Giải Bài Tập Xác Suất Và Biến Cố SGK Đại Số Và Giải Tích 11

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 pdf Số trang Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 7 Cỡ tệp Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 562 KB Lượt tải Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 0 Lượt đọc Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 16 Đánh giá Giải bài tập Xác suất và biến cố SGK Đại số và giải tích 11 4.3 ( 6 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Giải bài tập Toán lớp 11 Giải bài tập SGK Giải tích 11 Tổ hợp và xác suất Giải bài tập SGK Toán 11 trang 74 Bài tập xác suất Ôn tập Xác suất của biến cố

Nội dung

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI 1,2,3, 4,5,6,7 TRANG 74, 75 SGK ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11: XÁC XUẤT VÀ BIẾN CỐ Bài 1 trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11 Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần. a) Hãy mô tả không gian mẫu. b) Xác định các biến cố sau: A: “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”; B: “Mặt % chấm xuất hiện ít nhất một lần”. c) Tính P(A), P(B). Đáp án và giải bài 1: Phép thử T được xét là “Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần”. a) Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}. Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 36. Do tính đối xứng của con súc sắc và tính độc lập của mỗi lần gieo suy ra các kết quả có thể có của phép thử T là đồng khả năng. b) A = {(6, 4), (4, 6), (5, 5), (6, 5), (5, 6), (6, 6)}, B = {(1, 5), (2, 5), (3, 5), (4, 5), (5, 5), (6, 5), (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 6)}. c) P(A) = 6/36= 1/36; P(B) =11/36. Bài 2 trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11 Có bốn tấm bìa được đánh số từ 1 đến 4. Rút ngẫu nhiên ba tấm. a) Hãy mô tả không gian mẫu. b) Xác định các biến cố sau: A: “Tổng các số trên ba tấm bìa bằng 8”; B: “Các số trên ba tấm bìa là ba số tự nhiên liên tiếp”. c) Tính P(A), P(B). Đáp án và giải bài 2: W: www.hoc247.vn F: www.facebook.com/hoc247.vn T: 098 1821 807 Trang | 1 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phép thử T được xét là: “Từ bốn tấm bìa đã cho, rút ngẫu nhiên ba tâm”. a) Đồng nhất số i với tấm bìa được đánh số i, i =¯1,6, ta có: mỗi một kết quả có thể có của phép thử T là một tổ hợp chập 3 của 4 số 1, 2, 3, 4. Do đó không gian mẫu là: Ω = {(1, 2, 3), (1, 2, 4), (1, 3, 4), (2, 3, 4)}. Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = C34 = 4. Vì lấy ngẫu nhiên, nên các kết quả cso thể có của phép thử T là đồng khả năng. b) A = {(1, 3, 4)}; B = {(1, 2, 3), (2, 3, 4)} c) P(A) =1/4; P(B) =2/4 =1/2 Bài 3 trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11 Một người chọn ngẫu nhiên hai chiếc giày từ bốn đôi giày cỡ khác nhau. Tính xác suất để hai chiếc chọn được tạo thành một đôi. Đáp án và giải bài 3: Phép thử T được xét là: “Lấy ngẫu nhiên 2 chiếc giày từ 4 đôi giày có cỡ khác nhau”. Mỗi một kết quả có thể là một tổ hợp chập 2 của 8 chiếc giày. Do đó số các kết quả có thể có thể có của phép thử T là n(Ω) = C28 = 8!/(2!6!)= 28. Vì lấy ngẫu nhiên, nên các kết quả có thể có của phép thử T là đồng khả năng. Gọi A là biến cố: “Lấy được hai chiếc giày tạo thành một đôi”. Mỗi một kết quả có thể có thuận lợi cho A là một đôi giày trong 4 đôi giày đã cho. Do đó số các kết quả có thể có thuận lợi cho A là n(A) = 4. Suy ra P(A) = 4/28= 1/7. Bài 4 trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11 Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Giả sử con súc sắc xuất hiện mặt b chấm. Xét phương trình x2 + bx + 2 = 0. Tính xác suất sao cho: a) Phương trình có nghiệm b) Phương trình vô nghiệm. c) Phương trình có nghiệm nguyên. Đáp án và giải bài 4: Không gian mẫu là Ω = {1, 2, 3, 4, 5, 6}. Số kết quả có thế có thể có là 6 (hữu hạn); các kết quả W: www.hoc247.vn