Khám Hệ Tiết Niệu Là Khám Những Gì Và Cách Khám Như Nào? - Bidimin
Có thể bạn quan tâm
Khám hệ tiết niệu là khám những gì và các thao tác thăm khám như thế nào là đúng cách để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và không gây khó chịu cho người bệnh. Tất cả đã được tổng hợp qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Khám hệ tiết niệu là khám những gì?
Khám hệ tiết niệu là khám các cơ quan trong hệ tiết niệu bao gồm: hai thận, hai niệu quản, một bàng quang, một niệu đạo và thêm tuyến tiền liệt nếu là bệnh nhân nam.
Thông qua các kỹ thuật khám thực thể cơ (nhìn, sờ, gõ) bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Cùng với đó, căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu, máu, sinh thiết tế bào,…nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
* Lưu ý: Sẽ thích hợp hơn cho bạn khi theo dõi bài viết này nếu bạn làm việc trong lĩnh vực y tế. Nhưng với tư cách là một người bệnh tôi nghĩ rằng bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu bài viết này để có thể “lắng nghe tiếng gọi của cơ thể” và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cảnh báo các bệnh lý tiết niệu mà bạn đang gặp phải.
2. Cách khám thận tiết niệu
Khám hệ tiết niệu là khám những bộ phận gì và sẽ phải khám như thế nào?
2.1. Thận
* Tư thế của người bệnh:
Hướng dẫn người bệnh nằm yên với tư thế ngửa, đầu kê gối, hai chân duỗi thẳng, hai tay để xuôi hai bên hoặc để trước ngực; thở đều và thả lỏng bụng.
Bộc lộ khu vực khám và che chắn cho người bệnh.
Trước khi khám, bác sĩ cần hỏi xem bệnh nhân có bị đau ở chỗ nào không. Sau đó làm ấm tay và ống nghe trước khi tiến hành thăm khám. Đứng bên phải người bệnh và thăm khám nhẹ nhàng bằng đầy đủ các kỹ thuật nhìn, nghe, sờ và gõ.
* Nhìn:
Một cái nhìn tổng quát vào bụng của người bệnh và chú ý xem bệnh nhân có nằm nghiêng người hay có cảm giác khó chịu ở bên nào không.
Từ phía bên phải người bệnh, chú ý đến vùng bụng, các đường cong và sự di chuyển của bụng, đồng thời là các tính chất của da, đặc biệt khi người bệnh có sẹo vùng thắt lưng (đã mổ cắt thận, hoặc mổ sỏi thận), hoặc sẹo vùng hố chậu (đã mổ ghép thận), hoặc hố thắt lưng đầy, sưng tấy hoặc phù nền (có thể do viêm tấy quanh thận, áp xe thận, chấn thương thận,…).
* Sờ:
Sờ khi người bệnh thở ra, các cơ mềm nên sẽ dễ nhận biết hơn. Nếu thận to sẽ có cảm giác chắc ở bàn tay, như chạm vào một cục đá vậy.
Sờ thận trái:
- Đứng phía bên trái người bệnh và đặt:
- Tay phải vào phía sau lưng người bệnh, ngay dưới và song song với xương sườn số 12 sao cho các ngón tay hướng về góc sườn sống trái.
- Tay trái lên vùng ¼ bên trái, cạnh và song song với cơ thẳng bụng.
- Sau đó, yêu cầu người bệnh hít sâu. Khi người bệnh đang ở đỉnh của thì hít vào, ấn tay trái một cách dứt khoát và sâu. Cố gắng để sờ thấy thận giữa hai bàn tay.
- Sau đó lại yêu cầu người bệnh thở ra và ngưng thở ngắn. Trong thì thở ra, bác sĩ sẽ từ từ nhấc nhẹ tay trái lên và cảm nhận thận trở về vị trí cũ.
- Nếu có thể sờ được thận, bác sĩ cần mô tả được kích thước, hình dáng, mật độ của thận. Bình thường rất ít khi có thể sờ thấy được thận trái.
Sờ thận phải:
Có thể sờ được thận phải, đặc biệt là khi bệnh nhân bị ốm và trong khi cơ bụng thư giãn.
Đứng bên phải người bệnh.Cũng tương tự như sờ thận trái, đặt tay trái vào vùng thắt lưng còn tay phải đặt ở ¼ trên phải và tiến hành sờ.
