[ Giải Đáp ] Khám Tiết Niệu Là Khám Gì & địa Chỉ Uy Tín Tại Hà Nội

Khám tiết niệu cần được thực hiện định kỳ nhằm phát hiện những bất thường ở bộ phận này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khám hệ tiết niệu bao gồm những gì, các thao tác và chuẩn bị cần được thực hiện để cho kết quả tốt là như thế nào? Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu ở đâu tốt… vậy thì hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Khám tiết niệu là khám những gì ?

Khám tiết niệu là việc thực hiện khám các cơ quan ở bên trong hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt (ở nam giới).

Các bác sĩ sẽ thông qua các kỹ thuật và kinh nghiệm khi thực hiện thăm khám để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Khi khám bệnh bác sĩ sẽ khám từ trên xuống dưới theo thứ tự giải phẫu từ thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến.

Trong quá trình thăm khám bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm làm các xét nghiệm máu, nước tiểu nếu nghi ngờ nhiễm trùng.

Khi nào cần khám tiết niệu?

Người bệnh thường chủ quan không đi khám đường tiết niệu nhất là nam giới. Thậm chí khi thấy có triệu chứng bất thường cũng bị bỏ qua dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi thấy có những triệu chứng dưới đây nam giới cần khám tiết niệu càng sớm càng tốt.

  • Đi tiểu ra máu hoặc có mủ kèm theo
  • Nước tiểu có màu đục, không phải màu vàng hoặc nước tiểu trong
  • Buồn đi tiểu nhưng không đi tiểu được
  • Đi tiểu nhiều lần, thường xuyên mặc dù lượng nước tiểu không nhiều
  • Mỗi lần đi tiểu cảm giác đau buốt
  • Đau buốt mỗi khi quan hệ tình dục
  • Triệu chứng toàn thân như: đau lưng, sốt cao, nôn mửa, đau vùng hạ sườn, mệt mỏi, không tập trung vào công việc.

Lưu ý: hệ tiết niệu bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan bị nhiễm trùng lại có triệu chứng khác nhau. Trên đây chỉ là những triệu chứng điển hình, nếu bạn thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào hãy tư vấn các bác sĩ càng sớm càng tốt.

Quy trình khám viêm tiết niệu hiệu quả, chính xác

Khám tiết niệu cần thực hiện thăm khám ở nhiều bộ phận khác nhau trong hệ thống đường tiết niệu. Với mỗi bộ phận bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám theo các biện pháp, cách thức khác nhau để giúp phát hiện ra bệnh chính xác. Để tiến hành kiểm tra sức khỏe ở đường tiết niệu bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám như sau:

1. Hỏi về triệu chứng

Các bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi về lý do đi khám, những triệu chứng bệnh gặp phải, thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh, tiền sử mắc bệnh, các triệu chứng kèm theo, thói quen sinh hoạt, tần suất đi tiểu… Những triệu chứng bệnh và việc tìm hiểu thông tin ban đầu sẽ giúp đưa ra những định hướng ban đầu về sức khỏe của người bệnh.

2. Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn thân từ tim mạch, huyết áp, soi đáy mắt, các định tình trạng phù…

Dựa vào những triệu chứng bệnh bác sĩ sẽ có những biện pháp thăm khám lâm sàng phù hợp. Tùy thuộc vào các bộ phận nghi ngờ mắc bệnh sẽ tiến hành khám lâm sàng khác nhau.

Thận :

Bác sĩ sẽ chú ý khám ở vùng bụng, đường cong và sự di chuyển của bụng, tính chất của da, sẹo ở vùng thắt lưng xem đã từng phẫu thuật ở bộ phận này hay chưa. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thở ra nếu thận to sẽ có cảm giác chắc ở bàn tay như cục đá. Kiểm tra từng bên thận trái, thận phải để xem kích thước, hình dáng của thận.