F: www.facebook.com/hoc247.vn T: 098 1821 807 Trang | 2 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai đồng khả năng. Ta có bảng: b 1 2 3 4 5 6 ∆ = b2 – 8 -7 -4 1 8 17 28 a) Phương trình x2 + bx + 2 = 0 có nghiệm khi và chỉ khi ∆ = b2 – 8 ≥ 0 (*). Vì vậy nếu A là biến cố: “Xuất hiện mặt b chấm sao cho phương trình x2 + bx + 2 = 0 có nghiệm” thì A = {3, 4, 5, 6}, n(A) = 4 và P(A) = 4/6= 2/3. b) Biến cố B: “Xuất hiện mặt b chấm sao cho phương trình x2 + bx + 2 = 0 vô nghiệm” là biến cố A, do đó theo qui tắc cộng xác suất ta có P(B) = 1 – P(A) = 1/3. c) Nếu C là biến cố: “Xuất hiện mặt b chấm sao cho phương trình x2 + bx + 2 = 0 có nghiệm nguyên” thì C = {3}, vì vậy P(C) = 1/6. Bài 5 trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11 Từ cỗ bài tứ lơ khơ 52 con, rút ngẫu nhiên cùng một lúc bốn con. Tính xác suất sao cho: a) Cả bốn con đều là át; b) Được ít nhất một con át; c) Được hai con át và hai con K. Đáp án và giải bài 5: Phép thử T được xét là: “Từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con bài, rút ngẫu nhiên 4 con bài”. Mỗi kết quả có thể có là một tổ hợp chập 4 của 52 con bài. Do đó số các kết quả có thể có của phép thử T là n(Ω) = C452 =52! / (4!48!) = 270725. Vì rút ngẫu nhiên nên các kết quả có thể có là đồng khả năng. a) Gọi biến cố A: “Rút được bốn con át”. Ta có, số kết quả có thể có thuận lợi cho A là n(A) = 1. Suy ra P(A) = 1/270725 ≈ 0,0000037. b) Gọi biến cố B: “Rút được ít nhất một con át”. Ta có ¯B= “Rút được 4 con bài đều không là W: www.hoc247.vn F: www.facebook.com/hoc247.vn T: 098 1821 807 Trang | 3 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai át”. Mỗi kết quả có thể thuận lợi cho ¯B là một tổ hợp chập 4 của 48 con bài không phải là át. Suy ra số các kết quả có thể có thuận lợi cho ¯B là C448 = 48! / (4!44!)= 194580. Suy ra P(¯B) = 194580/270725≈ 0,7187. Qua trên ta có P(B) = 1 – P(¯B) = 1- 0,7187 ≈ 0,2813. c) Gọi C là biến cố: “Rút được hai con át và hai con K”. Mỗi kết quả có thể có thuận lợi cho C là một tổ hợp gồm 2 con át và 2 con K. Vận dụng quy tắc nhân tính được số các kết quả có thể có thuận lợi cho C là n(C) = C24 C24 = 6 . 6 = 36. Suy ra P(C) =36/270725≈ 0,000133. Bài 6 trang 74 SGK đại số và giải tích lớp 11 Hai bạn nam và hai bạn nữ được xếp ngồi ngẫu nhiên vào bốn ghế xếp thành hai dãy đối diện nhau. Tính xác suất sao cho: a) Nam, nữ ngồi đối diện nhau; b) Nữ ngồi đối diện nhau. Đáp án và giải bài 6: a) Có 6 cách sắp xếp 2 nam, 2 nữ (Không phân biệt hai nam với nhau, hai nữ với nhau). Có 4 cách sắp xếp nam nữ ngồi đối diện với nhau. Xác suất để nam, nữ ngồi đối diện nhau là: P(A) = 4/6 = 2/3 b) Xã suất để nữ ngồi đối diện nhau (hai nam cũng đối diện nhau) là: P(B) = 1 – P(A) = 1-2/3 = 1/3 Bài 7 trang 75 SGK đại số và giải tích lớp 11 Có hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 6 quả trằng, 4 quả đen. Hộp thứ hai chứa 4 quả trằng, 6 quả đen. Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một quả. Kí hiệu: A là biến cố: “Quả lấy từ hộp thứ nhất trằng”; B là biến cố: “Quả lấy từ hộp thứ hai trắng”. a) Xét xem A và B có độc lập không. b) Tính xác suất sao cho hai quả cầu lấy ra cùng màu. W: www.hoc247.vn F: www.facebook.com/hoc247.vn T: 098 1821 807 Trang | 4 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai c) Tính xác suất sao cho hai quả cầu lấy ra khác màu. Đáp án và giải bài 7: Phép thử T được xét là: “Từ mỗi hộp lấy ngẫu nhiên một quả cầu”. Mỗi một kết quả có thể có của phép thư T gồm hai thành phần là: 1 quả cầu của hộp thứ nhất và 1 quả cầu của hộp thứ 2. Có 10 cách để lấy ra 1 quả cầu ở hộp thứ nhất và có 10 cách để lấy 1 quả cầu ở hộp thứ 2. Từ đó, vận dụng quy tắc nhân ta tìm được số các cách để lập được một kết quả có thể có của hai phép thử T là 10 . 