Người bệnh có thể cảm nhận thận được sờ thấy.
* Gõ:
Nếu khi sờ thận người bệnh có cảm giác đau tức nên tiến hành nghiệm pháp rung thận (gõ). Gõ thận là cách thức tìm dấu hiệu đau thận (rung thận).
Thường thì bác sĩ chỉ cần gõ các ngón tay vào vùng thắt lưng. Tuy nhiên, nếu không đủ lực thì có thể dùng nắm tay để gõ.
Đặt lòng bàn tay trái vào vùng thắt lưng và gõ mặt trụ của nắm tay phải lên đó.
Chú ý: Chỉ dùng đủ lực để gây cảm giác tức chứ không được gây đâu cho người bệnh. Nếu rung thận kèm theo sốt và tiểu buốt, tiểu đau sẽ có khả năng là bệnh viêm đài bể thận cấp.
* Nghe:
Nếu nghe thấy ẩm thổi ở vùng thượng vị có khả năng người bệnh bị hẹp động mạch thận, hoặc tăng huyết áp mạch máu thận.
2.2. Niệu quản
Đứng bên phải người bệnh và khám các “điểm đau niệu quản” bằng phương pháp sờ. Nếu khi khám các điểm này, người bệnh có cảm giác đau thì đó có thể là do niệu quản bị tắc nghẽn trong các bệnh sỏi niệu quản hoặc cục máu đông.
- Điểm niệu quản trên – chỗ nối bể thận với niệu quản: Bờ ngoài cơ thẳng bụng trên đường ngang rốn.
- Điểm niệu quản giữa – Chỗ niệu quản vắt qua động mạch chậu: Có vị trí ở 1/3 ngoài và 1/3 giữa đường nối liền hai gai chậu trước trên.
- Điểm niệu quản dưới: Điểm này nằm trong tiểu khung nên phải thăm khám âm đạo hoặc hậu môn trực tràng thì mới khám được.
2.3. Bàng quang
Bình thường không thể nhìn và sờ thấy được bàng quang. Chỉ khi đường ra của nước tiểu tắc nghẽn, nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang khiến bàng quang căng phồng lên như quả cầu, tạo thành một khối tròn vồng lên ở vùng hạ vị trên xương mu (gọi là cầu bàng quang).
Cầu bàng quang xuất hiện có thể do một số bệnh lý như u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,…hoặc do tác dụng phụ của thuốc hay biến chứng thần kinh như xơ cứng bì, đột quỵ.
* Nhìn: Nếu người bệnh có cầu bàng quang thì vùng hạ vị sẽ trông thấy một khối u tròn bằng quả cam nổi lên, nếu to có thể lên tới rốn.
* Sờ: Sờ thấy khối u tròn, căng, nhẵn, không di động, gây tức, khó chịu cho người bệnh.
* Gõ: Gõ đục (tức là nghe thấy âm sắc trầm khi gõ) và ghi lại chiều cao trên xương mu.
2.4. Niệu đạo
* Khám niệu đạo nam:
Đeo găng tay và tiến hành nâng phần quy đầu của người bệnh lên. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ép nhẹ vào đầu dương vật, nặn từ trong ra ngoài. Thao tác này giúp lỗ niệu đạo được mở rộng hơn, từ đó có thể nhìn thấy dịch tiết bên trong nếu có.
- Ở người bình thường sẽ không xuất hiện dịch tiết trong lỗ niệu đạo.
- Còn nếu xuất hiện dịch tiết màu vàng, có thể đó là do bệnh viêm niệu đạo do lậu cầu.
- Nếu dịch tiết màu trắng hoặc trọng có thể là do viêm niệu đạo không lậu cầu.
* Khám niệu đạo nữ:
Đeo găng tay rồi vạch hai môi sẽ thấy lỗ niệu đạo ở phía trên và âm hộ ở phía dưới. Xác định xem có xuất hiện dịch tiết ở lỗ niệu đạo không, nếu có đó có thể là do viêm âm đạo, cấy dịch để xác định nguyên nhân.
