Giải đáp: Làm Thế Nào để điều Chỉnh PH âm đạo Về Mức Bình Thường?

1. Chỉ số pH bao nhiêu là bình thường? Vì sao độ pH âm đạo lại quan trọng?

Chỉ số pH dùng để đánh giá về mức độ axit và kiềm của một chất. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 7 thì có tính axit và lớn hơn 7 là có tính kiềm. Trong môi trường âm đạo của người phụ nữ, chỉ số pH có tính axit nhẹ trong khoảng 3,8 đến 4,5.

Làm thế nào để điều chỉnh pH âm đạo về mức bình thường

Chỉ số pH trong môi trường âm đạo được cho là cân bằng khi trong khoảng 3,8 đến 4,5

Tuy nhiên, đây không phải chỉ số bình thường cố định vì tùy theo mỗi giai đoạn, độ pH của chị em có thể thay đổi một chút. Chẳng hạn như, nếu đang trong độ tuổi sinh sản thì chỉ số pH phải thấp hơn hoặc bằng 4,5 mới được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu cơ thể đang chuẩn bị bước vào kỳ kinh nguyệt hoặc cơ thể của phụ nữ sau mãn kinh thì độ pH thường cao hơn con số 4,5.

Vì sao độ pH âm đạo lại quan trọng?

Chỉ số pH rất quan trọng để có thể nhận biết về tình trạng sức khỏe vùng kín của chị em. Môi trường âm đạo có tính axit và cân bằng độ pH chính là một yếu tố lý tưởng bởi nó giống như một “hàng rào” bảo vệ vùng kín của chị em không bị xâm nhập bởi những khuẩn bệnh, vi khuẩn gây hại, nấm men,… và luôn khỏe mạnh.

Nếu độ pH âm đạo lớn hơn 4,5 thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn gây hại phát triển và vùng kín của bạn sẽ có thể mắc phải một số loại bệnh viêm nhiễm. Chẳng hạn như bệnh viêm âm đạo, hoặc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. Những nguyên nhân nào có thể làm mất cân bằng độ pH âm đạo?

Vệ sinh âm đạo chưa đúng cách

Vệ sinh âm đạo là một việc làm thường ngày để giúp cho vùng kín của chúng ta luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu vệ sinh không đúng cách, cụ thể là thói quen thụt rửa âm đạo lại chính là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật.

Mất cân bằng âm đạo do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách

Mất cân bằng âm đạo do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách

Không chỉ thụt rửa sâu, một số chị em còn lạm dụng những dung dịch khử mùi vùng kín. Thói quen này đã khiến những khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo bị tiêu diệt và từ đó gây mất cân bằng độ pH, dẫn tới vùng kín càng nặng mùi hơn và cuối cùng là gây viêm nhiễm âm đạo.

Quan hệ tình dục không an toàn

Nếu quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn thì khi tinh dịch xâm nhập quá nhiều vào trong âm đạo cũng có thể làm thay đổi độ pH tại đây. Cụ thể là tinh dịch có tính kiềm sẽ làm mất cân bằng độ pH và tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn bệnh sinh sôi, phát triển, gây viêm nhiễm vùng kín.

Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh

Ở giai đoạn mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi và độ pH cũng thường cao hơn so với độ tuổi sinh đẻ. Chỉ số pH trung bình khoảng 5,3. Sở dĩ độ pH tăng là do ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của phụ nữ có sự suy giảm khá nhanh.

Trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Độ pH trong máu thường cao hơn độ pH trong môi trường âm đạo. Vì thế khi phụ nữ đang trong những ngày “đèn đỏ” thì lượng máu qua âm đạo cũng chính là lý do khiến cho pH tăng hơn so với những ngày bình thường khác.

Cần thay băng vệ sinh sau 4 tiếng sử dụng

Cần thay băng vệ sinh sau 4 tiếng sử dụng

Sử dụng thuốc kháng sinh

Mục đích của thuốc kháng sinh là tiêu diệt những vi khuẩn có hại, nhưng nó đồng thời cũng có nguy cơ tiêu diệt cả những khuẩn có lợi. Chính vì thế, bạn chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng loại thuốc này. Nếu dùng không đúng cách thì đây chính là nguyên nhân khiến độ pH âm đạo của bạn bị mất cân bằng.

Lưu ý: Độ pH có tính axit thường không gây bệnh nhưng nếu nồng độ axit quá cao thì nó sẽ không phải là môi trường để tinh trùng sống và di chuyển tốt vì tinh trùng chỉ phát triển mạnh trong môi trường kiềm. Đây cũng chính là lý do khiến độ pH có tính axit cao làm giảm khả năng sinh sản ở nữ giới.

Một số biểu hiện bất thường cho thấy độ pH âm đạo của bạn đang bị mất cân bằng:

- Vùng kín xuất hiện mùi hôi hoặc tanh.

- Màu sắc của dịch tiết khác thường, có thể có màu trắng, xám, đôi khi là màu xanh lục.

- Chị em luôn có cảm giác bị ngứa âm đạo.

- Nóng rát khi đi tiểu.

Nếu có những biểu hiện này, bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám càng sớm, càng tốt để được chẩn đoán và hướng dẫn cách xử trí bệnh.

3. Làm thế nào để điều chỉnh pH âm đạo về mức bình thường

Để điều chỉnh độ pH âm đạo, bạn cần thực hiện những gợi ý dưới đây:

- Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt tránh thói quen thụt rửa âm đạo. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.

- Có thể bổ sung một số men vi sinh có lợi cho cơ thể: Đây là cách bổ sung lợi khuẩn trực tiếp cho âm đạo. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm một số thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn chẳng hạn như sữa chua,…

- Sử dụng băng vệ sinh đúng cách: Nên thay băng vệ sinh sau 4 giờ sử dụng để tránh tình trạng khuẩn bệnh quay ngược trở lại âm đạo. Hơn nữa vì độ pH trong máu cao nếu bạn để quá lâu, sẽ dẫn đến làm tăng nguy cơ mất cân bằng độ pH trong âm đạo.

Ăn sữa chua để bổ sung nhiều lợi khuẩn

Ăn sữa chua để bổ sung nhiều lợi khuẩn

- Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh tinh dịch gây ảnh hưởng đến độ pH và đồng thời phòng ngừa được nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Trên đây là những thông tin cơ bản về độ pH âm đạo, đặc biệt là lời giải đáp cho câu hỏi “Làm thế nào để điều chỉnh pH âm đạo về mức bình thường”. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia sản khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn và thăm khám cho bạn.

Từ khóa » độ Ph Của Phụ Nữ