Giải đáp Băn Khoăn: Khám Dạ Dày Là Khám Những Gì? - Medlatec
1. Khi nào nên đi khám dạ dày?
Dạ dày là một bộ phận thuộc đường tiêu hóa nên bất cứ vấn đề bất thường gì xảy ra tại đây đều rất dễ gây ra sự mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí có những trường hợp phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn thì thời gian sống bị kéo lại rất ngắn. Vì thế, khám dạ dày định kỳ là việc nên làm để phát hiện sớm nguy cơ hoặc kịp thời các bệnh lý mới chớm để có phương án điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng xấu.
Thường xuyên đau vùng thượng vị nên đi khám dạ dày để xác định nguyên nhân
Những trường hợp sau nên biết khám dạ dày là khám những gì và nên ưu tiên khám định kỳ đều đặn:
- Hay bị đau bụng âm ỉ, nhất là ở vùng thượng vị, cơn đau khi đói hoặc khi ăn đồ chua cay.
- Thường xuyên gặp tình trạng ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn.
- Bị nấc nghẹn đồ ăn thức uống, khó nuốt.
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón thời gian dài.
- Bỗng nhiên bị giảm cân rõ rệt mà không rõ nguyên nhân.
- Gia đình có người thân tiền sử với bệnh ung thư đường tiêu hóa hoặc bản thân có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP.
- Ăn quá nhiều hải sản trong thời gian dài hoặc có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
- Bị thừa cân, béo phì, lạm dụng rượu bia, chất kích thích và thuốc lá.
2. Khám dạ dày là khám những gì?
2.1. Khám dạ dày gồm khám những gì?
Đại đa số mọi người đều không biết rõ khám dạ dày là khám những gì nên sẽ khó tránh tâm lý bỡ ngỡ, lo lắng khi thực hiện thủ tục thăm khám này. Về cơ bản, khám dạ dày là khám toàn bộ các bộ phận của dạ dày dưới sự hỗ trợ của các biện pháp sau:
- Thăm khám lâm sàng
Dựa trên vị trí đau, tiền sử bệnh lý, triệu chứng người bệnh đang mắc phải bác sĩ sẽ có chẩn đoán lâm sàng và chỉ định những biện pháp kiểm tra phù hợp.
- Xét nghiệm cận lâm sàng
+ Nội soi dạ dày: bước kiểm tra này cung cấp cho bác sĩ hình ảnh rõ nét và chính xác bên trong dạ dày. Theo đó, một ống nội soi có gắn camera sẽ được đưa qua mũi hoặc miệng để đi xuống dạ dày, nhờ đó mà bác sĩ có thể nhìn thấy được hình ảnh bên trong dạ dày và xác định chính xác bất thường.
Nội soi dạ dày - một trong những phương pháp kiểm tra dạ dày đang được áp dụng phổ biến hiện nay
Phương pháp này có độ chính xác cao trong chẩn đoán: viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, khối u dạ dày, trào ngược dạ dày, polyp dạ dày, ung thư thực quản và dạ dày,...
+ Test hơi thở: người bệnh được kiểm tra hơi thở và được uống một viên thuốc UBIT để xác định xem bên trong dạ dày có sự tồn tại của vi khuẩn Hp hay không.
+ Xét nghiệm phân: giúp bác sĩ có nhận định về bệnh lý đang nghi ngờ.
+ Xét nghiệm máu: mục đích của xét nghiệm nhằm tìm vi khuẩn Hp có trong dạ dày vì khi nó xuất hiện cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể tương ứng. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy kháng thể này tồn tại tức là dạ dày đang nhiễm khuẩn Hp.
+ Siêu âm dạ dày: phát hiện các biểu hiện bất thường trong dạ dày cùng các dấu hiệu của bệnh đường ruột.
+ Chụp MRI dạ dày: dùng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong dạ dày, nhờ đó bác sĩ sẽ có được nhận định chính xác về các bất thường tại bộ phận này.
