Vai Trò Của Protein Trên Màng Sinh Chất - Mua Trâu

a) Cấu trúc của màng sinh chất, b) Chức năng của màng sinh chất.

Nội dung chính Show
  • 1. Giúp tăng trưởng và duy trì các mô
  • 2. Protein hỗ trợ truyền tín hiệu giữa các tế bào
  • 3. Tạo phản ứng sinh hóa
  • 4. Giúp định hình cấu trúc mô tế bào
  • 5. Duy trì độ pH
  • 6. Tăng cường miễn dịch
  • 7. Vận chuyển các chất dinh dưỡng
  • 8. Giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng

a) Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972,Singơ(Singer) và Nicolson (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào (hình 10.2). 

Hình 10.2. Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động

b) Chức năng của màng sinh chất

Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có các chức năng chính sau đây :

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc : Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chi cho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói càng sinh chất có tính bán thấm.- Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài và đưa ra vững đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). 

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Protein được tạo thành từ các axit amin và đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Chất dinh dưỡng này gần như tham gia vào hầu hết các chức năng của tế bào. Vậy Protein có những vai trò gì đối với cơ thể chúng ta? Mời bạn cùng tìm hiểm trong bài viết dưới đây.

1. Giúp tăng trưởng và duy trì các mô

Protein rất cần thiết trong quá trình tăng trưởng và duy trì các mô. Nhưng dưỡng chất này có thể thay đổi trạng thái liên tục. Thông thường, để xây dựng và sửa chữa các mô, cơ thể sẽ phá vỡ một lượng protein nhất định. Nhưng trong một vài trường hợp lượng chất này sẽ cần nhiều hơn mức bình thường.

Vai trò của protein trên màng sinh chất Protein có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể

Cụ thể, những người lớn tuổi, hay vận động viên thể thao, những người có bệnh, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những trường hợp sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương cũng cần phải bổ sung protein nhiều hơn người bình thường.

2. Protein hỗ trợ truyền tín hiệu giữa các tế bào

Protein cũng đóng vai trò là kích thích tố, có nhiệm vụ hỗ trợ các giao tiếp giữa các mô với cơ quan và hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào. Cụ thể, các mô hoặc các tuyến nội tiết tạo ra nội tiết tố. Tiếp đó nội tiết tố (hormone) sẽ được vận chuyển theo đường máu đến các mô và liên kết với những protein trên bề mặt tế bào.

3. Tạo phản ứng sinh hóa

Protein cũng có nhiệm vụ tạo ra các enzyme, cùng tham gia hỗ trợ hàng nghìn phản ứng sinh hóa được diễn ra bên trong và bên ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với những phân tử bên trong tế bào được gọi là chất nền, để thúc đẩy những phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất được diễn ra trong cơ thể.

Vai trò của protein trên màng sinh chất Bổ sung protein bằng Whey protein

4. Giúp định hình cấu trúc mô tế bào

Một số protein có cấu trúc dạng sợi có chức năng tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Chẳng hạn như:

  • Keratin: Là một dạng protein có trong da, tóc và móng tay.

  • Collagen: Là cấu trúc protein nhiều nhất trong cơ thể, có vai trò góp phần cấu tạo nên da, gân, xương và dây chằng.

  • Elastin: Là dạng linh hoạt hơn collagen gấp vài trăm lần. Nó có tác dụng tăng độ đàn hồi giúp cho nhiều mô trong cơ thể dù đã bị kéo dãn hoặc co bóp vẫn có thể trở về trạng thái ban đầu, ví dụ như tử cung hay phổi và các động mạch.

5. Duy trì độ pH

Bên cạnh những vai trò quan trọng nói trên, protein cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh nồng độ pH (axit và bazơ) trong máu cũng như một số chất dịch cơ thể khác. Duy trì phạm vi pH ở mức bình thường là một điều rất quan trọng vì ngay cả một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong.

Vận động viên có thể cần bổ sung nhiều protein hơn người bình thường

6. Tăng cường miễn dịch

Protein cũng là một thành phần giúp hình thành các kháng thể, để bảo vệ cơ thể và chống lại nhiễm trùng. Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các tế bào, chúng có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng cho cơ thể chúng ta. Kháng thể có vai trò tiêu diệt vi khuẩn và virus để bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ này.

7. Vận chuyển các chất dinh dưỡng

Protein sẽ theo dòng máu vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiệm vụ lưu trữ, chẳng hạn như ferritin có khả năng dự trữ sắt trong cơ thể hay casein - một loại protein có nhiều trong sữa, giúp trẻ sơ sinh phát triển một cách toàn diện hơn.

8. Giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng

Đây là vai trò rất quan trọng của loại dưỡng chất này. Protein có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, khi tiêu thụ protein, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, sung sức hơn. Ngược lại, cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải nếu thiếu đi dưỡng chất này.

Vai trò của protein trên màng sinh chất Xét nghiệm protein để đánh giá tình trạng sức khỏe

Thông thường, mỗi gram Protein có chứa khoảng 4 calo. Chất béo được đánh giá là cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng nhất, cụ thể 1 gram chất béo có thể cung cấp 9 calo. Nhưng protein mới là chất dinh dưỡng quan trọng và cuối cùng mà cơ thể muốn tiêu thụ để làm năng lượng. Vì protein còn có nhiều vai trò quan trọng và tham gia vào các chức năng khác trên khắp cơ thể.

Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và nếu hàm lượng này có sự thay đổi bất thường cũng có thể dẫn khiến cơ thể sinh bệnh. Để đánh giá chính xác được lượng protein trong cơ thể, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu và nước tiểu.

Đây là xét nghiệm rất đơn giản, không tốn nhiều chi phí và rất hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Những trường hợp mắc bệnh về thận, gan và những bệnh về đường tiêu hóa nên thường xuyên thực hiện xét nghiệm này để theo dõi cũng như kiểm soát tình trạng sức khỏe và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Những đối tượng nên đo nồng độ protein trong cơ thể là:

  • Người thường xuyên chán ăn, cảm giác ăn không ngon, sút cân bất thường, không rõ nguyên nhân.

  • Người luôn cảm thấy thiếu năng lượng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

  • Cơ thể bị phù, sưng.

  • Gặp khó khăn khi đi tiểu.

  • Những người có bệnh lý về thận.

  • Những người bị suy dinh dưỡng.

Trên đây là những thông tin về Protein cũng như vai trò quan trọng của nó đối với cơ thể chúng ta. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc nằm trong nhóm đối tượng cần phải kiểm tra lượng Protein trong cơ thể, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín tại Hà Nội. Bệnh viện luôn nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ thăm khám và điều trị. Ngoài cơ sở vật chất quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, chúng tôi còn có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và luôn sẵn sàng tư vấn và điều trị bệnh tận tâm.

Các gói khám của bệnh viện được thiết kế để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau với mức chi phí vô cùng hợp lý. Chính vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

