So Sánh Sự Nở Vì Nhiệt Của Các Chất Rắn Lỏng Khí - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí
+ Giống nhau:
Theo sự nở vì nhiệt, các chất rắn, lỏng và khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Khác nhau:
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn và chất lỏng
- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Lưu ý: Đối với vật rắn, người ta phân biệt sự n ở dài và sự nở khối.
Khi nhiệt độ thay đổi thì kích thước của vật rắn theo mọi phương đều thay đổi. Nếu ta xét sự thay đổi kích thước của của vật rắn chỉ theo một phương nào đó, thì ta có sự nở dài của vật rắn.
Trong thực tế, người ta khảo sát sự nở dài bằng cách khảo sát sự thay đổi chiều dài của một thanh rắn theo nhiệt độ, mà không quan tâm đến sự thay đổi tiết diện ngang của thanh
Trong các bảng số vật lí người ta ghi hệ số nở dài, chứ không ghi hệ số nở khối của chất rắn.
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước …).
- Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên thì nước mới nở ra.
Lưu ý:
– Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.
– Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.
Sự nở vì nhiệt của chất khí
– Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Ví dụ:
Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút bình cầu.
Cho một giọt nước màu vào trong ống thủy tinh.
Lắp chặt nút cao su có ống thủy tinh chứa nước màu vào bình cầu.
Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó áp chặt vào bình cầu.
Hiện tượng: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích khí tăng, khí trong bình nở ra. Thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích khí giảm, khí trong bình co lại.
Ví dụ: Khí cầu dùng không khí nóng và chở được người bay lên cao. Khí cầu được sử dụng trong khoa học để tìm hiểu khí quyển, quan sát thiên văn…Hay đèn trời được thả trong đêm lễ hội.
– Các chất khí khác nhau sự nở vì nhiệt lại giống nhau.
Bảng 1. Độ tăng thể tích của 1000 cm3 một số chất khi nhiệt độ tăng thêm 500C.
Lưu ý
– Khác với chất rắn và chất lỏng, mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau.
– Đối với chất khí sự dãn nở vì nhiệt cũng là sự dãn nở khối.
Từ khóa » Hệ Số Nở Khối Của Chất Rắn Lớn Hơn Hệ Số Nở Khối Của Chất Khí
-
Chọn Câu Sai? - Trắc Nghiệm Online
-
Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Khách Quan Môn: Vật Lý Lớp 10 - Giáo Án
-
Vật Lý 10 Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn - HOC247
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
Đề Trắc Nghiệm Môn Vật Lý Lớp 10 - Thư Viện Đề Thi
-
Giải Bài Tập Vật Lí 10 - Bài 36 : Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn
-
Chọn Câu Sai Hệ Số Nở Dài Và Hệ Số Nợ Khối Có Cùng đơn Vị Là K - 1
-
SGK Vật Lí 10 - Bài 36. Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn
-
Vật Lý 10_CHỦ ĐỀ II: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
-
Giải Câu 4 Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn Sgk Vật Lí 10 Trang 197
-
Sự Nở Vì Nhiệt
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn (Có ...
-
CHẤT RẮN-CHẤT LỎNG | PDF - Scribd
-
[DOC] Chương 4: Các định Luật Bảo Toàn - THPT Hai Bà Trưng