Giải Bài Tập Trang 166 SGK Vật Lý Lớp 11: Khúc Xạ ánh Sáng

Giải bài tập trang 166 SGK Vật lý lớp 11: Khúc xạ ánh sángGiải bài tập môn Vật lý lớp 11Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Giải bài tập Vật lý lớp 11: Khúc xạ ánh sáng

  • A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
  • B. CÂU HỐI VẬN DỤNG
  • C. CÂU HỎI - BÀI TẬP

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập trang 166 SGK Vật lý lớp 11: Khúc xạ ánh sáng với câu hỏi cơ bản và cách hướng dẫn giải bài tập sẽ giúp các em học sinh học tập hiệu quả hơn. Mời các bạn và thầy cô tham khảo chi tiết tại đây.

  • Giải bài tập trang 147 SGK Vật lý lớp 11: Từ thông và cảm ứng điện từ
  • Giải bài tập trang 152 SGK Vật lý lớp 11: Suất điện động cảm ứng
  • Giải bài tập trang 157 SGK Vật lý lớp 11: Tự cảm

Giải bài tập trang 166 SGK Vật lý lớp 11: Khúc xạ ánh sáng vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp nội dung tóm tắt kiến thức cần nắm vững của bài, lời giải bài tập vận dụng và lời giải câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa môn Vật lý lớp 11 bài khúc xạ ánh sáng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Khúc xạ ánh sáng

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Là một hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

2. Định luật khác xạ ánh sáng

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phăng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

Giải bài tập Vật lý lớp 11

- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi (sini / sinr) = hằng số

II. Chiết suất của môi trường

1. Chiết suất tỉ đối

Chiết suất tỉ đôi của môi trường (2) chứa tia khúc xạ đối với môi trường (1) (chứa tia tới) được tính bằng công thức: n21 = sini / sinr

sinr

* Nếu n21 > 1 thì r < i. Tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta bảo môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)

* Nếu n21 < 1 thì r > i. Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Ta bảo môi trường (2) chiết quang kém hơn môi trường (1).

2. Chiết suất tuyệt đối

Chiết suất tuyệt đôi của một môi trường là chiết suất tỉ đôi của môi trường đó đôi với chân không. Chiết suất tuyệt đôi thường được gọi tắt là chiết suất.

Mọi môi trường trong suốt đều có chiết suất tuyệt đôi lớn hơn 1.

3. Công thức liên hệ giữa chiết suất tỉ dối và chiết suất tuyệt dôi của 2 môi trường trong suốt

n21 = n2 / n1

Trong đó:

n21 là chiết suất của môi trường (2) đôi với môi trường (1)

n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2)

n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1)

Vậy công thức của định luật khúc xạ ánh sáng có thể viết theo dạng đôi xứng: n1sini = n2sinr

4. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng

“Nếu ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó” Từ tính thuận nghịch, ta có: n12 = 1/n21

B. CÂU HỐI VẬN DỤNG

C1. Viết công thức của định luật khúc xạ với các góc nhỏ (< 10°)

Hướng dẫn

Ta có công thức: n1sini = n2sinr

Với các góc nhỏ thì i ≈ sini và r ≈ sinr Công thức trở thành: n1.i = n2.r

C2. Áp dụng định luật khúc xạ cho trường hợp i = 0°.

Kết luận.

Hướng dẫn

Vì n1 và n2 khác 0, khi i = 0 thì sini = 0 => sinr = 0 và r = 0 Kết luận: Tia sáng truyền vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường thì truyền thẳng, không bị gãy khúc (tức không bị khúc xạ).

C3. Hãy áp dụng công thức của định luật khúc xạ cho sự khúc xạ liên tiếp vào nhiều môi trường có chiết suất n1, n2,... nn và có các mặt phân cách song song với nhau. Nhận xét.

Hướng dẫn

Xét ánh sáng truyền lần lượt từ môi trường (1) sang (2), sang (3) ... cuối cùng là n.

Với môi trường (1) và (2): n1sini1 = n2sini2

Với môi trường (2) và (3): n2sini2 = n3sini3

Với môi trường (n - 1) và (n): n(n-1)sini(n-1) = nnsinin

Cuối cùng ta được: n1sini1 = n2sini2 = n3sini3 = ... nnsinin.

Nhận xét: Có thể viết tổng quát: nsini = hằng số. về hình thức, cách viết này giống với cách viết của các định luật bảo toàn

C. CÂU HỎI - BÀI TẬP

1. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.

Hướng dẫn

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Định luật khúc xạ ánh sáng:

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phảng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến), ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.

- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi: sini / sinr = hằng số.

2. Chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) đối với môi trường (1) là gì?

Hướng dẫn

Khi ánh sáng truyền từ môi trường (1) dưới góc tới i sang môi trường (2) dưới góc khúc xạ r. Đại lượng không đổi n2 = sini / sinr gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường (2) đối với môi trường (1).