40Chương 4 Các protein màng 4.1 Protein màng thực hiện hầu hết các quá trình sinh học ở màng Như đã thấy rõ đặc tính của màng sinh chất là luôn luôn chứa đựng các phân tử protein. Do đó các protein màng chịu trách nhiệm thực hiện hầu hết các quá trình động học mà màng tế bào đảm nhiệm. Các lipid màng hình thành nên một hàng rào thấm chọn lọc đã tạo nên các khoang được bao bởi màng, trong khi đó các protein đặc biệt làm trung gian cho hầu hết các chức năng khác của màng. Lipid màng đã tạo ra môi trường thích hợp cho hoạt động của các protein. Các màng khác nhau về thành phần protein của chúng. Myelin, một màng đóng vai trò như vỏ cách điện quanh các sợi thần kinh nhất định có hàm lượng protein thấp (18%). Ngược lại, hầu hết màng sinh chất của các tế bào khác có hoạt tính hơn nhiều. Chúng chứa nhiều bơm, cổng và các thụ thể cùng các enzyme. Thành phần protein trong các màng này thường chiếm 50%. Các màng tham gia vào sự chuyển hoá năng lượng như là màng trong của ty thể và lục lạp có tỷ lệ protein cao nhất, thường là 75%. Có hai loại protein chính trên màng đó là: (1) protein xuyên màng hay protein cài màng. Chúng xuyên qua lớp kép lipid của màng và như vậy chỉ được lấy ra khi đã phá vỡ lớp kép lipid. Nhiều protein trong số chúng là các glycoprotein, chứa các gốc đường nhô ra phía môi trường. Các protein này thường tạo thành các phức hệ protein và có nhiều tiểu đơn vị. Chúng là các enzyme, các thụ thể, chất vận chuyển, chất liên lạc và chất dính kết. Chúng có hai loại sau: Protein xuyên màng một lần hoặc nhiều lần. Chúng có các phần nằm trong màng chứa các trình tự xoắn alpha gồm 20 đến 25 acid amin kỵ nước. Các đoạn trình tự bao gồm các acid amin ưa nước phân tách các đoạn trình tự kỵ nước. Các trình tự ưa nước có xu hướng nhô ra hai phía của màng, tiếp xúc với môi trường nước ở trong tế bào chất và môi trường ngoài. Protein xuyên màng được liên kết cộng hoá trị với các phân tử phospholipid hay glycolipid của màng nên còn được gọi là các protein liên kết với lipid màng. Chúng có diện tích tiếp xúc lớn với môi trường ở hai phía của màng. (2) Các protein ngoại biên, không xuyên qua màng. Chúng cũng không có các liên kết cộng hoá trị với các thành phần của màng. Ngược lại, chúng hình thành các liên kết ion với các cấu trúc màng. Chúng có thể được tách ra khỏi màng dễ dàng bằng cách đưa về pH thích hợp mà không phá vỡ tính nguyên vẹn của màng. Chúng nằm về cả hai phía của màng và cũng thường liên kết với các phần không phải là cấu trúc màng. 4.2 Protein xuyên màng (intrinsic protein) Các protein này nằm xuyên qua chiều dày của màng và liên kết rất chặt chẽ với lớp kép lipid qua chuỗi acid béo. Có loại protein xuyên qua màng một lần, ví dụ như glycophorin (màng hồng cầu) hoặc xuyên màng nhiều lần như bacterioRhodopsin (màng vi 41khuẩn) xuyên qua màng bảy lần. Phần protein nằm trong màng là kị nước và liên kết với đuôi kị nước của lớp kép lipid. Các đầu của phân tử protein thò ra phía bề mặt ngoài và bề mặt trong của màng là ưa nước và có thể là các tận cùng nhóm amin hoặc cacboxyl. Các protein xuyên màng thường liên kết với hydratcacbon tạo nên các glycoprotein nằm ở phía ngoài của màng. Ví dụ: Glycophorin là protein xuyên màng một lần tìm thấy ở màng hồng cầu có cấu tạo gồm 131 acid amin. Phần ưa nước là đầu tận cùng amin, nằm ở phía ngoài màng và liên kết với gluxit (hydratcarbon) chứa đến mười sáu mạch bên oligosacarid. Nhiều protein xuyên màng một lần đã được tách chiết và nghiên cứu, một số lớn có vai trò thụ thể (protein kinase đặc trưng cho tyrosin, thụ thể insulin, nhân tố sinh trưởng biểu bì...) Protein “băng 3” tìm thấy trong màng hồng cầu là một protein xuyên màng mười hai lần, các phần xuyên qua lớp kép lipid bằng các chuỗi xoắn anpha. Protein này bao gồm 930 acid amin và có vai trò rất quan trọng trong chức năng vận chuyển O2 và CO2 của hồng cầu. 4.3 Protein bề mặt màng (peripheric protein) Các protein này thường liên kết với lớp lipid kép thông qua liên kết cộng hoá trị với một phân tử photpholipid và nằm ở bề mặt ngoài màng sinh chất hoặc bề mặt trong của màng (phía cytosol). Các protein bề mặt ngoài màng thường liên kết với gluxit cộng hoá trị tạo nên các glycoprotein, còn protein bề mặt trong màng phía tế bào chất thường liên kết với các protein tế bào chất như ankyrin và qua ankyrin liên hệ với bộ khung tế bào (Cytoskeleton) tạo ra hệ thống neo màng và điều chỉnh hình dạng tế bào. Các protein xuyên màng tương tác chặt chẽ với các chuỗi lipid màng, và vì vậy chúng chỉ có thể bị phân tách bởi các tác nhân phù hợp với các tương tác không phân cực này. Trái lại, các protein rìa màng liên kết với màng chủ yếu qua các liên kết tĩnh điện và các liên kết hydro. Các tương tác phân cực này có thể vị phá vỡ bởi dung dịch muối hay sự thay đổi pH. Nhiều protein bề mặt màng liên kết với bề mặt của các protein xuyên màng, các protein khác neo vào lớp kép lipid bởi một liên kết cộng hoá trị với chuỗi kị nước, như một acid béo chẳng hạn. 4.4 Vai trò của các protein màng Protein trong màng sinh chất chiếm 25 - 75% (trung bình 50%) khối lượng màng. Tuỳ thuộc vào dạng tế bào mà hàm lượng và bản chất các protein có thể khác nhau và thực hiện các chức năng rất đa dạng và phong phú. Đó là các chức năng: cấu trúc, enzym, vận chuyển chất qua màng, thụ thể màng, thu nhận thông tin, ức chế tiếp xúc, miễn dịch,... Có thể nói phần lớn các chức năng sinh học của màng được thực hiện bởi các protein màng. Một số chức năng sinh học điển hình của các protein màng có thể được liệt kê như sau: − Chức năng cấu trúc: Tham gia vào thành phần cấu trúc của màng (cùng với phospholipid). Trong khi photpholipid tạo nên tính linh hoạt, dễ thay đổi hình dạng của màng thì protein lại giúp cho màng có được tính ổn định tương đối. − Chức năng vận chuyển vật chất qua màng: Phần lớn các protein màng đóng vai trò là các kênh vận chuyển vật chất giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, có thể là kênh vận chuyển thụ động (các lỗ protein vận chuyển nước) hoặc 42kênh vận chuyển chủ động (còn gọi là các bơm ion như: bơm Ca2+, bơm Na+, bơm proton,...). − Chức năng thu nhận và truyền tín hiệu giữa các tế bào và trong nội bộ tế bào: Chức năng này thường do các glicoprotein đảm nhiệm hoặc một số loại đặc biệt như protein G, Rhodopsin của màng võng mạc. − Chức năng miễn dịch: protein màng đóng vai trò là các kháng nguyên bề mặt (CD) và thụ thể (receptor) tế bào, tham gia vào quá trình miễn dịch. − Hình thành các phức hệ enzym tham gia vào các phản ứng hoá sinh của tế bào (ví dụ: phức hệ Cytochrom oxidase trong chuỗi truyền điện tử hô hấp định vị ở màng trong ti thể, phức hệ thu nhận ánh sáng định vị ở màng trong của lục lạp có chức năng vận chuyển điện tử từ các phân tử chlorophyl tới các trung tâm quang hoá). − Đóng vai trò là các protein dung hợp màng. − Liên kết với bộ khung của tế bào, giúp tế bào có được hình dạng bền vững và ổn định. Vì protein màng thực hiện phần lớn các hoạt động của màng cũng như của tế bào nên từ lâu nó đã được coi là đích điều trị bệnh lý tưởng trong y dược học. Bằng việc thay đổi hoạt tính của một protein màng, một tác nhân dược học có thể ảnh hưởng tới sinh lý bên trong của tế bào mà không cần phải được hấp thụ vào bên trong. Thực chất, tầm quan trọng của các protein màng với vai trò là các đích tác dụng có thể được minh chứng bởi cơ chế tác dụng của phần lớn các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay. 4.5 Cấu trúc và tính chất của các protein xuyên màng Giống như các loại protein thông thường khác, protein màng cũng có các bậc cấu trúc: cấu trúc bậc một, bậc hai, bậc ba và bậc bốn. Protein màng có cả hai loại hình cầu và hình sợi. Các phân tử protein nhô ra phía ngoài màng thường liên kết với các phân tử gluxit tạo thành các glycoprotein. Các glycoprotein này đóng vai trò là các kênh truyền tín hiệu qua màng giữa tế bào này với tế bào khác hoặc trong nội bộ tế bào. 43 Hình 4.1 Sơ đồ trình tự sắp xếp cấu trúc các acid amin của protein xuyên màng glycophorin A xuyên qua màng hồng cầu 1 lần (A) và phổ điện di gel SDS-polyacrylamide của protein màng hồng cầu được nhuộm bằng Coomassie blue (theo V.Marchesi-1995) Những protein nằm xuyên qua lớp kép lipid có trình tự acid amin rất đặc trưng: đó là tỷ lệ cao của các acid amin kị nước (Val, Leu, Ile, Ala, Met, Trp, Phe, Pro). Khi nghiên cứu cấu trúc protein màng người ta cũng thường dựa vào tính chất này để từ trình tự acid amin có thể suy ra số lượng các khu vực (domain) xuyên màng. Cấu trúc không gian của protein xuyên màng được đặc trưng bởi xoắn α. Một số protein xuyên màng cũng có cấu trúc gấp nếp β và thường đóng vai trò là các kênh vận chuyển nước vào và ra khỏi tế bào. Bên trong cấu trúc gấp