thời này?

Trả lời:

Nước Âu Lạc

* Nhận xét: Quyền hành của nhà nước thời kì này đã cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền hơn trong việc trị nước.

10. Từ khi nước Văn Lang thành lập cho đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỉ?

Trả lời:

Từ khi nước Văn Lang thành lập cho đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua hơn bốn thế kỉ (thế kỉ VII TCN đến năm 207 TCN)

11. Quan sát hình 39 (SGK trang 42), em có nhận xét gì về hình dáng của lưỡi cày đồng Cổ Loa so với trước?

Trả lời:

- Lưỡi cày đồng Cổ Loa được gọi với nhiều tên khác nhau: Lưỡi cày hình trái tim, hình bầu dục, hình lá trầu. Lưỡi cày có độ dài 24,8cm, rộng 18,9cm, có họng để tra cán bằng gỗ (Hoặc bằng tre). Lưỡi cày đồng Cổ Loa không chỉ dùng để cày mà còn có thể sử dụng như lưỡi cuốc hoặc xẻng

12. Sự xuất hiện của lưỡi cày đồng Cổ Loa nói lên điều gì?

Trả lời:

Sự xuất hiện của lưỡi cày đồng Cổ Loa là một biểu hiện tiến bộ lớn trong kĩ thuật chế tác công cụ sản xuất nông nghiệp của cư dân Âu Lạc, góp phần đưa năng suất lao động tăng lên, diện tích nông nghiệp được mở rộng.

13. Em có nhận xét gì về hình dáng của mũi tên đồng Cổ Loa hình 40 (SGK trang 42), so với mũi giáo đồng Đông Sơn?

Trả lời:

Nhìn vào ảnh, chúng ta thấy mũi tên đồng Cổ Loa có kiểu dáng rất độc đáo. Phần lớn các mũi tên dài từ 6-11cm, có hai hay ba ngạnh, nhọn, sắc như hình múi khế, lại có chuôi để cắm vào thân tên bằng tre. Trong số các tên đồng Cổ Loa, có những chiếc ở đầu mũi có lỗ thủng, có lẽ là để buộc thêm mồi lửa làm thành thứ "tên lửa", "hỏa tiễn" để đánh giặc.

14. Em hãy cho biết nước ta thời Âu Lạc có gì thay đổi?

Trả lời:

- Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, rau củ...ngày một nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.

- Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền....đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.

15. Theo em, tại sao nước ta cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc lại có sự tiến bộ đáng kể?

Trả lời:

Đất nước cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc có những tiến bộ đáng kể là do:

- Nghề luyện kim phát triển

- Tinh thần vươn lên, chịu khó, cần cù của nhân dân trong lao động sản xuất và ý thức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

16. Lập bảng thống kê so sánh sự tiến bộ về kinh tế thời Âu Lạc và thời Văn Lang ?

Trả lời:

Nội dung so sánh

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Công cụ sản xuất nông nghiệp

Sử dụng lưỡi cày đồng

Lưỡi cày đồng được cải tiến và dùng phổ biến

Sản xuất nông nghiệp

Lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ

Lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ ngày một nhiều hơn

Các nghề thủ công

Nghề gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền, luyện kim

Nghề gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim phát triển hơn

Từ khóa » Soạn Sử Lớp 6 Bài 14