10 = 100. Suy ra số các kết quả có thể có của phép thử T là n(Ω) = 100. Vì lấy ngầu nhiên nên các kết quả có thể có của phép thử T là đồng khả năng. Xét biến cố A: “Quả cầu lấy từ hộp thứ nhất có màu trắng”. Mỗi một kết quả có thể có thuận lợi cho A gồm 2 thành phần là: 1 quả cầu trắng ở hợp thứ nhất và 1 quả cầu (nào đó) ở hộp thứ 2. Vận dụng quy tắc nhân ta tìm được số các kết quả có thể có thuận lợi cho A là: n(A) = 6 . 10 = 60. Suy ra P(A) = 60/100 = 0,6. Xét biến cố B: “Quả cầu lấy từ hộp thứ hai có màu trắng”. Tương tự như trên ta tìm được số các kết quả có thể thuận lợi cho B là: n(B) = 10 . 4 = 40. Từ đó suy ra P(B) = 40/100 = 0,4. a) Ta có A . B là biến cố: “Lấy được 1 cầu trắng ở hộp thứ nhất và 1 cầu trắng ở hộp thứ hai”. Vận dụng quy tắc nhân ta tìm được số các kết quả có thể có thuận lợi cho A . B là: 6 . 4 =24. Suy ra: P(A . B) = 24/100= 0,24 = 0,6 . 0,4 = P(A) . P(B). Như vậy, ta có P(A . B) = P(A) . P(B). Suy ra A và B là hai biến cố độc lập với nhau. b) Gọi C là biến cố: “Lấy được hai quả cầu cùng màu”. Ta có C = A . B + ¯A.¯B. Trong đó ¯A = “Quả cầu lấy từ hộp thứ nhất có màu đen” và P( ¯A) = 0,4. ¯B: “Quả cầu lấy từ hộp thứ hai có màu đen” và P( ¯B) = 0,6. Và ta có A . B và ¯A. ¯B là hai biến cố xung khắc với nhau. A và B độc lập với nhau, nên ¯A và ¯B cũng độc lập với nhau. W: www.hoc247.vn F: www.facebook.com/hoc247.vn T: 098 1821 807 Trang | 5 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Qua trên suy ra; P(C) = P(A . B + ¯A. ¯B) = P(A . B) + P( ¯A . ¯B) = P(A) . P(B) + P( ¯A) . P( ¯B) = 0,6 . 0,4 + 0,4 . 0,6 = 0,48. c) Gọi D là biến cố: “Lấy được hai quả cầu khác màu”. Ta có D = ¯C ⇒ P(D) = 1 – P(C) = 1 – 0,48 = 0,52. W: www.hoc247.vn F: www.facebook.com/hoc247.vn T: 098 1821 807 Trang | 6 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Website Hoc247.vn cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng. I. Luyện Thi Online Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% - Luyên thi ĐH, THPT QG với đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng. - H2 khóa nền tảng kiến thức luyên thi 6 môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. - H99 khóa kỹ năng làm bài và luyện đề thi thử: Toán, Tiếng Anh, Tư Nhiên, Ngữ Văn+ Xã Hội. II. Lớp Học Ảo VCLASS Học Online như Học ở lớp Offline - Mang lớp học đến tận nhà, phụ huynh không phải đưa đón con và có thể học cùng con. - Lớp học qua mạng, tương tác trực tiếp với giáo viên, huấn luyện viên. - Học phí tiết kiệm, lịch học linh hoạt, thoải mái lựa chọn. - Mỗi lớp chỉ từ 5 đến 10 HS giúp tương tác dễ dàng, được hỗ trợ kịp thời và đảm bảo chất lượng học tập. Các chương trình VCLASS: - Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 6 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia. - Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn. - Hoc Toán Nâng Cao/Toán Chuyên/Toán Tiếng Anh: Cung cấp chương trình VClass Toán Nâng Cao, Toán Chuyên và Toán Tiếng Anh danh cho các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9. III. Uber Toán Học Học Toán Gia Sư 1 Kèm 1 Online - Gia sư Toán giỏi đến từ ĐHSP, KHTN, BK, Ngoại Thương, Du hoc Sinh, Giáo viên Toán và Giảng viên ĐH. Day kèm Toán mọi câp độ từ Tiểu học đến ĐH hay các chương trình Toán Tiếng Anh, Tú tài quốc tế IB, … - Học sinh có thể lựa chọn bất kỳ GV nào mình yêu thích, có thành tích, chuyên môn giỏi và phù hợp nhất. - Nguồn học liệu có kiểm duyệt giúp HS và PH có thể đánh giá năng lực khách quan qua các bài kiểm tra độc lập. - Tiết kiệm chi phí và thời gian hoc linh động hơn giải pháp mời gia sư đến nhà. W: www.hoc247.vn F: www.facebook.com/hoc247.vn T: 098 1821 807 Trang | 7 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Lý thuyết Dow Trắc nghiệm Sinh 12 Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Đề thi mẫu TOEIC Hóa học 11 Thực hành Excel Giải phẫu sinh lý Bài tiểu luận mẫu Atlat Địa lí Việt Nam Tài chính hành vi Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Bài Tập Xác Suất Sgk 11