nếp β thường là các gốc ưa nước và bên ngoài là các gốc kị nước (liên kết với đuôi kị nước của phospholipid). Trái lại, xoắn α xuyên màng thường không có các khu vực (domain) ưa nước. Nhìn chung các xoắn α xuyên màng chỉ chứa rất ít các acid amin ưa nước (khoảng 20%). Các protein xuyên màng bằng xoắn α là những thành phần quan trọng của các màng sinh học và thực hiện phần lớn các hoạt động chức năng của màng. Một số protein màng cài vào lớp kép lipid sau khi đã cuộn xoắn trong môi trường nước. Tuy nhiên phần lớn các protein lại cần có lớp kép lipid rồi mới cuộn xoắn. Sau khi xuyên qua màng, các chuỗi polypeptid sẽ hoạt động độc lập hoặc liên kết với các protein khác của màng để hình thành nên các phức hệ hoạt động chức năng (ví dụ: phức hệ TCR, BCR, phức hệ truyền điện tử trong hô hấp và quang hợp,...). Tính chất nổi bật của các protein màng là tính linh động. Các phân tử protein có khả năng chuyển động quay xung quanh vị trí của nó và chuyển dịch trong màng. Bình thường các phân tử protein phân bố ít nhiều đồng đều, nhưng khi có sự thay đổi nào đó của môi trường (ví dụ: hạ thấp độ pH, sự kích thích của các kháng thể, các tín hiệu của hormon hoặc các cấu tử gắn ligand v.v…) thì các phân tử protein sẽ di chuyển tạo nên những tập hợp. Tuy nhiên điều đặc biệt là các protein chỉ quay xung quanh vị trí của nó và không bao giờ quay từ mặt này sang mặt kia của màng. Tính linh động của các protein màng khác nhau một cách rõ rệt. Một số protein linh động gần bằng lipid trong khi một số khác hầu như không linh động. Ví dụ: protein thụ cảm ánh sáng - Rhodopsin trên màng tế bào võng mạc là một protein rất linh động. Hệ số khuếch tán của nó vào khoảng 0,4 micromet/s. Sự di chuyển nhanh chóng của Rhodopsin rất cần thiết để có được những tín hiệu một cách kịp thời. Một loại protein khác là 44Fibronectin, một glycoprotein ngoại vi liên kết với dịch ngoại bào, hệ số D của nó nhỏ hơn 10-4 micromet/s. Fibronectin có tính linh động thấp vì nó neo vào các sợi actin ở mặt bên kia của màng sinh chất thông qua Integrin. Protein xuyên màng này liên kết dịch ngoại bào với bộ khung của tế bào. 4.6 Protein bộ khung tế bào Yếu tố có bản chất protein quan trọng khác của tế bào nhân chuẩn (tế bào eukaryota) giúp cho các tế bào xác định được hình dáng hoặc tạo nên một bộ khung tế bào (Cytoskeleton) bao gồm nhiều loại protein. Đó là các protein sợi (protein filaments), một cấu trúc gồm nhiều loại protein nằm ở bên dưới màng sinh chất tế bào. Các protein khung tế bào có thể nhận được nhờ hòa tan màng tế bào bằng một chất tẩy rửa không chứa ion (non - ionic detergent) có tên là triton X100. Cấu trúc protein khung tế bào này phổ biến lan tràn ở bên trong nhiều loại tế bào eukaryota, là một cấu trúc giàn giáo như ở tế bào hồng cầu. Trong nhiều tế bào, bộ khung tế bào bao gồm các sợi actin, các protein sợi vi ống (microtubule) gồm các protein ống (tubulin), các sợi trung gian như desmin, vimentin và các loại protein liên kết với actin. Tuy nhiên, bộ khung tế bào hồng cầu không chứa tubulin hoặc vimentin mà chỉ gồm actin, protein băng 4.1 và một số lượng lớn các protein liên kết với actin gọi là spectrin, chiếm 75% khối lượng của các protein bộ khung tế bào hồng cầu. Spectrin là một loại phân tử có cấu hình kéo dài có tính hơi acid, mềm dẻo bao gồm hai chuỗi polypeptid là băng 1 (hoặc chuỗi α khối lượng 240.000Da) và băng 2 (hoặc chuỗi β khối lượng 220.000 Da). Spectrin có mặt duy nhất ở tế bào hồng cầu, nhưng có đặc điểm giống nhau về cấu trúc và chức năng như đối với protein liên kết với actin, được gọi là filamin có mặt ở hàng loạt tế bào nhân chuẩn. Các phân tử Spectrin nối đầu với nhau tạo các cầu nối tetra (α - β)2. Về phần mình các spectrin được liên kết với nhau qua các sợi protein actin và các protein băng 4.1 để hình thành một mạng lưới liên kết linh động và lỏng lẻo. Điều quan trọng là các spectrin lại được liên kết với màng sinh chất qua một loại protein khác có tên là ankyrin (khối lượng phân tử 200.000 Da). Ankyrin gắn với một protein xuyên màng có khả năng đặc hiệu vận chuyển các anion được gọi là protein band – 3 (khối lượng phân tử 93.000 Da). Người ta tính được cứ khoảng một phân tử ankyrin có từ 4 đến 7 phân tử protein band – 3. Sự sắp xếp của bộ khung tế bào được trình bày ở sơ đồ (hình 4.2).

Từ khóa » Glycoprotein Trên Màng Sinh Chất Có Vai Trò