Niệu quản :

Khám tiết niệu không thể bỏ qua việc khám niệu quản. Bác sĩ sẽ đứng ở bên phải người bệnh và kiểm tra các điểm đau niệu quản bằng cách sờ ở điểm niệu quả trên, niệu quản giữ và niệu quản dưới. Nếu người bệnh có cảm giác đau thì có thể do niệu quản đang bị tắc nghẽn do bệnh sỏi niệu quản hoặc cục máu đông.

Bàng quang :

Bình thường sẽ không thể nhìn hoặc sờ thấy bàng quang, nhưng nếu đường ra của nước tiểu bị tắc nghẽn, ứ đọng thì bàng quang sẽ căng phồng như quả cầu và tạo thành khối phồng lên ở hạ vị trên xương mu. Lúc này bác sĩ sẽ sờ thấy khối u tròn, căng, nhẵn, không di động.

Niệu đạo :

Ở nam giới và nữ giới sẽ khám niệu đạo khác nhau:

  • Khám niệu đạo nam giới: bác sĩ sẽ đeo găng tay và nâng quy đầu lên rồi dùng ngón tay cái và ngón trỏ ép nhẹ vào đầu dương vật, nặn từ trong ra ngoài để nhìn dịch tiết bên trong. Bình thường sẽ không có dịch tiết nhưng nếu viêm niệu đạo có thể ra dịch màu trắng hoặc màu vàng
  • Khám niệu đạo nữ: bác sĩ đeo găng tay và vạch hai môi sẽ thấy lỗ niệu đạo ở phía trên và âm hộ ở phía dưới. Bác sĩ sẽ xem có dịch tiết ở lỗ niệu đạo không, nếu có thì rất có thể do viêm âm đạo, cấy dịch.

Tuyến tiền liệt :

Tuyến tiền liệt thường nằm ở “sâu” hơn, phía trước là xương mu, phía trên là bàng quang, phía trước là xương mu, phía dưới là niệu đạo, phía sau là trực tràng. Để khám tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ nằm nghiêng sang bên trái và đặt mông ở sát cạnh bàn, gấp khớp gối và khớp háng.

Bác sĩ sẽ đeo găng tay, đặt ngón trỏ như khám hậu môn trực tràng rồi xoay tay 180 độ sẽ chạm vào một “khối u” nhỏ ở mặt trên trực tràng, đó chính là tuyến tiền liệt. Nếu thấy tuyến tiền liệt to có thể do viêm tuyến tiền liệt cấp, viêm tuyến tiền liệt mạn, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.

3. Siêu âm

Để chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khi thấy những bất thường. Việc siêu âm sẽ giúp chẩn đoán:

  • Đường tiết niệu: viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu
  • Thận: u thận, u nang thận
  • Bàng quang: độ dày thành bàng quang, thể tích bàng quang, bí tiểu, khối u
  • Tuyến tiền liệt: khối lượng, hình dạng, độ vang, áp xe, các khối u

4. Xét nghiệm nước tiểu

Lấy 1 mẫu nước tiểu để mang đến phòng xét nghiệm. Mẫu nước tiểu này phải đảm bảo sự vô trùng. Để đảm bảo sự vô trùng người bệnh cần sát trùng vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi lấy mẫu xét nghiệm.

Việc lấy mẫu nước tiểu sẽ giúp kiểm tra vật lý, phân tích thành phần hóa học dưới kính hiển vi, tìm ra vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ phân tích nước tiểu, đo nồng độ bạch cầu. Nếu số lượng bạch cầu tăng cao thì người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng.

5. Chụp CT

Nếu trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có khối u, các khối này có thể là khối u lành tính hoặc ác tính nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Hoặc bị chấn thương vùng chậu cấp tính, dị tật mạch máu thận.

Việc tiến hành chụp CT để khám đường tiết niệu còn giúp bác sĩ phân biệt khối u nang của thận, xác định tình trạng của bàng quang và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, để tiến hành kiểm tra chuyên sâu bàng quang, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chỉ định làm nội soi bàng quang. Nội soi bàng quang xác định bất thường ở hệ thống thần kinh khu vực này đồng thời chẩn đoán bệnh lý liên quan đến niệu đạo, nắm bắt được tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, chức năng của bàng quang.