+ Chụp CT dạ dày: dùng tia X để tạo ra các hình ảnh lát cắt bên trong dạ dày nhờ đó bác sĩ có cơ sở để đánh giá các bệnh lý tại đây, xác định mức độ xâm lấn của tế bào ác tính, khối u hay túi thừa của dạ dày cũng như các bộ phận xung quanh dạ dày có nguy cơ bị chịu tác động của tế bào ung thư. Ngoài ra, đây cũng là chẩn đoán cận lâm sàng có khả năng xác định chính xác vị trí, kích thước, sự phát triển của khối u dạ dày cùng hiệu quả của quá trình điều trị ung thư.
2.2. Quy trình khám dạ dày như thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu khám dạ dày là khám những gì thì người bệnh cũng quan tâm đến quá trình thăm khám bộ phận này. Thông thường, quy trình khám dạ dày sẽ được diễn ra với các bước cơ bản là:
Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích khám dạ dày là khám những gì trước khi thực hiện các bước kiểm tra cần thiết
- Bước 1: người bệnh tiến hành các thủ tục đăng ký khám bệnh.
- Bước 2: bác sĩ tiến hành khám lâm sàng gồm: hỏi tiền sử bệnh tật, các loại thuốc đang sử dụng, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đang xảy ra, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt,... của người bệnh.
- Bước 3: bác sĩ khám cận lâm sàng để có được kết luận chính xác, tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp khám cận lâm sàng phù hợp như đã nói đến ở trên.
- Bước 4: bác sĩ nhận kết quả khám cận lâm sàng và phân tích, trao đổi để người bệnh được rõ.
2.3. Khi khám dạ dày cần lưu ý những gì?
Khi đã biết khám dạ dày là khám những gì, để quá trình này diễn ra suôn sẻ, cho kết quả chính xác, người bệnh cần chú ý:
- Thông báo để bác sĩ biết về các loại thuốc hiện đang dùng, tiền sử dị ứng thuốc và bệnh đang mắc phải.
- Với nội soi dạ dày: trước khi thực hiện cần nhịn uống tối thiểu 2 giờ, nhịn ăn tối thiểu 6 giờ, không dùng bất cứ loại chất kích thích hay các loại đồ uống có màu và chứa cồn, chứa ga nào. Sau khi nội soi trong vòng 30 phút không được ăn uống, khạc nhổ. Người được nội soi dạ dày tốt nhất nên có người nhà đi kèm để đưa về sau khi thực hiện kiểm tra.
- Viết ra các câu hỏi cần thắc mắc để hỏi bác sĩ khi thăm khám và có kết quả kiểm tra.
Từ những chia sẻ trên đây hy vọng quý khách hàng đã hình dung được khám dạ dày là khám những gì. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín về lĩnh vực thăm khám, điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh viện sở hữu Trung tâm chẩn đoán hình ảnh với đầy đủ thiết bị hiện đại như: máy chụp CT, MRI, nội soi, siêu âm,...; cùng Trung tâm xét nghiệm đồng thời được cấp hai chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP cùng đội ngũ nhân sự là các Chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa đầu ngành. Tất cả những điều này là cơ sở để khách hàng hoàn toàn yên tâm khi khám dạ dày tại đây.
Mọi thắc mắc về khám dạ dày cũng như các bệnh lý đường tiêu hóa, quý khách hàng có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại 1900 56 56 56 để Tổng đài viên của bệnh viện giải đáp cụ thể và chính xác
Từ khóa » Dạ Là J
-
Dạ - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "dạ" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Dạ - Từ điển Việt
-
Dạ Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Dạ Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Dạ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Dạ Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Vâng Dạ Là Gì, Nghĩa Của Từ Vâng Dạ | Từ điển Việt
-
Tra Từ: Dạ - Từ điển Hán Nôm
-
Vải Dạ Là Gì? Tìm Hiểu Về Vải Dạ
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
Sa Tử Cung Sau Sinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
Vải Dạ Là Gì? Các Loại Vải Dạ Và Cách Nhận Biết.