Giải Bài Tập Vật Lí 10 - Bài 36 : Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 10
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10
- Giải Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 36 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
C1. ( trang 188 sgk Vật Lý 10): Tính hệ số của mỗi lần đo ghi trong bảng 36.1. Xác định giá trị trung bình của hệ số α.
Với sai số khoảng 5%, nhận xét xem hệ số α có giá trị không đổi hay thay đổi?
Trả lời:
Nhiệt độ ban đầu: t0 = 20ºC Độ dài ban đầu: l0 = 500 mm | ||
∆t (ºC) | ∆l (mm) | |
30 | 0,25 | 1,67.10-5 |
40 | 0,33 | 1,65.10-5 |
50 | 0,41 | 1,64.10-5 |
60 | 0,49 | 1,63.10-5 |
70 | 0,58 | 1,66.10-5 |
+ Giá trị trung bình của hệ số α:
Với sai số 5%, hệ số α coi như có giá trị không thay đổi và được viết dưới dạng:
C2. ( trang 189 sgk Vật Lý 10): Dựa vào công thức , hãy cho biết ý nghĩa của hệ số nở dài α.
Trả lời:
gọi là độ dãn tỉ đối của thanh rắn khi nhiệt độ tăng. Từ công thức ta thấy khi Δt = 1ºC thì
, tức hệ số nở dài có trị số bằng độ dãn tỉ đối khi nhiệt độ tăng 1 độ.Bài 1 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Phát biểu và viết công thức nở dài của vật rắn.
Lời giải:
Độ nở dài Δl của vật rắn (hình trụ, đồng chất) tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ Δt và chiều dài ban đầu lo của vật đó.
Δl = l – lo = αlo Δt (công thức nở dài của vật rắn)
Bài 2 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Viết công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của độ dài vật rắn.
Lời giải:
Công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của độ dài vật rắn:
l = lo(1 + αδt)
Bài 3 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Viết công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của thể tích vật rắn.
Lời giải:
Công thức xác định quy luật phụ thuộc nhiệt độ của thể tích vật rắn:
V = Vo(1 + βΔt) với β = 3α
Bài 4 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?
A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn
B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn
C. Vì thạch anh cứng hơn thủy tinh
D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thủy tinh.
Lời giải:
Chọn D.
Thạch anh có hệ số nở dài α1 = 0,6.10-6 K-1 nhỏ hơn hệ số nở dài của thủy tinh α2 = 9.10-6 K-1, nên khi gặp nhiệt thì lớp thủy tinh mặt trong cốc giãn nở nhanh hơn so với bên ngoài, gây biến dạng đột ngột nên dễ vỡ. Còn thạch anh giãn nỡ chậm nên bên trong cốc và bên ngoài giãn nỡ gần như nhau nên không gây biến dạng đột ngột, cốc không bị nứt vỡ.
Bài 5 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Một thước thép ở 20o C có độ dài 1000 mm. Khi nhiệt độ tăng đến 40o C, thước thép này dài thêm bao nhiêu?
A. 2,4 mm ; B. 3,2 mm
C. 0,242 mm ; D. 4,2 mm
Lời giải:
– Chọn C.
– Áp dụng công thức Δl = l – lo = αloΔt, ta được:
Δl = 11.106.1.(40 – 20) = 220.10-6 (m) = 0,22 mm
Bài 6 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Khối lượng riêng của sắt ở 800o C bằng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nó ở 0o C là 7,800.103 kg/m3
A. 7,900.103 kg/m3 ; B. 7,599.103 kg/m3
C. 7,857.103 kg/m3 ; D. 7,485.103 kg/m3
Lời giải:
– Chọn B.
Ta có: khối lượng riêng của một chất được tính bằng:
Mặt khác, ta có:
Thay số với hệ số nở dài của sắt α = 11.10-6 K-1 ta được:
Bài 7 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Một dây tải điện ở 20oC có độ dài 1 800 m. Hãy xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 50o C về mùa hè. Cho biết hệ số nở dài của dây tải điện là α = 11,5.10(-6) K(-1)
Lời giải:
t1 = 20o C, l1 = 1800 m
t2 = 50o C
α = 11,5.10-6 (k-1)
Δl = ?
Áp dụng công thức :
Δl = αl1Δt
Δl = 11,5.10-6.1800.(50 – 20) = 0,621 m
Vậy độ nở dài của dây tải điện là Δl = 0,621 (m)
Bài 8 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Mỗi thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 15o C có độ dài là 12,5 m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,50 mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? Cho biết hệ số nở dài của mỗi thanh ray là α = 12. 10-6 (k-1).
Lời giải:
t1 = 15oC
l1 = 12,5 m
Δl = 4,5 mm = 4,5.10-3 m
α = 12.10-6 K-1
t = ?
Khoảng cách giữa hai thanh ray liên tiếp nhau chính là độ nở dài của mỗi thanh khi thnah đạt đến nhiệt độ lớn nhất tºC.
Ta có: Δl = α.l0.Δt
→ Độ tăng nhiệt độ tối đa là:
Mà Δt = t – t0 ⇒ t = Δt + t0 = 45º
Vậy thanh ray chịu được nhiệt độ lớn nhất để không bị uốn cong là: tmax = t = 45ºC
Bài 9 (trang 197 SGK Vật Lý 10) : Xét một vật rắn đồng chất, đẳng hướng và có dạng khối lập phương. Hãy chứng minh độ tăng thể tích ΔV của vật rắn này khi bị nung nóng từ nhiệt độ đầu to đến nhiệt độ t được xác định bởi công thức :
ΔV = V – Vo = βVoΔt
Với Vo và V lần lượt là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ đầu to và nhiệt độ cuối t, Δt = t – to, β ≈ 3α (α là hệ số nở dài của vật rắn này).
Chú ý: α2 và α3 rất nhỏ so với α.
Lời giải:
Ở nhiệt độ t0 (ºC) cạnh hình lập phương là l0
→ thể tích khối lập phương là:
Ở nhiệt độ t (ºC) cạnh hình lập phương là l
→ thể tích khối lập phương là: V = l3
Mặt khác ta có: l = l0.(1 + αΔt) ⇒ V = l03.(1 + αΔt)
Do α rất nhỏ nên α2 và α3 cũng rất nhỏ, ta có thể bỏ qua.
→ ΔV = V – V0 = V0.β.Δt
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1093
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Hệ Số Nở Khối Của Chất Rắn Lớn Hơn Hệ Số Nở Khối Của Chất Khí
-
Chọn Câu Sai? - Trắc Nghiệm Online
-
Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Môn: Vật Lý Lớp 10 - Giáo Án
-
So Sánh Sự Nở Vì Nhiệt Của Các Chất Rắn Lỏng Khí - TopLoigiai
-
Vật Lý 10 Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn - HOC247
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
Đề Trắc Nghiệm Môn Vật Lý Lớp 10 - Thư Viện Đề Thi
-
Chọn Câu Sai Hệ Số Nở Dài Và Hệ Số Nợ Khối Có Cùng đơn Vị Là K - 1
-
SGK Vật Lí 10 - Bài 36. Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn
-
Vật Lý 10_CHỦ ĐỀ II: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
-
Giải Câu 4 Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn Sgk Vật Lí 10 Trang 197
-
Sự Nở Vì Nhiệt
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn (Có ...
-
CHẤT RẮN-CHẤT LỎNG | PDF - Scribd
-
[DOC] Chương 4: Các định Luật Bảo Toàn - THPT Hai Bà Trưng