3. Chiết suất tuyệt đối của môi trường là gì? Viết hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.

Hướng dẫn

Chiết suất tuyệt đôi của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường so với chân không; n1 và n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1) và (2).

Hệ thức liên hệ : n21 = n2 / n1

4. Theo công thức của định luật khúc xạ ánh sáng, trường hợp nào không có hiện tượng khúc xạ?

Hướng dẫn

Theo công thức của định luật khúc xạ ánh sáng n1sini = n2sini.

Vì n1 và n2 khác 0, khi i = 0 thì sini = 0 => sinr = 0 và r = 0 Vậy, tia sáng truyền vuông góc với mặt phân cách giừa hai môi trường thì truyền thẳng, không bị-gãy khúc (tức không bị khúc xạ).

5. Thế nào là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng?

Chứng tỏ n12 = 1/n21 Nước có chiết suất là 4/3.

Chiết suất của không khí đối với nước là bao nhiêu?

Hướng dẫn

Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng: Khi ánh sáng truyền đi, nếu ánh sáng truyền theo đường nào thì cũng có thể truyền ngược lại theo đường đó.

- Khi ánh sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất ni sang môi trường (2) có chiêt suất n2 thì: n1sini1 = n2sini2 ⇒ sini1 / sini2 = n2 / n1

- Khi ánh sáng truyền ngược từ môi trường (2) có chiết suất n2 sang môi trường (1) cơ chiết suat n1 thì: n2sini2 = n1sini1 => sini2 / sini1 = n1 / n2

Từ (1) và (2) suy ra n12 = n1 / n2

* Nước có chiết suất là 4/3, đây là chiết suất tuyệt đốì của nước. Chiết suất tuyệt đôi của không khí là 1 nên chiết suất tỉ của không khí đôi với nước là 1/4 = 3/4 .

6. Một tia sáng truyền đến mặt thoáng của nước. Tia này cho một tia phản xạ ở mặt thoáng và một tia khúc xạ. Người ta vẽ các tia sáng này quên ghi lại chiều truyền trong hình 26.1. Tia nào dưới đây là tia tới?

Giải bài tập Vật lý lớp 11: Khúc xạ ánh sáng

A. Tia S1I.

B. Tia S2I.

C. Tia S3I.

D. Tia S1I; S2I; S3I đều có thể là tia tới.

Hướng dẫn Chọn câu B. Chỉ có tia S2I mới là tia tới.

7. Tia sáng truyền từ nước ta không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau. Nước có chiết suât là 4/3. Góc tới của tia sáng là bao nhiêu (tính tròn số):

Giải bài tập Vật lý: Khúc xạ ánh sáng A. 37°. B. 42°.

C. 53°. D. Một giá trị khác A, Hướng dẫn Chọn câu A.

Trên hình 26.2 là đường đi của tia sáng.

Theo định luật khúc xạ: nsini = sinr

Ta có i’ + r = 90° => sinr = cosi

Từ đó suy đươc tani = 1/n = 3/4 => i ≈ 37°. Hình 26.2

8. Có ba môi trường trong suốt (1), (2), (3). Với cùng góc tới i, một tia sáng khúc xạ như hình 26.3 khi truyền từ (1) và (2) và từ (1) vào (3). vẫn với góc tới i, khi tia sáng truyền từ (2) vào (3) thì góc khúc xạ là bao nhiêu (tính tròn số).

Giải bài tập Vật lý lớp 11

9. Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước cao 4cm. Chếch ở phía trên có một ngọn đèn. Bóng của thước ở trên mặt nước 4cm và ở đáy bình là 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình (nước có chiết suất 4/3).

Hướng dẫn

Trên hình 26.4: AB là chiều dài thước, C là điểm giữa thước với mặt nước. Ta có: góc tới i = 450

Giải bài tập Vật lý lớp 11

10. Một tia sáng được chiếu đến điểm giữa của mặt trên một khôi lập phương trong suốt, chiết suất 1,50 (hình 26.5). Tìm góc tới i lớn nhất để tia khúc xạ vào trong khôi còn gặp mặt đáy của khối.

Giải bài tập môn Vật lý lớp 11

Hướng dẫn

Gọi a là cạnh của hình lập phương (hình 26.6). Vì điểm tới I nằm chính giữa mặt trên của khối lập phương nên góc khúc xạ lớn nhất để tia khúc xạ còn gặp mặt đáy ứng với trường hợp tia tới nằm trong mặt phẳng chéo của hình lập phương. Ta có: sini = nsinrGiải bài tập môn Vật lý lớp 11

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Giải bài tập trang 166 SGK Vật lý lớp 11: Khúc xạ ánh sáng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Vật lý 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Từ khóa » Giải Bài Tập Sgk Khúc Xạ ánh Sáng Lớp 11