2.5. Tuyến tiền liệt
Không như các bộ phận khác của hệ tiết niệu, có thể nhìn, sờ, gõ là nắm bắt được phần nào sự bất thường, tuyến tiền liệt nằm “sâu” hơn, cụ thể là phía trên nó là bàng quang, phía trước là xương mu, phía dưới là niệu đạo và phía sau là trực tràng. Vì thế, để thăm khám tuyến tiền liệt phải thông qua thăm khám hậu môn trực tràng.
Đặt người bệnh nằm nghiêng sang trái và đặt mông ở sát cạnh bàn khám bệnh, gấp khớp gối và khớp háng lại.
Đeo găng tay, đặt ngón trỏ như khám hậu môn trực tràng rồi xoay tay 180 độ sẽ chạm vào một “khối u” nhỏ ở mặt trên trực tràng. Đó chính là tuyến tiền liệt. Sờ kỹ tuyến tiền liệt để xác định được 2 thùy bên và 1 rãnh ở giữa.
Bình thường sẽ không sờ thấy được tuyến tiền liệt, hoặc nếu thấy thì nó chỉ hơi lồi lên; có mật độ dai như cao su, không đau, không dính vào các mô xung quanh.
Tuyến tiền liệt to lên có thể do:
- Viêm tuyến tiền liệt cấp:
- Sờ thấy tuyến tiền liệt bị sưng, nóng và đau tức.
- Người bệnh sẽ có các triệu chứng đi kèm như sốt, rối loạn tiểu tiện (tiểu gấp, tiểu đau, tiểu són, mót tiểu,..), đôi khi có đau lưng.
- Viêm tuyến tiền liệt mạn:
- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính thường đi kèm với nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần do cùng tác nhân.
- Sờ thì thấy tuyến tiền liệt bình thường, không sưng và không đau.
- U xơ tiền liệt tuyến:
- Sờ thấy tuyến tiền liệt có kích thước bình thường hoặc to ra đối xứng, chắc, đàn hồi, có thể bị mất rãnh giữa và “nhô” vào chèn ép phía lòng trực tràng.
- Một số triệu chứng đi kèm như tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu yếu,…
- Ung thư tuyến tiền liệt:
- Sờ thấy một vùng tuyến tiền liệt to (một thùy hoặc cả hai thùy) và rất cứng, lồi hẳn lên.
2.6. Khám toàn thân
Bên cạnh việc thăm khám cụ thể các bộ phận của hệ tiết niệu, khi khám tiết niệu, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện khám thêm các phần khác như:
- Xác định tình trạng phù.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Khám tim mạch, huyết áp,…
Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã trả lời được câu hỏi khám tiết niệu là khám những gì và các thao tác khám tiết niệu đúng cách. Ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy sắp xếp sớm buổi hẹn với bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
>>> Nếu bạn đang lo lắng về các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu gấp,…), các bệnh lý tuyến tiền liệt (ung thư, u xơ, viêm tuyến tiền liệt), bàng quang tăng hoạt, hoặc các bệnh lý viêm đường tiết niệu khác,…vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18000069 (giờ hành chính) hoặc 02439963961 (Ngoài giờ hành chính) để được các chuyên gia tư vấn.
Ds. Thu Hương
Từ khóa » Khoa Nội Tiết Niệu Là Gì
-
Khoa Tiết Niệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Hệ Tiết Niệu Là Khám Những Gì? | Vinmec
-
Khám Tiết Niệu Là Khám Những Gì? Những điều Cần Biết Về Khám Tiết ...
-
Viêm đường Tiết Niệu Khám ở Khoa Nào, ở đâu TPHCM?
-
Khoa Ngoại Tiết Niệu
-
Ngoại Tiết Niệu - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
-
Tổng Quan Về Quy Trình Khám Tiết Niệu - Docosan
-
[ Giải Đáp ] Khám Tiết Niệu Là Khám Gì & địa Chỉ Uy Tín Tại Hà Nội
-
Giới Thiệu Khoa Nội Thận - Tiết Niệu - Thận Nhân Tạo
-
Viêm đường Tiết Niệu Khám ở Khoa Nào? | TCI Hospital
-
Khoa Nội Thận - Tiết Niệu
-
KHOA NGOẠI THẬN TIẾT NIỆU NAM HỌC
-
Khoa Tiết Niệu & Nam Khoa - Bệnh Viện FV - FV Hospital