Giải Bài Tập Sinh Học 10 - Bài 10: Tế Bào Nhân Thực (tiếp Theo)
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Sinh Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
- Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10
Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 10 trang 46: Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó?
Trả lời:
Trên màng sinh chất có các gai glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các tế bào có thể nhận ra các tế bào lạ khi được ghép vào và đào thải chúng.
Câu 1 trang 46 Sinh học 10: Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào.
Trả lời:
– Cấu trúc khung xương tế bào: Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ông, vi sợi và vi trung gian. Sợi trung gian là các sợi prôtêin đặc và cũng được cấu tạo từ các đơn phân.
– Chức năng: Khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và nó tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và còn giúp tế bào di chuyển.
Câu 2 trang 46 Sinh học 10: Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
Trả lời:
– Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
– Chức năng của màng sinh chất:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.
+ Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.
+ Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
Câu 3 trang 46 Sinh học 10: Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn.
Trả lời:
Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.
– Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.
– Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
Câu 4 trang 46 Sinh học 10: Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.
Trả lời:
– Cấu trúc của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào của tế bào người và động vật bao bên ngoài màng sinh chất. Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
– Chức năng của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1072
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Glycoprotein Trên Màng Sinh Chất Có Vai Trò
-
Glycoprotein Trên Màng Sinh Chất Có Vai Trò:
-
Glycoprotein Là Gì Và Chúng Làm Gì
-
Glycoprotein Là Gì? Tác Dụng Của Glyprotein Trong Nấm Lim Xanh
-
Màng Tế Bào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Glycoprotein – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Bài Tập Sinh 10 - Bài 10: Tế Bào Nhân Thực (Tiếp Theo)
-
Màng Sinh Chất Có Vai Trò:
-
Vai Trò Của Protein Trên Màng Sinh Chất - Mua Trâu
-
Vai Trò Của Màng Sinh Học Trong Các Bệnh Nhiễm Khuẩn Răng Miệng
-
Vai Trò Của Các Protein Trên Màng Sinh Chất. - Selfomy Hỏi Đáp
-
Màng Sinh Chất (màng Tế Bào) | SGK Sinh Lớp 10
-
Thành Phần Tham Gia Vào Cấu Trúc Màng Sinh Chất Của Tế Bào Là
-
Các Tế Bào Nhận Biết Nhau Bằng Các “dấu Chuẩn” Có Trên Màng Sinh ...
-
Đề + Đáp án Thi HSG Môn Sinh Học Lớp 10 - Chuyên Thái Nguyên