Khám tiết niệu ở đâu uy tín và an toàn ?

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ khám tiết niệu hiệu quả. Để giúp người bệnh thuận tiện, dễ dàng chọn cho mình một địa chỉ khám bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả chúng tôi đã tổng hợp những địa chỉ thăm khám đường tiết niệu hiệu quả.

1. Địa chỉ khám chữa đường tiết niệu – phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Địa chỉ: 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là một trong số những phòng khám được ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc khám và chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Phòng khám được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động với đội ngũ các bác sĩ là các chuyên gia hàng đầu trong khám và điều trị viêm đường tiết niệu.

Không chỉ thực hiện thăm khám các bệnh đường tiết niệu, nếu phát hiện những bất thường bác sĩ cũng sẽ đưa ra những chỉ định, hướng dẫn phù hợp, giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả.

Phòng khám có chất lượng dịch vụ tốt, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình, thăm khám tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng đến 20h30. Mọi thông tin cá nhân đều được đảm bảo bảo mật.

2. Bệnh viện tiết niệu Trung Ương ở đâu – Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tại bệnh viện Việt Đức có chuyên khoa Tiết niệu uy tín và là thế mạnh của bệnh viện. Tại đây tiến hành thăm khám, điều trị và phẫu thuật tất cả các bệnh lý hệ tiết niệu từ nặng đến nhẹ.

Hiện nay bệnh viện đang được đầu tư các kỹ thuật cao thực hiện hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn như: phẫu thuật nội soi, cắt bàng quang, tạo hình bàng quang, ghép thận…

Bệnh viện Việt Đức khám tiết niệu bởi các chuyên gia đầu ngành như: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Khìn, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Long, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trường Thành…

3. Khám tiết niệu cho nữ ở đâu – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Tầng 5 nhà P, 78 Giải Phóng, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai cũng là một gợi ý giúp bạn giảm đáp khám tiết niệu ở đâu an toàn và hiệu quả. Nếu bạn đến khám đường tiết niệu ở Bạch Mai bạn có thể đến khoa Thận – tiết niệu.

Tại đây có thể thăm khám và chẩn đoán các bệnh nội khoa thận tiết niệu ở cả nam giới và nữ giới: viêm cầu thận, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận tiết niệu…

4. Khám chữa viêm đường tiết niệu – Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đây là bệnh viện Đa khoa hạng I của thành phố Hà Nội trong đó thế mạnh của bệnh viện là khám và điều trị thận tiết niệu. Hiện nay bệnh viện chia thành các khoa chuyên sâu giúp người bệnh dễ dàng đến khám và điều trị bệnh như: Thận tiết – niệu, Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Đơn vị Thận nhân tạo.

Khi khám tiết niệu tại đây bạn sẽ được trực tiếp các bác sĩ chuyên gia giỏi tại bệnh viện thực hiện như: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đăng Quốc, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Phước, bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Lan…

5. Khám viêm đường tiết niệu uy tín – bệnh viện Hữu Nghị

Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Thận tiết niệu của bệnh viện Hữu Nghị là một trong những nơi có chức năng khám và điều trị nội trú cho các bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu. Tại Bệnh viện Hữu Nghị thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt…

Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả khám bệnh viêm đường tiết niệu bệnh viện thực hiện soi bàng quang, sinh thiết thận và tuyến tiền liệt, đo niệu động học…

Khám tiết niệu giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm ở bộ phận này. Khi thăm khám để rút ngắn thời gian điều trị bạn nên đặt hẹn trước để được hỗ trợ vì các bệnh viện công lập thường có lượng bệnh nhân đông. Hy vọng bạn sẽ được khám bệnh ở đường tiết niệu hiệu quả.

Từ khóa » Khoa Nội Tiết Niệu Là Gì